Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Thị trường Xương rồng.. có.. ao câu.. có ..cá ..có Nhưng bị pháp luật răng lưới cấm câu


  Huỳnh Long muốn làm sống lại quá khứ đau đớn mà anh  đã trải qua, để chuyển đến cộng đồng quốc tế một thông điệp : có một đất nước như ở Mễ trì Từ liêm Hà nội Việt nam , nơi mà vẫn luôn luôn có nhiều người quá nghèo khổ gần chết vì đói, và những người muốn chạy trốn..."  

Chúng ta cùng là một “Phường” cả

“Thị trường Xương rồng.. có.. ao câu.. có ..cá ..có Nhưng bị pháp luật răng lưới cấm câu”??

Tất cả các Doanh nghiệp  đều bình đẳng đó là lời khẳng định của ông Mai ái Trực

Báo Hà nội mới công khai về Huỳnh Long Xương Rồng

Tuổi trẻ Pháp luật 2003 nói về Huỳnh Xuân Long

Báo nước ngoài ca ngợi ông Huỳnh Long

Người đứng ngoài cùng bên trái ảnh là ông Huỳnh Xuân Long thứ 2 từ bên trái là nguyên thủ tướng Phan văn Khải trong dịp thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp năm 2003 tại thành phố Hồ chí Minh

 Sau khi có được khu đất Long tổ chức trồng cây để cung cấp cho thị trường

 Thị trường lúc đó Long nhìn thấy có nhiều cơ hội để tạo ra việc làm cho lũ trẻ,khi không còn học nữa ,sản phẩm của Long là sản phẩm nông nghiệp ,nhưng lại có giá trị rất cao ,không có gì có giá trị cao như vậy  .

Nhưng cái khó là không có mặt bằng,làm sao bây giờ ?? đêm dài ..làm Long suy nghĩ .. có tờ biên bản xã lập trong tay ..mày mò đọc ..đọc từng chữ …biên bản ghi mình vi phạm vào điều này điều kia..Long lại đi mua sách để tìm hiểu..để khỏi vi phạm luật…Long cố gắng tìm sách,tìm luật,có cái luật nào nói “đất bỏ hoang quá nhiều mà nông dân như Long lại không có đất để cày và cuốc không …?

Long thấy luật nói nhiều lắm.....toàn điều tốt.... tạo thuận lợi cho nông dân làm kinh tế …,chống bỏ đất hoang hóa …, vv và vv.nhưng ra đến thực tế thì mới thấy có nhiều người họ cứ nhận đất đấy ,họ bỏ hoang chờ thời để bán chứ họ có làm gì đâu ,họ ác thật..chiếm đất bỏ hoang người nông dân vẫn không có đất để cày

Rồi mày mò tìm hiểu ,Long thành lập Công ty Xương rồng Huỳnh Long để có cơ hội phát triển .lúc đó Long có kiến nghị Ông Trương Tấn Sang gặp gỡ giúp đỡ bằng luật (…tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ….)

Long có ý kiến ,cả ngày lẫn đêm mày mò ,làm đơn từ ,để khỏi tốn tiền đánh máy Long  tự làm đơn,tự in ,rồi fách… fac..chuyển phát nhanh Đóng dấu..oai lắm  thế là từ ông nông dân đầu trọc trở thành ông giám đốc Công ty Xương Rồng Huỳnh Long.....

Công việc trồng trọt để lại cho vợ con và người giúp việc làm Long mở một hành trình mới ..Đi tìm đất …tìm…trời cho cây ..khó khăn lắm vì đi đâu cũng nhiều tiền lắm ,để có được hợp đồng thuê đất với xã Kim lan huyện Gia lâm phải chi cho trong xã trên giấy tờ ,ngoài xã  cho cán bộ xã  (Ông Nguyễn chí Phương lúc bấy giờ là chủ tịch xã )trực tiếp ký giấy tờ ,việc làm mà Long đang làm hoàn toàn mới lạ Long có biết gì đâu thế là vừa ký hợp đồng xong là xẩy ra xung đột với chính chủ tịch xã vì không chi cho Chủ tịch Huyện  ngày ấy là ông Đào công Tư Chủ tịch huyện Gia lâm

Xung đột xảy ra gần đến ngày thu hoạch ,cá nuôi thì bị ném thuốc trừ sâu chết hết .thiệt hại cả chục tấn cá chim trong nửa năm trời đàng đẵng mua ngô đậu tương đổ xuống ao cho cá ăn

Ban ngày thì lưu manh xã ra câu trộm trắng trợn .thiệt hại vô kể .trồng cây xương rồng  ,kỹ thuật là phải trồng trong lồng kính che mưa ,che nắng làm cột để che nắng cho cây UBND xã ra lập biên bản về tội "Xây dựng" ,"làm nhà trên đất nông nghiệp …"

Thế là Long lại phải tìm hiểu luật để tránh vi phạm luật  kiến nghị với chính phủ về việc những công trình phục vụ nông nghiệp nhà nước nên tạo điều kiện cho nông dân được phép làm “Tội” làm nhà phục vụ Nông nghiệp ra đời  người nông dân không còn phải “Xin” phép nữa..

Xong việc ,để bảo vệ cho cây trồng là xương rồng trong nhà kính khỏi bị Kiêu binh xã ra lập biên bản …thì đến cuối năm gần đến ngày thu hoạch cá 20 hetta  ao nuôi cá lại bị ném thuốc sâu  ao cá chết hết ,bao nhiêu tiền của bị tiêu tan....Rồi Long lại tìm cách trốn bỏ lại đất ....trả lại đất cho xã mất tiền đầu tư ...

Làm lán trại để trông cá thì không được,làm lán tạm bợ,ở tạm bợ khổ cực quá ,cứ hễ dựng nhà để ở và làm việc là xã lại ra lập biên bản …về "tội" xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

Thế rồi lại bị gây hấn để tìm cớ bắt , rồi Long lại phải tìm cách trốn ,bỏ lại đất …trả lại cho xã mất tiền đầu tư …

Có thể nói lúc bấy giờ  “thị trường Xương rồng.. có.. ao câu.. có ..cá ..có Nhưng bị pháp luật răng lưới cấm câu” Người nông dân khó có việc làm…

Cuộc chốn chạy ,bỏ đất ,trả cho xã lại bắt đầu ……..2/2004

xem thêm 

 Nay các kiêu binh  đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.

Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các kiêu binh  chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột nông dân  mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợ hãi.
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì kiêu binh  lúc này thôi còn là quan chức , họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ao-ca-cua-Cong-ty-xuong-rong-Huynh-Long-bi-nem-thuoc-sau/10828187/157/

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ao-ca-cua-Cong-ty-xuong-rong-Huynh-Long-bi-nem-thuoc-sau/10828187/157/

 http://tim.vietbao.vn/Hu%E1%BB%B3nh_Long/

http://tim.vietbao.vn/Hu%E1%BB%B3nh_Long/ 

 http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM

 http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM

 http://www.facebook.com/profile.php?id=100003186469112

http://www.facebook.com/profile.php?id=100003186469112 

http://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/Tham-nhap-du-an-bo-hoang-van-duoc-rao-ban-cua-Chua-dao-Tuan-Chau/137073.gdhttp://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/Tham-nhap-du-an-bo-hoang-van-duoc-rao-ban-cua-Chua-dao-Tuan-Chau/137073.gd

 

Thứ năm, 31 Tháng bảy 2003, 18:33 GMT+7

Ao cá của Công ty xương rồng Huỳnh Long bị ném thuốc sâu

Sáng 29/7, anh Huỳnh Xuân Long, Giám đốc Công ty xương rồng Huỳnh Long , phát hiện gần 10.000 con cá giống (hầu hết là chim trắng) chết nổi trắng mặt ao. Nhân viên bảo vệ phát hiện một túi nylon đựng thuốc trừ sâu màu trắng còn vương lại trên mặt nước, bốc mùi nồng nặc.
Ông Long ước tính số cá chết thiệt hại 100 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, gần 4.000 m2 mặt nước đã bị ô nhiễm nặng và chưa xử lý được. Ông Long nói: "Từ khi bắt đầu tổ chức kinh doanh sản xuất tại xã Kim Lan, huyện Gia Lâm (tháng 10/2002) đến nay, tôi chỉ có mâu thuẫn với chính quyền xã Kim Lan về chuyện ký hợp đồng thuê đất. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên".
Công an huyện Gia Lâm đã lập biên bản hiện trường và đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc.
Như Trang

Cá cảnh của Công ty Huỳnh Long bị chết hàng loạt

Vụ việc ngày 29/7, hàng chục nghìn con cá các loại đã bị chết.
Sớm nay, nhân viên Công ty Xương rồng Huỳnh Long (xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội) phát hiện hàng nghìn con cá giống dưới hai ao của công ty nổi trắng mặt nước. Đến trưa nay, số cá chết lên tới hàng tấn.
Theo giám đốc công ty Huỳnh Xuân Long, hai ao có khoảng 300.000 con cá cảnh giống các loại, theo kế hoạch ngày mai (18/4) sẽ xuất bán toàn bộ cho đối tác. "Có thể ai đó đã bỏ thuốc độc xuống ao nên cá mới chết nhanh như vậy. Phải một tuần sau may ra chúng tôi mới vớt hết được", ông Long nói.
Theo tính toán của ông Long, thiệt hại do cá chết khoảng 100 triệu đồng, đó là chưa kể công ty phải bỏ ra khoảng 30 triệu đồng để thuê người xử lý 1 ha mặt nước. Đây là lần thứ hai đàn cá giống của Công ty Xương rồng Huỳnh Long bị chết hàng loạt. Lần trước 29/7/2003, đơn vị thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.
Về nguyên nhân dẫn đến vụ việc, giám đốc Long cho rằng, một số người không ủng hộ việc công ty được ký hợp đồng thuê đất dài hạn tại xã Kim Lan nên đã bỏ thuốc độc xuống ao nhằm phá hoại. Đêm qua mưa to, kẻ gian đã phi tang nên bảo vệ không thu được chai lọ, hay túi nylon.
Công ty Huỳnh Long cho biết đã trình báo với cơ quan chức năng. Trưa nay, ông Nguyễn Văn Hải, công an huyện Gia Lâm - người trực tiếp xuống hiện trường điều tra - cho biết: "Chúng tôi đã lập biên bản xác nhận gần 1 tấn cá giống bị chết. Không thu được tang vật gì". Hiện công an đã lấy mẫu nước của hai ao đem về xét nghiệm, tìm độc tố khiến cá chết.
Ông Hải cho biết, vụ việc sẽ được tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, để tìm ra thủ phạm không đơn giản. Vụ cá chết lần trước xảy ra đã gần 1 năm, song đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm.
Như Trang
Việt Báo

 

Chủ nhật, 26 Tháng chín 2004, 00:14 GMT+7

Bộ trưởng có biết không?

Ông Huỳnh Xuân Long (Giám đốc Doanh nghiệp Xương rồng Huỳnh Long - Hà Nội) mang đến cuộc đối thoại giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các doanh nghiệp tổ chức ngày hôm qua (25/9) ở Hà Nội hai câu chuyện, mà chuyện nào cũng cười ra nước mắt cả.

Câu chuyện thứ nhất: doanh nghiệp của ông thuê được 10.000m2 đất ở một xã nọ để nuôi cá sau khi "lót tay" cho ông chủ tịch xã 30 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau ông chủ tịch đổi ý "việc này có 70 triệu mới xong". Ông Long cáu "lấy tiền đâu ra". Không có tiền thì... không có đất, ông chủ tịch nọ đòi chia đôi cái ao cá. "30 tấn cá giống dồn cả vào 5.000m2 đất thì chết chứ làm gì mà sống nổi". 30 tấn cá chết dần, chết mòn khiến người ta không cười được. Ông Long đòi phải có quy định bắt vị quan chức nọ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp ông. Câu chuyện thứ hai: ông thuê đất nông nghiệp để trồng xương rồng, yêu cầu kỹ thuật phải trồng trong nhà kính nhưng họ (chính quyền địa phương - NV) nhất định không cho dựng nhà trên đất nông nghiệp. Không cho dựng nhà thì ông phải dựng cọc tre để che mưa nắng cho xương rồng. Thế là họ lập biên bản, bắt trong 1 tuần phải dỡ bỏ 18 cái cọc tre. "Người ta xây nhà 5-7 tầng trên đất nông nghiệp kia chẳng sao, tôi có 18 cái cọc tre thì họ đè ra đòi dỡ bỏ. Tại sao vậy? Tại vì tôi không chịu "đi đêm" với họ", ông Long kết luận. Chưa hết, ông Long vẫn bức xúc: "Hôm qua, có người bảo tôi, ông có làm "sổ đỏ" không? dưới 50m2 giá 25 triệu, 50m2 trở lên 40 triệu, 1 tháng xong liền. Bộ trưởng có biết những chuyện đó không?".
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Mai Ái Trực cười như mếu. Đương nhiên ông không biết và không thể nào biết được. Bởi vì những gì mà Luật Đất đai và các quy định chi tiết của Bộ Tài nguyên và Môi trường vô cùng thông thoáng, cởi mở; đặc biệt với khu vực đất sản xuất, kinh doanh thì các doanh nghiệp hầu như "cần là có, muốn là được". Nhưng đúng là nói vậy mà không phải vậy, hành trình tìm đất của các doanh nghiệp lắm gian nan chẳng khác gì "thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh", như cách nói của ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc công ty Đầu tư và dịch vụ Nghi Tàm. Giá thuê đất của Nhà nước chưa đến 10.000 đồng/m2 nhưng những khoản "bên lề" thì doanh nghiệp phải chi gấp 8 thậm chí là hơn 10 lần. Những khoản ấy có thể là thỏa thuận với người sử dụng đất, có thể là phải chung chi cho "ông xã", "ông huyện", có thể là hàng trăm thứ bà rằng không có trong danh mục mà hễ doanh nghiệp "không biết điều" sẽ gặp thảm cảnh như doanh nghiệp Huỳnh Long. Bộ trưởng Mai Ái Trực tuyên bố làm nức lòng các doanh nghiệp: "Tôi không tha cho bất cứ cán bộ nào nhũng nhiễu dân và gây phiền hà cho doanh nghiệp". Nhưng đấy là bộ trưởng nói "trong thẩm quyền quản lý", tức là đối với những cán bộ trực tiếp dưới quyền ông ở Bộ Tài nguyên và Môi trường mà thôi. Những phiền hà, nhũng nhiễu lại ở đâu đó tận xã, tận phường nơi mà bộ trưởng đã than thở: "Tôi chẳng thể cách chức được một giám đốc sở làm sai, thậm chí chẳng khiển trách được một cán bộ địa chính xã". Thế nên chưa thấy vị cán bộ, công chức nào bị hạ bậc lương (chứ chưa nói đến bị buộc thôi việc) vì "tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính" (dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Đất đai năm 2003 - NV). Còn "giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ so với thời hạn quy định" là chuyện thường ngày ở huyện lại càng chẳng ai để ý.
Rõ ràng, quy định là một chuyện nhưng làm thế nào để những quy định có tính pháp quy ấy được tôn trọng lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Gần đây người ta nói nhiều đến "đạo đức công vụ", còn Bộ trưởng Mai Ái Trực, cụ thể hơn, mong muốn có thanh tra công vụ. Ông nói: "Tôi đã thảo luận với Bộ Nội vụ và Thanh tra Nhà nước rồi, phải có thanh tra công vụ. Chứ có lý đâu mà tôi (người dân) trả lương cho anh (công chức) mà tôi lại chẳng có chút quyền hành gì với anh, ngược lại anh còn ngày ngày sách nhiễu, hoạnh họe tôi". Nếu làm được như thế thì giới doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp Huỳnh Long hẳn nhiên là sung sướng lắm.
Tuyết Nhung
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

"Còn nữa…."

 Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long

Nhấp vào đây xem những hình ảnh mà chúng vừa phá hủy
 http://www.youtube.com/watch?v=l4DZx9xOdqA&feature=channel
 Nhấp vào đây xem Nhà Huỳnh long vưa bị phá hủy,bị cướp
http://www.youtube.com/watch?v=xJz4UuucF04&feature=endscreen&NR=1
 Nhấp vào đây xem phin cướp cả của nông dân là người tàn tật
 http://www.youtube.com/watch?v=qhg0mvH4_Vg&feature=endscreen&NR=1
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long 
Nhấp vào đây xem nhóm thợ xây nhà trên đất vừa chiếm được do Dũng chỉ đạo
http://www.youtube.com/watch?v=W7OnCXLvw6Y
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
 https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961
Bọn cướp đang bàn kế hoạch xây nhà
http://www.youtube.com/watch?v=0Ta19hG-OhA&feature=channel
Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
 http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8
Cướp của nông dân không một tấc đất
 http://www.youtube.com/watch?v=Hu3UDibrqvA&feature=relmfu
Bọn cướp đang bàn cướp
http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM&feature=channel
 Nhấpvào đâyxem kẻcướp của nông dânlàai(khátvọngsống)1 
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc&feature=relmfu
Nhấp vào đây xem cướp của nông dân là ai (khát vọng sống )2
http://www.youtube.com/watch?v=l0LQy5lqncQ&feature=relmfu
Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin về Huỳnh Long
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel 
 Nhấpvào đây xem lập biên bản bọnvằn vện đến cướp ,phá hủy nhà
http://www.youtube.com/watch?v=itY2MuAefcQ&feature=channel
 Bọn cướp đang bị gia đình bắt giữ
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=sOaNhw6xkoY

Câu chuyện cách đây đã trôi qua 10 năm

Bằng giả quê tôi.

Câu chuyện cách đây đã trôi qua 10 năm nhưng không thể quên được , Đó là những kẻ đã vong ơn bội nghĩa ,những kẻ phản thầy hại bạn ,những kẻ  đã quay lưng bán rẻ bằng hữu,những người thân quen ,



Nhật ký mở

Nguyễn như Minh đã đáp trả những con người ân tình ấy như thế nào có thể sử dụng cụm từ vong ơn bội nghĩa để minh chứng cho kẻ bội bạc.

Những năm tháng ,những cái tên ,những sự kiện không thể nào quyên ,nó hằn sâu trong trí nhớ ,và nhớ mãi ….

Chúng ta cùng là một “Phường” cả

Văn phòng đại diện tòa soạn báo phụ nữ thành phố Hồ chí Minh 224 Kim mã  Ba đình Hà nội

“Nhà báo”Nguyễn Như Minh

Võ thị Hảo  Nhà văn nhà báo

  Nguyễn thị Kim Hoa nhà báo trưởng văn phòng đại diện

  Hiệu trưởng trường đại học Luật

 Và cùng danh sách 42 người mà Huỳnh Long biết  Do Nguyễn như Minh đưa cho 





 

Ngày ấy Huỳnh Long Biết đến Văn phòng Tòa soạn báo Phụ nữ bắt đầu từ câu chuyện Có một bài báo của báo Phụ nữ nói về Huỳnh Long trồng xương rồng ,Nguyễn như Minh “thời điểm năm 2002”đang làm tạp vụ cho tòa soạn báo chứ không phải là phóng viên báo chí gì cả

Long thấy Minh rất chịu khó ,cứ hết giờ là mang từng tờ báo ,rong ruổi khắp Hà nội để đưa…kiếm tý chút lợi nhuận , Sao giống Long thế Cách đây 30 năm “năm 1982” Long cũng là người kiếm sống từ tờ báo giờ đây Huỳnh Long lại gặp một con người chịu khó cũng sống từ tờ báo hàng ngày của các tòa soạn báo đưa ra ..

Huỳnh Long tò mò làm quen và hỏi, lương của Minh bao  nhiêu ? vợ con thế nào ? mà phải  làm công việc này ?rồi Minh kể hết.. Vợ thì nó bỏ rồi…nó bỏ con bỏ chồng đi Liên xô lấy thằng khác rồi  ,ngày ấy mở nhà nghỉ …,làm ông chủ thuê nhà ở trên Sơn tây ,rồi Công an nó đến …tý chết …nhiều chi phí ..quá nên phải bỏ làm ông chủ về Hà nội làm nghề chữa xe ngoài đường kiếm sống  Thế rồi một ngày tình cờ gặp chị Hảo (nhà văn Võ thị Hảo ) chị đấy nhận vào văn phòng báo làm việc ,

Thế Minh làm được việc gì ở đây ? Huỳnh Long hỏi , Minh trả lời,thực tình viết lách gì đâu ,máy vi tính không biết !,nhà cửa không có! ,không có chỗ ở !.chị ấy tốt nhận vào làm chân trông nhà giúp việc làm bảo vệ trông nhà khi mọi người về hết , dọn dẹp quyét nhà nghe điện thoại khi hết giờ ,buổi trưa nấu cơm mọi người trong phòng cùng ăn ,thi thoảng giặt rũ  ga đệm…công việc chỉ có thế thôi lương ít lắm cộng các khoản hơn một triệu một tháng …

Lâu dần thành thân Minh kể. ở đây tuy ít lương nhưng được một cái ,có chỗ ngủ không phải thuê nhà ,điện nước,ga,xà phòng,điện thoại…. tẹt ga.. thoải mái không mất tiền ….. đến tháng lại có tiền thêm bỏ túi ..như thế là lợi quá còn gì …

 Nhấp đúp vào giữa hình để xem thêm thông tin

Cùng cảnh vợ bỏ,dễ hòa nhập anh em ,Minh kể tiếp ,bây giờ chị Hảo đi rồi.. ,chị sang tòa soạn báo gia đình và xã hội … không làm việc ở đây nữa .Vị trí trưởng văn phòng là người khác làm  Nguyễn thị kim Hoa bây giờ làm trưởng đại diện văn phòng báo Phụ nữ thành phố Hồ chí Minh

Minh kể tiếp ,đàn ông mình không vợ đang cô đơn  ,thi thoảng đưa con nọ ,con kia về ngủ… ,con này tắc yêu tắc quái ,toàn theo dõi cấm đoán ,lương thì cao ,viết bài thì chả ra éo gì  nhưng nhuận bút thì ngất ngửơng khó chịu lắm ….mình đang tìm cách sì…..cho nó bật bãi…

Thấy tội cùng cảnh đàn ông làm công việc của phụ nữ mà luôn bị chèn ép Huỳnh Long thấy có cái trần nhà của tòa soạn bỏ không Long hướng dẫn cách trồng cách cấy ghép xương rồng ,rồi chả mấy chốc cả trần nhà của tòa soạn báo phụ nữ tràn ngập xương rồng .Minh có thêm thu nhập…

Từ một người làm tạp vụ cho văn phòng đại diện báo phụ nữ rất chăm chỉ ,năm tháng trôi đi Nguyễn như Minh đã trở thành ông nông dân kéo cày trong hộp xốp trên mái nhà tòa soạn lúc nào không biết ,Minh gia nhập đội quân của Huỳnh Long ngày ngày vừa trồng ,vừa cấy ghép ,vừa bán xương rồng …công việc của tòa soạn dần dần bị quên ..rồi bị nhắc nhở .. bị theo dõi..về thời gian ….

Khó chịu lắm rồi một hôm Minh đưa cho Huỳnh Long một tập đơn nội dung Nguyễn thị kim Hoa trưởng văn phòng báo phụ nữ sử dụng bằng luật giả ,kèm theo là những tờ photo chứng minh ,bằng luật có công chứng Minh cho rằng bằng của Nguyễn thị Kim Hoa là bằng giả cho Long xem ,(để có được những tờ phô tô này là do thời điểm Hoa về làm tại văn phòng của tòa soạn ,chị Hảo là trưởng đại diện ,mà Hoa phải nộp bằng cấp cùng giấy tờ  cho văn phòng mà Minh là người biết )

Rồi đến một ngày.Minh mang về một tập đơn “tố cáo Nguyễn Thị Kim Hoa dùng bằng giả” bảo Long đứng tên ký “không sao đâu” “con này chết ngay mà” “tòa soạn nó đuổi ngay ấy mà” nghĩ đơn giản  việc làm sai trái sẽ bị pháp luật trừng trị …tò mò xem chuyện thực hư ra sao .Rồi Long ký đơn và vài ngày sau liêm tiếp có mấy số báo  ra lò cũng do Minh mang về ,những tiêu đề giật gân về sử dụng bằng giả do báo chí in ra ….

Công an vào cuộc,trường đại học luật ra thông báo Bằng của cô Nguyễn thị Kim Hoa là bằng thật do nhà trường cấp ,báo chí lại được dịp mở cuộc điều tra tiếp ..một danh sách 42 bằng được cấp vào cùng thời điểm ,được lộ ra… , danh sách có cả một dãy tên dài , dài, ông này… bà nọ… ,đang là cán bộ huyện này thành phố kia … đang tại chức rồi lại có bài báo “Trường đại học luật cấp bằng trái pháp luật ….”nội dung bài báo lại nói khóa học của cả danh sách không hề có khóa học nào cả mà lại được cấp bằng …..và kết luận rằng Trường đại học luật cấp bằng trái pháp luật …cho học viên không học ….

10 tấm tôn Minh mua tại bãi sắt vụn  (bãi đồng nát  sắt vụn )về làm nhà
v
Xương rồng trên nóc nhà tại đại diện tòa soạn báo phụ nữ 224 kim mã năm2005
 (Người đứng giữa hình) Minh đang phụ giúp Huỳnh Long taị  khu nhà của gia đình

 

Chuyện tưởng rằng chỉ có một cái bằng,của một con người sử dụng bằng giả ,đơn giản như vậy,

Rồi những cái đáng ngờ dật mình đáng sợ

Ai ngờ rằng bây giờ 42 con người được lộ ra ,42 con người đó ,thời điểm đó không có khóa học nào cả .nhưng được cấp bằng đại học luật thật .để đến bây giờ cả 42 con người len lỏi những vị trí  điều hành xã hội …

Cái ngờ tiếp theo tên tuổi của Huỳnh Long là người do Minh mượn tên Long đứng đơn  khởi kiện …không phải là một người nữa  mà theo sau là 42 người cùng cả một bộ sậu … có liên quan liên đới ….hằn thù với người đứng tên đơn khởi kiện …do Minh đưa

Rồi… tiếp hàng ngày những cuộc điện thoại gọi đến cho Long yêu cầu ra rút đơn về không thì sẽ cho chết …..

Rồi  Nguyễn như Minh trước tiên bị chính Nguyễn thị kim Hoa là trưởng đại diện đề xuất cho  nghỉ việc,bắt dọn đồ đạc ra khỏi tòa soạn không cho ở tại tòa soạn báo nữa ,hàng ngày Minh lục tục dọn những châu xương rồng ….

Rồi chính Nguyễn thị Kim Hoa được ưu ái hơn Minh Báo phụ nữ thành phố Hồ chí Minh cho tự chuyển công tác sang đơn vị khác …để làm việc…???

Sau khi bị đuổi không có chỗ ở Minh lại được Long giúp đỡ , (Năm 2005)Long đã cho Minh mua tôn về làm nhà tại khu vườn mà Long trồng xương rồng trước đó chỗ thân tình ,Minh rất chắc ,làm gì Minh cũng bảo Long ghi giấy …sợ gì đâu ,Long ghi cho Minh góp công góp sức trồng xương rồng và được hưởng lợi nhuận từ chính cây xương rồng mà mình làm ra ….không được  kiện cáo nhau gì cả..thậm chí Long còn ghi cho là làm xương rồng từ năm 2002

 

Hàng ngày Long nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của những người không hề quen biết ,họ yêu cầu đi rút đơn ,nếu muốn sống ..

Ai ngờ rồi …một ngày hai bố con Long đi Lạng sơn có chiếc xe con đường rộng mỗi một mình chạy ..xe đang chạy ,chiếc xe con ép lái chiếc xe ba bánh mà Long lái ,con Long nằm sau xe trên võng bất chợt,lao thẳng xuống vực sâu 150m Long bất tỉnh ít phút vục dậy máu me đầy mình ,thằng con Long vục dậy ,bố ơi con bị gẫy chân rồi !

 

Long nhờ mọi người giúp đỡ ,kéo xe lên khỏi vị trí ,gửi xe ,đưa con ,thuê xe chạy về bệnh viện Việt đức Hà nội  ngay buổi tối hôm đó về đến Hà nội Bình phải vào phòng mổ cấp cứu do gẫy xương ,đùi,giập nát xương chậu ,vỡ bọng đái ,đứt tiền liệt tuyến ,

Những năm tháng tiếp theo tiền nong cạn kiệt do Bình phải mổ đi mổ lại 6 lần ,không ai giúp đỡ ngoài cô em gái của Long cho 1000USD để trả cho bác sỹ ngày cấp cứu đầu tiên thì mới được mổ ….

Đạn đã bắn ra khỏi lòng súng ??,giữ lại được sao ??,đơn từ đã đưa !,báo chí đã đăng… !!,công an đã vào cuộc….!! bố con Long đã bị một nhóm người ..!!tiêu diệt nhằm bịt khẩu …!!Sự sống của bố con Long còn sống ! là ngoài ý muốn của những kẻ có chức có quyền….!!đang sử dụng bằng giả ....!!,đang ở những vị trí có những lợi thế riêng …!!trong cái chế độ ..mafia….không ai điều tra kiểm soát  được !

Còn nữa ……

 

 

TUYÊN BỐ CỦA ÔNG HÀO KHÔNG ĐÁNG ĐỒNG XU


Chỉ cần đọc cho kỹ tường trình của nhà báo Hán Phi Long phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam ( VOV) về vụ việc bị công an, dân phòng và những người mang thường phục đánh dã man và bài bình luận trên Tuổi Trẻ, là có thể biết được vì sao mình lại đặt tiêu đề: Tuyên bố của ông Hào ( Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên) không đáng đồng xu khi dám nói với Thủ tướng, với nhân dân cả nước, cuộc cưỡng chế đất ở Văn Giang an toàn, thành công, và hùng hồn khẳng định kẻ xấu kích động, thế lực thù địch phối hợp dựng clip giả để nói xấu chính quyền.

Nguyên văn bản tường trình sự việc của nhà báo Hán Phi Long:

“Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.

Nhà báo Hán Phi Long trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa

Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.

Cảnh nhà báo Hán Phi Long bị đánh hội đồng

Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là  nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.

Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.

Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.

Ngay sau đó nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng bị đánh

 Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.

Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.

Những người tham gia hành hung 2 nhà báo mặc sắc phục công an, mang theo gậy và đội sẵn mũ bảo hiểm

Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.

Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”

Sau khi bị đánh, anh Long ngã gục và được người dân địa phương cứu thoát, còn anh Năm bị còng tay và đưa về trụ sở Viện kiểm sát huyện Văn Giasng, Hưng Yên

Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong  một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp.

Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.

Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.

Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.

Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống”.

Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.

Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.

Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.

Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.

Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.

Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.

Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.

Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.

Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.

Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.

Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: “Chính nhân dân là người cứu chúng tôi”.

______________________________

Khi nhà báo bị đánh

TT – Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người.

Thật trớ trêu, người bị đánh đòn đau lại là hai nhà báo từ trung ương. Mặt mày sưng húp rồi cũng sẽ lành, song nỗi đau tinh thần sẽ mãi ê ẩm với cảnh đánh đập hung tợn này.

Các cơ quan báo chí nước ta rất dè dặt, chưa dám phanh phui những nhức nhối ẩn sau vụ thu hồi đất mang tính kinh điển này.

Một ống kính bí hiểm đã chộp lấy cảnh hành hung, sau khi được tung lên mạng, đoạn video clip lan truyền nhanh chóng, dần dần lộ ra danh tính của các nạn nhân. Không có đoạn video clip đó, không có sự phản ứng của công chúng, nếu người bị hại cũng cam nín lặng, ai dám tin rằng ở đất nước chúng ta hàng chục dân phòng và cảnh sát lại xúm vào đánh hội đồng một người không có khả năng kháng cự giữa thanh thiên bạch nhật.

Người ta bảo ánh nắng làm chết vi trùng. Bưng bít thông tin chỉ làm cho sự gian trá lên ngôi. Ngày nay với chiếc điện thoại di động bé xíu, một người nông dân vốn quen cày cuốc bỗng chốc có thể trở thành nhà báo công dân. Mẩu video clip trở thành chứng cứ buộc chính quyền tỉnh Hưng Yên phải đối mặt với sự thật, đối mặt với trách nhiệm giải trình.

Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố xây dựng một chính quyền minh bạch. Báo chí là một trụ cột góp phần tạo nên sự minh bạch ấy. Muốn làm được điều đó, nhà báo phải có quyền được an toàn, được tự do hành nghề. Luật pháp Việt Nam không hề thiếu những cam kết đó.

Đối mặt với những thế lực không ưa sự minh bạch, nguy cơ nhà báo bị cản trở tác nghiệp tự do, bị mua chuộc, bị đe dọa hoặc thậm chí bị đánh là những rủi ro nghề nghiệp thường thấy. Theo một nghiên cứu của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam công bố tháng 10-2011, có tới 12 loại hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam. Trong số các hành vi cản trở đó, đe dọa, giữ người, khủng bố tinh thần nhằm vào cá nhân và người thân trong gia đình nhà báo, trả thù phóng viên do viết bài phanh phui tiêu cực là các hành vi thường xảy ra. Vì lẽ ấy, dấn thân cho một nền báo chí trung thực và có trách nhiệm trước công chúng quả thật là một cam kết không kém phần nguy hiểm.

Hành vi hành hung nhà báo không chỉ làm tổn thương sức khỏe, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của cá nhân người bị hại. Đằng sau báo chí là hàng triệu người dân với quyền được biết về những gì đang xảy ra trên đất nước này. Mỗi nhà báo bị đánh là ẩn chứa một mưu đồ bưng bít thông tin. Không được biết, không được bàn thì khó giám sát, quyền lực thật sự của nhân dân sẽ bị cản trở ngay từ quyền được tiếp cận thông tin. Vì lẽ ấy, những hành vi hành hung nhà báo cần bị nghiêm trị bởi pháp luật và lên án bởi toàn xã hội.

Hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, thêm một lời cảnh báo để xây dựng một chính quyền mạnh. Chúng ta cần chung tay xây dựng một xã hội có năng lực phản kháng chống lại những điều ác, bất công vẫn còn nhởn nhơ tồn tại.

PHẠM DUY NGHĨA

 

 

NẾU CƯỠNG CHẾ NÊN CHỌN MÙA MƯA (?!)



66 Votes

Là bởi vì ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên (ảnh) sáng suốt nhận định nguyên nhân lực lượng cưỡng chế đánh người là “Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó không hay…”.

Làm công vụ mà trời nắng thì dễ hung hăng rồi đánh dân, đánh cả nhà báo như vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên thì đúng là khùng.

               Nhà báo Hán Phi Long bị lực lượng cưỡng chế tại Văn Giang đánh, gương mặt biến dạng (ảnh báo Tuổi trẻ)

Nói thế đã khiến nhân dân nổi khùng, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên còn nói là các nhà báo nên đưa clip gốc để các cơ quan chức năng nghiên cứu giải quyết. Ông này còn thản nhiên nói, không có cơ sở để khẳng định hai người bị đánh trong clip là nhà báo. Lại nói, đã phát hiện người đánh trong clip là dân phòng….Nói thế dễ gãy răng lắm đấy bác Chánh.

Báo Đất Việt lập tức minh họa:

Báo cáo đã dối trá, lại còn vu lên là dựng clip giả, giờ không che dấu được thì ngoa ngoắt xoen xoét gào: clip gốc đâu, ai quay? Ngoa ngoắt làm cái zầy, nhìn vào clip, vạch ra từng tên, từng mặt mà xử lý, khởi tố, đuổi cổ chúng ra khỏi ngành công an cho dân nhờ, giữ thanh danh cho công an là việc nên làm, quanh co, dối trá mãi làm gì.

Nhất cử nhất động của các người, nhân dân quay lại, ghi âm lại hết đấy, liệu mà sống, hành xử, làm việc cho tử tế.

 

Một con người lớn lên...
Cần:
- 9 thág 10 ngày trong Bào Thai
- 5 năm đi Nhà Trẻ
... - 5 năm học Tiểu Học
- 4 năm học Trung Học
- 3 năm học Phổ Thông
- 2 ~ 6 năm để học 1 cái nghề
Nhưng Cần Cả Đời...
Để học cách:
... + Tha Thứ ♥
+ Lắng Nghe ♥
+ Chia Sẻ ♥
+ Yêu ♥
+ Ghét ♥
+ Làm người Tốt ♥
+ Làm người Xấu ♥
Nhưng có 1 Định Luật bất định:
Gieo Nhân nào gặt Quả nấy
Không cần phải là vĩ nhân
Không cần phải vĩ đại
Hãy sống là chính mình .... và ....
Hãy làm 1 người " BÌNH THƯỜNG "
nhưng không hề " TẦM THƯỜNG "
Bạn nhé ♥

  Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long

Nhấp vào đây xem kẻ cướp bắt đầu lộ mặt

Nỏ thần giả và bằng tiến sỹ dởm 

http://tuanvietnam.net/2010-06-18-no-than-gia-va-bang-tien-si-dom

Xin quý vị nhấp chuột vào đây xem Bang-gia-chiec-gay-leo-len-cac-nac-thang-trong-bo-may-04188775.html

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông :Huỳnh Xuân Long Phải có bị can chịu trách nhiệm


Xem dẫn chứng sau 

 http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=12722

Ông Nguyễn văn Lương Bí thư đảng ủy 



Nhấp vào đây xem kẻ cướp bắt đầu lộ mặt

Nhấp vào đây xem đất vừa cướp được,chúng xây ngay ,sau đó bị phá
http://www.youtube.com/watch?v=u4IMsrB_yg4&feature=share
vào đây xem nhà của quan tham Mễ trì Từ liêm Hà nội  
 http://www.facebook.com/media/set/?set=a.200662153383332.44498.100003186469112&type=3
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long 

Vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
 https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961

Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
 http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8

Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin 
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel 
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel



Những mánh khóe của các “quan xã” - Thứ Ba, 17/05/2011 08:00



(Congannghean.vn)-Không chỉ thực hiện những việc làm sai trái trong giao đất ở và đất rừng như trên, bộ sậu cán bộ xã Thanh An còn bị nhân dân tố cáo là mập mờ trong thu chi tài chính. Và quả thật, những tố cáo này là có cơ sở khi qua kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán về việc thu và sử dụng tiền đất từ năm 2004 - 2008 của UBND xã Thanh An cho thấy, tổng số tiền xã thu được từ năm 2004 - 2008 là 2.061.279.900 đồng.
Những ngày này, người dân xã Thanh An, huyện Thanh Chương vẫn bàn tán râm ran về việc 7 cán bộ (2 cán bộ huyện và 5 cán bộ xã Thanh An) bị UBND huyện Thanh Chương kỷ luật cảnh cáo về những sai phạm trong quản lý đất đai và tài chính.
Người nói “xử” như thế là vừa phải; người lại nói hình thức quá nhẹ. Bản kết luận nội dung tố cáo của UBND huyện Thanh Chương cũng như những thông tin mà người dân cung cấp cho chúng tôi đã chứng minh nhiều vấn đề liên quan đến những mánh khóe của các “quan xã” này.
Bán đất sai thẩm quyền, giao đất “nhầm” đối tượng

Thực hiện chủ trương giao đất theo phê duyệt của UBND huyện Thanh Chương, từ năm 2004 - 2008, UBND xã Thanh An đã tổ chức xét giao đất, lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt giao đất theo hình thức định giá.
Việc giao đất được xã thực hiện ở 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 7/2006 do ông Nguyễn Hữu Đức làm Chủ tịch UBND xã.
Giai đoạn này, xã Thanh An đã tổ chức đấu giá và xét giao 41 lô đất ở với tổng diện tích là 12.035 m2. Tuy nhiên, không chỉ bán số diện tích đất đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch, những người đứng đầu xã Thanh An còn “bạo dạn” bán luôn số đất chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch của huyện.
Cụ thể: Trong 41 lô đất xã bán, chỉ có 28 lô với diện tích 7.203 m2 là đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, 13 lô đất còn lại chưa có phê duyệt quy hoạch của huyện với diện tích 4.832 m2 được xã bán với số tiền 145.500.000 đồng.
Oái oăm thay, số tiền này cũng không được nộp vào ngân sách nhà nước mà được để lại ngân sách của xã để “chi cho những việc khác”.
Tương tự, giai đoạn từ tháng 8/2006 đến tháng 12/2008 do ông Nguyễn Công Đức làm chủ tịch xã thì các quan xã ở đây cũng tổ chức xét duyệt giao thêm 23 lô đất sai thẩm quyền với diện tích 5.986 m2, thu về 668.605.000 đồng để vào ngân sách của xã.

Bên cạnh việc bán đất sai thẩm quyền, việc giao đất lâm nghiệp của UBND xã Thanh An còn thể hiện nhiều mánh khóe chiếm dụng tinh vi hơn.
Từ năm 2004 đến 2006, xã Thanh An được Sở Tài nguyên & Môi trường cho phép Trung tâm kỹ thuật TN&MT tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và lập hồ sơ giao đất - cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo NĐ 163/CP của Chính phủ.
Sau khi hoàn thành, UBND xã Thanh An đã trình UBND huyện Thanh Chương quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho 322 hộ (391 thửa) với tổng diện tích là 1.060 ha. Sự việc có thể sẽ chìm vào im lặng nếu như không có đơn tố cáo của một số đảng viên lâu năm ở đây.
Qua tiến hành kiểm tra nội dung tố cáo, UBND huyện mới phát hiện ra trong số các hộ được giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất nói trên, có 7 hộ được giao 12 thửa đất lâm nghiệp với diện tích 113,8 ha không đúng đối tượng.
Nói chính xác hơn, số hộ này không phải là hộ sản xuất nông lâm nghiệp, không có hộ khẩu tại Thanh An nhưng vẫn được UBND xã Thanh An đưa vào hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất.
Điển hình như các hộ: Nguyễn Phương Úy, Nguyễn Phương Quý, Hoàng Văn Thành, Lê Đức Bảo, Bùi Xuân Quang theo địa chỉ trong hồ sơ giao đất là ở thôn kinh tế mới xã Thanh An nhưng thực tế những hộ dân này không có hộ khẩu thường trú ở xã này.
Đặc biệt hơn, trong số 7 hộ nói trên, có hộ của bà Hồ Thị Hòa được giao tới 4 thửa với tổng diện tích là 13,0 ha, địa chỉ theo hồ sơ giao đất là thôn 11, xã Thanh An.
Thực chất, qua xác minh bà Hòa chính là vợ ông Nguyễn Văn Lương - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An từ năm 2004 - 2009, hiện là Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, có địa chỉ tại khối 7, thị trấn Thanh Chương. Tương  tự, hộ Giản Thị Bảy được giao 2 thửa đất tại Khe Dổi với diện tích 88.147 m2 và xứ Cồn Nghèn diện tích 5.961 m2.
Một trong những thửa đất mang tên bà Hòa, vợ ông Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Thanh An
Tuy nhiên, qua xác minh, bà Giản Thị Bảy là vợ của ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Chủ tịch UBND xã Thanh An từ năm 2004 - 2006, nay là Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương.
Trù dập người tố cáo, bất minh trong thu chi tài chính

Không chỉ thực hiện những việc làm sai trái trong giao đất ở và đất rừng như trên, bộ sậu cán bộ xã Thanh An còn bị nhân dân tố cáo là mập mờ trong thu chi tài chính.
Và quả thật, những tố cáo này là có cơ sở khi qua kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán về việc thu và sử dụng tiền đất từ năm 2004 - 2008 của UBND xã Thanh An cho thấy, tổng số tiền xã thu được từ năm 2004 - 2008 là 2.061.279.900 đồng.
Tuy nhiên, các cán bộ ở đây đã “mạnh dạn” để lại tới 1.620.959.500 đồng để chi vào những việc khác và chỉ nộp Kho bạc Nhà nước vỏn vẹn 440.320.400 đồng trong tổng số hơn 2 tỷ đồng thu được.
Theo kết luận của UBND huyện Thanh Chương, mặc dù “Việc thu và quản lý tiền giao đất của UBND xã Thanh An có những sai phạm, tuy nhiên, xã đã sử dụng nguồn tiền đó đầu tư vào XDCB các công trình phúc lợi, mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định. Hiện các công trình này đều phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực…”.
Trên thực tế, kết luận này của huyện khá là mâu thuẫn và không hợp lý bởi điểm qua một số công trình mà xã Thanh An xây dựng thì đã thấy rất nhiều sai phạm. Điển hình như việc lắp đặt mái tôn Trường mầm non xã Thanh An trên thực tế chỉ hết 39.715.300 đồng nhưng UBND xã quyết toán lên đến 43.268.500 đồng.
Một mảnh đất, xã ghi 3 phiếu thu nội dung khác nhau để "ém" tiền Nhà nước
Công trình xây dựng chợ Đình xã Thanh An chưa được UBND huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB nhưng xã lại vội vàng chuyển 500 triệu đồng cho Công ty Thảo Nguyên là thừa so với giá trị thực tế phải thanh toán.

Quá trình tìm hiểu về vụ việc, chúng tôi còn phát hiện thêm nhiều vấn đề liên quan đến các cán bộ xã Thanh An nằm ngoài kết luận của UBND huyện Thanh Chương. Ví như chuyện ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Bí thư chi bộ xóm 7 nhiệm kỳ 2008 - 2010 phát hiện ra nhiều khuất tất ở xã đã đứng ra viết đơn tố cáo lên huyện, tỉnh đề nghị làm rõ.
Đáp lại, ngày 15/6/2009, Ban Thường vụ Đảng ủy xã, đứng đầu là ông Nguyễn Văn Lương - Bí thư Đảng ủy xã đã bất ngờ ra quyết định đình chỉ sinh hoạt chi ủy đối với ông Giao với lý do ông Giao quấy rối, cản trở phong trào của xã.
Uất ức, ông Giao viết đơn khiếu nại lên Bí thư Huyện ủy, ngày 14/9/2009, Thường vụ Đảng ủy mới ra quyết định thôi đình chỉ sinh hoạt chi ủy đối với ông Giao.

Ngoài ra, ngay cả trong chuyện bán đất chưa được quy hoạch như chúng tôi đã nêu ở phần đầu, UBND xã Thanh An còn nghĩ ra “sáng kiến” để ém tiền bằng cách cho cán bộ xã viết nhiều phiếu thu khác nhau với hai nội dung: Tiền đất ở/tiền cấp quyền sử dụng đất và tiền đóng góp xây dựng quê hương/đóng góp xây dựng điện…
Với mánh khóe này, từ năm 2004 đến 2008, UBND xã Thanh An đã bán 36 lô đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và giao đất. Toàn bộ số tiền thu được là 814.105.000 đồng đã được chính quyền xã để lại sử dụng mà không nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Quốc Chuyên mua mảnh đất trị giá 30 triệu đồng thì phiếu thu tiền đất chỉ ghi 13 triệu đồng, tiền đóng góp xây dựng quê hương là 17 triệu đồng (chia làm 2 phiếu thu); gia đình ông Võ Bá Đức nộp tiền mua đất và phí trước bạ 21.210.000 đồng còn tiền xây dựng điện là 21.790.000 đồng…

Việc UBND huyện Thanh Chương quyết định xử lý kỷ luật mức cảnh cáo đối với 7 cán bộ trên phần nào lập lại sự nghiêm minh và lòng tin trong nhân dân, nhưng câu chuyện có vẻ như chưa chấm dứt ở đây bởi người dân đang băn khoăn: Sau những sai phạm trên, những cán bộ đó có đủ tầm để là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân hay không bởi trên thực tế, họ vẫn đang tự ứng cử vào đại biểu HĐND các cấp?
Việt Dũng - Văn Dũng