Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

“Liệt sĩ trở về” gặp anh kết nghĩa: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt

“Liệt sĩ trở về” gặp anh kết nghĩa: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt

(Dân trí) - Vừa tới phòng bệnh, nhìn thấy cậu em kết nghĩa trong bộ quần áo bệnh nhân, vợ ông Đào đã khóc tu tu. Hai người đàn ông cũng rơi nước mắt. Nắm chặt tay em, ông Đào luôn miệng gọi: "Năm khùng, Năm cô đơn"...


 >>  “Liệt sỹ trở về” sau 40 năm: Cuộc hạnh ngộ “trong mơ” từ hai phía!

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt
Ông "Năm khùng" bật dậy từ giường bệnh nắm tay người anh kết nghĩa 

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt
Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt

Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt
Ông Được cố kìm nén cảm xúc. Gương mặt ông hằn rõ sự khắc khổ...

Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.
Vợ chồng người anh kết nghĩa không cầm được lòng khi chứng kiến người em "Năm Khùng" đang phải đương đầu với bệnh tật

Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.

Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.

Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.
Hai người anh em kết nghĩa trò chuyện với những câu hỏi sức khỏe, những chuyện xưa

Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.
Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.
Có lúc cả hai cùng trầm tư, lo lắng cho ca phẫu thuật sắp tới.
Có lúc cả hai cùng trầm tư như lo lắng cho ca phẫu thuật sắp tới.

Hữu Nghị
Gốc 

“Liệt sỹ trở về” sau 40 năm: Cuộc hạnh ngộ “trong mơ” từ hai phía!

(Dân trí) - Nếu cuộc gặp gỡ ấy xảy ra, ngoài cái ôm chầm, vỗ ngực xúc động sau thời gian dài chưa gặp lại nhau, chắc rằng đêm về họ sẽ ôn lại hàng tá chuyện, khi đó ông Được, “liệt sỹ sau 40 năm trở về” sẽ huyên thuyên mãi: “Anh hai ơi! anh hai ơi…!”.



 >> Anh kết nghĩa kể lại những tháng ngày bệnh tật của “liệt sĩ trở về”

 Giúp nhau lúc ốm...
 
Sau khi bất chợt gặp ông Phan Hữu Được lang bạt trên đường, vì cảm thương cho một con người “nhìn mà không ra hồn”, ông Ngô Văn Đào đã dẫn ông Được về nhà nấu cơm cho ăn. Sau khi cơm nước xong, vì ông Được nói: “Em không có đường đi lối lại, anh hai (tức gọi ông Đào - PV) cho em ở nhờ”, lương tâm ông Đào không thể chối bỏ trước lời van nài của một con người lang bạt cùng đường - thế là họ nhận nhau làm anh em kết nghĩa, mà ông Được dù hơn tuổi nhưng nhận mình làm em, còn ông Đào là anh.
“Liệt sỹ trở về” sau 40 năm: Cuộc hạnh ngộ “trong mơ” từ hai phía!
Vợ chồng ông Ngô Văn Đào (tên gọi khác Ngô Bình Trọng) - hiện đang sinh sống ở một ngôi làng hẻo lánh thuộc xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Ông Đào hồi tưởng: “Thời gian đầu tôi đưa ông ấy về nhà con cái trong nhà cũng lạ lẫm lắm, rồi sau đó chú cháu cũng quen dần. Hai chúng tôi nhận nhau làm anh em kết nghĩa nên thành ra các con tôi cũng xem ông ấy (tức ông Được - PV) như cha chú của mình vậy. Cũng trong thời gian ấy, ông ấy đi lại với chúng nó (tức các con ông Đào), có việc gì thì đi làm mướn với chúng nó. Ông Được cũng hợp tính với thằng Tài hơn, nên hai chú cháu nó vẫn thường chuyện trò với nhau, thường hay đi làm cùng với nhau khi người ta kêu việc”.
Về công việc làm mướn của ông Được trên đất Tây Ninh, ông Đào cho biết: “Phần lớn sau khi về nhà tôi, ông Được đi làm thuê ở quanh khu vực nông trường cao su Samat, chứ không xa xôi gì cả, công việc hồi đó cũng nhiều, như đi làm phụ hồ, làm cỏ, tưới nước, cuốc đất hay đào hốc cao su.... Một ban (một đoàn-PV) khoảng mười mấy hai mươi người gì đó, công người ta kêu ai thì người ấy đi làm. Khi ông Được đi làm, được đến đâu thì đồng tiền ông ấy cầm đến vậy, thuốc men để hút, lúc tôi có, tôi đưa cho, nhưng đại đa số ông ấy mua. Tôi quan điểm khi đã chấp nhận làm anh em với nhau thì “chín bỏ làm mười….”.
Ông Đào cũng khiêm tốn nói thêm: “Ông ấy (ông Được - PV) ở với tôi thì tôi mang tiếng là cưu mang, nhưng thực tế ra cũng không hẳn vậy, mình chỉ có thể giúp đỡ nhau lúc đau ốm hay lúc ông ấy không đi làm được, đã ở cùng với nhau thì phải có trách nhiệm chăm lo cho nhau khi đau ốm bệnh tật, nhưng cái tình, cái nghĩa cũng từ những cái đó bắt nguồn mà ra…”.
Kể đến đây vợ chồng ông Đào cứ mân mê mãi về những hình ảnh gầy còm của ông Được ở quê hương Hải Phòng xa xôi đăng tải trên Báo Dân trí, thế là bao nhiêu năm tháng lang bạt, cô đơn, bệnh tật… của “ông Năm khùng, ông Năm cô đơn” (ông Được-PV) trong những năm tháng ở nông trường cao su Samat (tỉnh Tây Ninh) như những thước phim đầy ắp tình người cứ chầm chậm tái hiện trong tâm trí của ông Đào - một người anh kết nghĩa giàu tình thương người.
Cuộc hạnh ngộ “trong mơ” từ hai phía?
Lăn lộn lên từ Tây Ninh lên Tây Nguyên tìm kế sinh nhai, rồi sau đó “đổ” hàng chục triệu đồng mua đất trồng cao su ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, nhưng ông Ngô Văn Đào đã thất bại vì bị “thổ địa” vô cớ bao chiếm. Ông Đào cùng vợ là bà Trần Thị Dung bám nhờ đám hoa màu sống lay lắt bao năm nay, đã vậy, cả hai vợ chồng ông Đào lại mắc bệnh rất nặng.
Ông Đào tâm sự: “Hai vợ chồng tôi cũng đã già yếu, bà ấy bị bệnh đái tháo đường, mỗi tháng phải 2 lần đi lấy thuốc, bây giờ làm không ra tiền, chỉ nhờ con cái ở dưới Tây Ninh gửi lên đồng nào thì hay đồng ấy thôi. Còn như tôi thì bị gan nhiễm mỡ, đau bao tử, đau nửa đầu vai gáy… nhưng cũng cầm cự chứ không có tiền mua thuốc mà uống. Đất đai thì bị thu hẹp, nhà cửa cũng chẳng có gì mà thu hoạch, ruộng nương cũng không, thành ra cuộc sống ở đây cũng gian nan lắm…”.
Chia tay PV Dân trí, ông Đào gửi lời tâm sự đến xé lòng: “Bản thân tôi bây giờ rất muốn hai anh em gặp lại nhau, nhưng kẹt cái ông ấy (tức nói ông Được-PV) bệnh yếu như vậy, chẳng biết lúc nào ông ấy vào thăm tôi được, và tôi bây giờ hoàn cảnh, điều kiện gia đình như vậy, cũng khó có thể để đi thăm ông ấy được. Nhưng là cái tình, cái nghĩa của anh em là trên hết, giờ chỉ mong thông qua báo chí của các cháu, cho chú gửi lời hỏi thăm gia đình, chính quyền, cơ quan ở đấy động viên chú ấy sớm qua được bệnh tật. Bây giờ tôi chỉ ước vậy, chứ ước nữa cũng không làm gì được…”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi ông Đào, nếu gặp lại người em kết nghĩa năm xưa Phan Hữu Được, là người lính trở về sau 40 năm lưu lạc, thì sẽ nói điều gì đầu tiên?. Lúc ấy ông Đào xúc động “trách khéo”: “Nếu gặp lại chú ấy, điều đầu tiên mà tôi nói là “Tại sao sau bao nhiêu năm sống với anh, chú không nói chú có quê hương như thế này… Hỏi vậy để chú ấy trả lời tôi như thế nào?”.
Ông Đào đang mơ gặp lại ông Được.
Ông Đào "đang mơ" gặp lại ông Được.
Có lẽ, nếu cuộc gặp gỡ giữa hai người anh em kết nghĩa ấy xảy ra, ngoài cái ôm chầm, vỗ ngực… đầy nước mắt và xúc động của hai con người sau thời gian dài chưa gặp lại nhau, chắc rằng một điều khác nữa cũng sẽ xảy ra, là họ sẽ thâu đêm ôn lại hàng tá chuyện xưa, mà khi đó ông Được - “Liệt sỹ sau 40 năm trở về” sẽ huyên thuyên mãi: “Anh hai ơi! anh hai ơi…!” như hôm nào họ cùng sống bên nhau.
Dù ở tận Tây Nguyên xa xôi, nhưng ông Đào vẫn thầm mong rằng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của bà con thân thuộc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, người em kết nghĩa Phan Hữu Được sẽ làm nên một điều kỳ diệu khác là “đánh đuổi được bệnh tật… để sống một phần đời còn lại cùng cháu chắt”.
Viết Hảo

Cuộc gặp gỡ định mệnh giúp "liệt sĩ" trở về sau 40 năm

(Dân trí) - Trong một lần anh Ngô Đức Tài đưa ông Được sang Campuchia làm thuê, ông Được đã tình cờ gặp một người quen với thân nhân gia đình ông ở Hải Phòng. Từ đó, manh mối về thân thế của người lính này mới được mở ra…


 >>  Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Mong một cái kết có hậu!

Cả làng, cả xã chẳng ai tin
Ngày 30/6, phóng viên Dân trí đã về nông trường cao su Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) nằm sát biên giới Campuchia để tìm gặp anh Ngô Đức Tài, người đã giúp ông Phan Hữu Được tìm ra thân thế, gia đình của mình ở tận Hải Phòng xa xôi.
Anh Tài là con trai thứ 2 của ông Ngô Văn Đào, người anh nuôi ở Tây Ninh mà ông Được thường gọi là anh Hai. Từ năm 2007, ông Đào lên Đăk Lăk mưu sinh, ông Được chuyển sang ở cùng anh Tài hoặc thi thoảng sang nhà anh Ngô Đức Mạnh là anh trai Tài. Hai anh em Mạnh, Tài thường kiếm việc cho ông Được làm. Khi phóng viên đến nhà, anh Tài đang đi làm thuê ở Campuchia nên chúng tôi chỉ gặp được anh Mạnh.
Anh Ngô Đức Mạnh cho biết: “Nhà tôi trước đây cũng không khá giả gì. Tiếng là nuôi ông Được nhưng thực tế là nhà tôi chỉ cho ông tá túc, lúc nào ông đau ốm không làm việc được thì mình có gì cho ông ăn nấy. Còn khi ông khỏe mạnh thì tôi tìm những công việc lặt vặt như quét lá cao su, nhổ mì… để vợ chồng tôi và ông cùng làm. Khi lĩnh công thì tính tiền chia đều nhau. Nói chung là chủ yếu ông làm ông ăn chứ chẳng cầu cạnh ai. Tính ông tự trọng lắm, mình tỏ ra thương hại là ông mắng ngay”.
Về thân thế ông Được, anh Mạnh cho hay: “Ông ở với nhà tôi cả chục năm mà có ai biết quê quán ông ở đâu đâu. Lâu lâu ông nói mình ở Hải Phòng mà không rõ là nơi nào, lúc lại nói mình là lính cũng chẳng ai tin. Vì nhìn ông thân tàn ma dại, đi đứng không vững vì cái chân đau, lúc nào cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Thậm chí mới tuần rồi tôi nghe đứa em rể nói là ông Năm Hùng (tên gọi của ông Được lúc ở nhà ông Đào) lên báo, là liệt sĩ trở về gì đó, cũng chẳng ai tin”.
Đến lúc nghe phóng viên kể về thân thế của ông Được, vợ chồng anh Mạnh vẫn còn bất ngờ

Đến lúc nghe phóng viên kể về thân thế của ông Được, vợ chồng anh Mạnh vẫn còn bất ngờ
Anh Lê Mạnh Đạt, hàng xóm đồng thời là em cột chèo của anh Mạnh, đồng tình: “Hôm rồi tình cờ tôi lên mạng đọc thấy bài báo “Liệt sĩ 40 năm trở về: Ngày về tay trắng” bất ngờ thấy hình ông Năm. Đọc kỹ tui mới hét to lên vì mừng cho ông rồi gọi vợ con vào xem. Sau đó tui phóng xe qua nhà anh Mạnh kể mà ổng cũng không tin, tôi phải chở cả nhà ông ấy qua nhà tui xem mới tin”.
Vừa cười anh vừa bảo: “Đúng là mừng cho ông thật! Có ai ngờ ông là bộ đội, lại là thuyền trưởng nữa chứ. Đến giờ tui vẫn cứ tưởng là chuyện đùa. Tui nói cho anh em trong cơ quan, bà con hàng xóm trong làng mà chẳng ai tin. Vì cả làng, cả xã ai chẳng biết ông ấy ngẩn ngơ, người lớn tuổi đều gọi là ông Năm Cô Đơn, ông Năm Khùng; còn lớp nhỏ như tụi tui thì gọi trại thành ông Năm Hùng hay ông Năm”.
 
Chia sẻ của ông Đào - người anh kết nghĩa của ông Được.
 
Bà Trần Thị Dung - vợ ông Đào tâm sự.
Cuộc kỳ ngộ ở xứ người
Ngày 1/7, anh Tài làm xong việc ở Campuchia, trở về nhà gặp mặt chúng tôi. Anh Tài nói: “Đến em cũng không ngờ là ông tìm lại được người thân của mình, mọi việc xảy ra quá bất ngờ”.
Người giúp tìm ra thân thế cho ông Được cũng bất ngờ vì cái duyên số quá lạ lùng
Người giúp tìm ra thân thế cho ông Được cũng bất ngờ vì cái duyên số quá lạ lùng
Theo lời kể của anh Tài, suốt 10 năm sống với gia đình anh, lúc trái gió trở trời là ông được đau nhức khắp mình mẩy, nằm rên hừ hừ; thỉnh thoảng trong cơn mê sảng ông lại lảm nhảm về bom đạn, chiến trường. Trong các cuộc nhậu, lâu lâu ông im lặng ngồi nghĩ ngợi lung lung, lúc bực mình với ai thì đứng bật dậy, tay chỉ vào ngực mình rồi thét lên: “Tao là lính, tao ở Hải Phòng nè!”.
Anh Tài nói: “Ông Năm nói mơ hồ vậy nên có ai biết gì đâu. Cứ ngờ ngợ ông ấy từng tham gia chiến tranh thôi chứ muốn tìm ra tung tích của ông khó lắm. Mà nhà em khổ, cái ăn còn khó kiếm lấy đâu tiền đi tra người thân của ông”.
Đến đầu năm 2013, trong 1 chuyến anh Tài đưa ông Được sang Campuchia làm mướn, nhìn cảnh rừng núi hoang vu bỗng nhiên ông thốt: “Tao nhớ nhà quá! Tao muốn về quê!”.
Kể đến đây anh Tài cười bảo: “Ông Năm nói vậy chứ ai biết quê ổng ở đâu mà đưa về. Nhóm làm thuê tụi em cũng lén bàn tính sau đợt làm thuê này thì dồn tiền công lại rồi đưa thông tin của ông Năm lên đài, báo để tìm người thân. Vì nói gở theo quan niệm của người quê mình thì tụi em nghĩ ông đến tuổi rồi, chắc muốn về với ông bà nên đột nhiên dở chứng như vậy. Đứa nào cũng muốn đưa ông về nhà mà nhắm mắt!”.
Nhưng có ai ngờ ngay trong chuyến làm thuê ở xứ người ấy ông Được lại có phen kỳ ngộ. Anh Tài kể: “Hôm đó nhóm của em ngồi lai rai với một nhóm làm thuê người Việt khác ở Campuchia. Tình cờ ông Năm lại bực mình với 1 đứa bạn em trong nhóm kia, đứng dậy la “Tao là lính, tao là dân Hải Phòng nè!”. Anh kia mới lạ hỏi kỹ, em cũng thật tình kể về ông. Anh này người Ninh Bình, nhưng bất ngờ ảnh lại có một bạn quen ở TPHCM là người Hải Phòng quan hệ rộng rãi. Nghe thế em cũng xin số điện thoại rồi liên lạc với ông này”.
Sau nhiều bận liên lạc bắc cầu cả tháng trời, anh Tài cũng liên lạc được với gia đình ông Phan Hữu Lợi, cháu ông Được. Phía người thân ông Được ở Hải Phòng gọi điện vào nói chuyện nhiều lần với ông thì ông mới từ từ nhớ ra những thân nhân của mình, ký ức bắt đầu trở về với ông sau nhiều đêm suy nghĩ.
 
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ

Ông Phan Hữu Được và nước mắt ngày trở về
Anh Tài kể: “Em còn nhớ có lúc bên kia hỏi ông Năm trước khi đi bộ đội ông có bạn gái xinh đẹp lắm, cô ấy tên gì? Lúc ấy ông không nhớ ra, về ông nằm thơ thẩn cả hai ngày. Tối đó cũng cỡ 9, 10 giờ đêm rồi ông chợt bật dậy chạy tới bảo em: “Tao nhớ ra rồi, đưa máy đây tao điện thoại!”. Vậy là ông gọi điện nói chuyện thao thao với mấy người ở Hải Phòng. Từ hôm đó thì hai bên mới chính thức nhận nhau. Họ mới cử người ở Hải Phòng vào TPHCM đón ông Năm về quê”.
Kể đến đây, anh Tài cười rạng rỡ bảo: “Cũng mừng cho ông cuối đời tìm lại được thân nhân của mình!”.
Tùng Nguyên

Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Mong một cái kết có hậu!

(Dân trí) - Từ những thông tin trên Dân trí, hàng vạn độc giả Việt Nam đã khóc, đã lên tiếng mong một sự bù đắp thỏa đáng cho người “liệt sĩ” trở về sau 40 năm lang bạt đói rách. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo sớm giải quyết chế độ chính sách cho ông Được.




 >> “Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng

Những nghĩa cử cao đẹp

Sáng ngày 23/6, Hải Phòng chìm trong mưa gió vì ảnh hưởng của cơn bão số 2; nhưng trước hoàn cảnh gây xúc động của ông Phan Hữu  Được, Tổng biên tập báo Dân trí, nhà báo Phạm Huy Hoàn đã trực tiếp về tận thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc về một người lính quả cảm của dân tộc. Nhà báo Phạm Huy Hoàn cũng đã trao nóng 10 triệu đồng trích từ Quỹ Nhân ái của báo để giúp ông Được có thể trang trải những sinh hoạt cơ bản của cuộc sống sau 40 năm trở về  không ký ức, không nhà cửa, không vợ con.

Lần đầu tiên chúng tôi thấy người lính già ấy nở một nụ cười rạng rỡ với một người ông chưa từng gặp, kể từ ngày ông về lại Tiên Minh. Ông đã nhận ra mình trên trang báo điện tử Dân trí. Ông tỷ mẩn giải thích cho nhà báo Phạm Huy Hoàn nghe những những bức ảnh cũ chụp cùng đồng đội ở chiến trường Campuchia. Nhìn ông khi đó, mọi người đều dấy lên một hy vọng mạnh mẽ về khả năng hồi phục trí nhớ hoàn toàn nơi ông.
 
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Mong một cái kết có hậu!

Nhà báo Phạm Huy Hoàn (phải) xem những vết thương chiến tranh trên cơ thể người lính già
 
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Mong một cái kết có hậu!

Trong một ngày mưa bão, căn nhà cháu ông Được ấm áp bởi những chuyến thăm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân

Khi nhận được cái nắm tay ân tình đầy cảm thông và chứa nhiều nể trọng của Tổng biên tập báo Dân trí, ông Được đã bật khóc. Những giọt nước mắt như nói thay những mất mát quá lớn mà ông đã phải chịu đựng trong câm lặng suốt 40 năm qua.
             
Từ sự lan tỏa trên Dân trí, rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã muốn được góp phần chia sẻ những khó khăn, bù đắp phần nào những thiệt thòi của người lính ấy. Các bạn trẻ trong nhóm Mặc ấm Hải Phòng, dẫn đầu là Thạc sĩ y khoa Nguyễn Tiến Phúc, đã về tận nhà anh Lợi tặng quà, biếu tiền và mong đưọc nói lời cảm ơn tới ông, người đã anh dũng quên đi tuổi trẻ, hạnh phúc riêng để góp phần đem lại độc lập dân tộc. Tại đây, bác sĩ Phúc đã kiểm tra sức khỏe cho ông Được và nhận thấy cơ thể ông có quá nhiều vết thương cần điều trị. Nhiều bộ phận cơ thể có dấu hiệu biến dạng như đầu gối, bàn chân, vai… Ngay sáng ngày 24/6, các bạn trẻ này cùng đưa ông vào Bệnh viện Đại Học Y Hải Phòng để khám sức khỏe tổng thể cho ông, có liệu trình điều trị hợp lý nhất, giúp ông sớm hồi phục.
 
Bác sĩ trẻ kiểm tra sức khỏe cho ông Được
Bác sĩ trẻ kiểm tra sức khỏe cho ông Được

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH lên tiếng

Sau những thông tin dồn dập được phản ánh trên Dân trí, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bà Phạm Thị Hải Chuyền, đã có chỉ đạo yêu cầu Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố Hải Phòng phối hợp với các ban ngành liên quan nhanh chóng giải quyết chế độ chính sách cho ông Phan Hữu  Được.

Sáng ngày 23/6, sau cuộc thăm hỏi của nhà báo Phạm Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng - ông Ninh Văn Dũng - cùng toàn thể lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng, lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện, trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, công an huyện Tiên Lãng cũng đã tới thăm và tặng quà cho ông Được. Qua đây, huyện Tiên Lãng cũng đã giải quyết chế độ trợ cấp đột xuất cao nhất là 3 triệu đồng cho “liệt sĩ” trở về. Ngoài ra công an huyện sẽ có trách nhiệm cấp chứng minh nhân dân cho ông Được trong thời gian sớm nhất. Theo nguyện vọng của gia đình, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lãng đã tặng thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho ông Được điều trị các vết thương do bom đạn để lại.
 
Ông Được khóc khi nhận được quá nhiều sự quan tâm của những người dưng
Ông Được khóc khi nhận được quá nhiều sự quan tâm của những người dưng

Ông Phan Hữu Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho biết: “Ông Phan Hữu Được là trường hợp liệt sĩ duy nhất trong số hơn 4.300 liệt sĩ của huyện Tiên Lãng trở về. Về mặt thủ tục chính sách cho ông Được, sẽ được địa phương đặc biệt chú ý. Trước mắt địa phương đang tiến hành giải quyết chế độ trợ cấp người già cô đơn không nơi nương tựa cho ông. Sau đó huyện sẽ tiếp tục lo các chế độ cho ông Phan Hữu Được như đối với quân nhân tham gia chiến đấu trước 30/4/ 1975 theo đúng chế độ hiện hành”.

Ngay sau khi đọc những bài viết về ông Phan Hữu Được, cựu đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ đã đến tận tòa soạn báo Dân trí gửi tặng người “liệt sĩ” trở về 10 triệu đồng.

Bà Nguyễn Kim Thúy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đỉnh Vàng, cũng đã không quản đường xa, trực tiếp đến thăm hỏi và gửi tặng ông Phan Hữu Được 5 triệu đồng.

Thu Hằng

“Liệt sĩ” lưu lạc ly kỳ 40 năm: Ngày về tay trắng

(Dân trí) - Sau 40 năm lang bạt, bỏ lại sau lưng tất cả những ký ức đau buồn, “liệt sĩ” Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu…


 >>  Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm

“Đúng chú tôi đây rồi!”

Anh Phan Hữu Mười một người cháu họ, gọi ông Được bằng chú đang sinh sống ở Sài Gòn đã được cắt cử  ra bến xe An Sương đón ông. Anh Mười kể lại: “Ban đầu nghe chuyện tôi đi thì đi chứ không tin. Nhưng khi vừa thoáng nhìn thấy ông bước xuống xe, người tôi run lên như có luồng điện chạy dọc, cốc nước trên tay rơi xuống vỡ toang. Người đàn ông già  trong bộ đồ rách rưới, gầy yếu kia chính là chú của tôi rồi. Khuôn mặt ông dẫu đẫm màu khắc khổ nhưng vẫn rất giống bố tôi và chú Cầu. Tôi lao đến ôm chặt lấy ông khóc như một đứa trẻ”.

Anh Lợi bảo: “Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán và cả nụ cười hiền khô đến là chân thật”.
 
“Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán...”.

“Chú giống bố tôi từ cái lưng gù cho đến ánh mắt, mái tóc vầng trán...”.

Thế là gia đình anh Lợi đón ông chú từng là “liệt sĩ” về lại quê hương sau gần nửa thế kỷ lang bạt. Bỏ lại sau lưng tất cả ký ức đau buồn, bỏ lại chiến trường tuổi trẻ và trí nhớ, ông Phan Hữu Được theo những đứa cháu về lại quê nhà với chiếc quần bò rách, cái áo ba lỗ nhàu nát và đôi dép nhựa cũ không còn rõ màu. Ông trở về trong sự chào đón hân hoan của quê hương, dòng tộc.

Anh Lợi mổ lợn ăn mừng thông báo việc hệ trọng - gia đình có người chết trở về. Mọi người  kéo nhau đến, ai cũng nắm lấy tay ông, ai cũng sờ lên những vết thương của ông… rồi khóc.

Từ ngày ông về, các vị cao tuổi trong làng thay nhau tới nhà chơi nói chuyện “ngày xưa” với ông Được. Những người bạn thủơ thiếu thời cũng nghe tin tìm tới. Kỷ niệm xưa đi qua những cuộc trò chuyện cũ và thật kỳ diệu trí nhớ của ông đã dần hồi phục. Ông Được đã bắt đầu kể lại với mọi người những câu chuyện ngày trước; mặc dù có lúc đang kể, ông tự nhiên im bặt rồi ôm đầu nói linh tinh.
 
Những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông Được
Những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông Được

Chỉ ước một tấm thẻ bảo hiểm

Kể từ ngày ông Được về lại quê hương đến nay đã gần 2 tháng. Người dân thôn Tự Tiên, xã Tiên Minh nhắc rất nhiều đến tấm lòng hiếu thảo của hai người cháu trai của ông. Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng hai anh em thay nhau chăm sóc chú, vài ngày lại đưa chú “đi cân”. Anh Phan Hữu Lộc khoe với chúng tôi trong ánh mắt lấp lánh: “Hôm chú tôi về có 47 cân, giờ đã được 52 cân rồi đấy”.

Gia đình anh Lộc, một nông dân nghèo ở một xã cũng rất nghèo của huyện Tiên Lãng, hạnh phúc vô bờ khi được nuôi dưỡng một người già đầy thương tật trong nhà. Anh chia sẻ: “Chúng tôi đã không còn bố mẹ. Ơn trời đã trả chú lại cho anh em tôi. Ngày ngày nghìn thấy chú tôi như nhìn thấy bố mình. Trong lòng anh em tôi muốn bù đắp cho chú thật nhiều. Nhưng cái khó nó đang bó buộc nhiều dự định…”. Khi được hỏi mong muốn lớn nhất cho ông hiện nay là gì, anh Lộc thật thà: “Chỉ ước có cái thẻ bảo hiểm y tế để tiện đi khám bệnh và điều trị thương tích cho chú”.
 
Huân chương chiến công giải phóng hạng ba của ông Được
Huân chương chiến công giải phóng hạng ba của ông Được (Huân chương ghi họ tên Phạm Văn Được là cái tên ông Được đã tự đổi để được đi bộ đội)

Ước thế thôi chứ anh em họ cũng đang bàn nhau chờ ít hôm nữa thóc khô bán đi lấy ít tiền đưa ông Được lên bệnh viện kiểm tra các vết thương, xem có còn mảnh đạn nào trong cơ thể nữa không. Nếu có thì vay mượn thêm tiền nhờ bác sĩ lấy ra, để ông sống những tháng năm cuối đời bớt đau đớn. Nói đến đây, anh Lợi gạt nước mắt: “Giá như trước khi đi bộ đội chú ấy kịp lấy vợ, sinh con, kịp làm được cái nhà nho nhỏ…”.

Trời xế chiều, anh cán bộ phụ trách mảng chính sách thương binh và xã hội xã Tiên Minh dẫn tôi chúng và ông Được ra nghĩa trang liệt sĩ. Ông Được lặng lẽ lê bước chân tập tễnh đi về phía mộ phần những người cùng trang lứa với mình đã hy sinh. Bất chợt ông một mình: “Chiến tranh mà, chết nhiều lắm”, nói xong ông đưa bàn tay thô ráp với bao dấu tích của quá khứ lên bưng mặt, khóc rưng rức. Anh Lợi ngỡ ngàng bảo, từ ngày tìm thấy chú, chưa bao giờ thấy ông khóc, cứ nghĩ không còn gì có thể làm ông mủi lòng…
 
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ
Ông Được khóc khi tới thăm nghĩa trang liệt sĩ

Người mất trí nhớ “chưa có ý kiến gì” (?)

Trao đổi về trường hợp “liệt sĩ” Phan Hữu Được, ông Đoàn Xuân Thi - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Minh - cho biết: “Trường hợp của ông Được chúng tôi đã báo cáo Phòng LĐ-TB&XH huyện để xin chỉ đạo. Chính quyền xã xác minh cơ bản thông tin trên là có thật. Chúng tôi đã tổ chức đoàn xuống thăm hỏi, động viên chúc mừng sự trở về của ông. Ông Được hiện đang trong giai đoạn phục hồi trí nhớ.

Về mặt thủ tục, theo nguyện vọng của gia đình, UBND xã đang làm các thủ tục cần thiết trình cấp có thẩm quyền xóa tên liệt sĩ, đồng thời cấp giấy khai sinh, chứng minh nhân dân trở lại cho ông Được như một công dân địa phương bình thường. Riêng vấn đề chế độ chính sách, hiện ông Được không còn giữ lại được giấy tờ gì nữa nên cũng rất khó”.

Khi chúng tôi đề cập đến việc ông Được trở về đã hai tháng nay, ông  Lương Hữu Huyền, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng - cho biết ông chưa thấy báo cáo về trường hợp này. Nếu đúng là có thì bên Phòng LĐ-TB&XH nắm, huyện sẽ chỉ đạo địa phương làm đúng thẩm quyền.

Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Tiên Lãng xác nhận: Đã nhận được báo cáo của xã về trường hợp liệt sĩ Được còn sống trở về. Phòng sẽ làm văn bản gửi thành phố xin ý kiến chỉ đạo. “Riêng về những khó khăn và chế độ của ông Được thì chưa thấy ông ý kiến gì. Thân nhân của ông đã hứa với chúng tôi là sẽ thu xếp đưa ông đi khám bệnh” - cán bộ Phòng LĐ-TB&XH nói.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét