Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nỗi sợ của loài người

Bài văn lạ về nỗi sợ của loài người 

 

 

Cập nhật lúc 02/12/2012 01:25:00 AM (GMT+7)
- Diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói: "Tôi chỉ sợ luật pháp"... Phải chăng bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?

Ảnh minh họa




Đề bài:

Trong bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải trên trang tạp chí điện tử Đẹponline ngày 14.9.2012 có đoạn đối thoại sau:


- Còn anh, anh sợ “thằng”nào?


- Tôi chỉ sợ luật pháp.


- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?


- Đấy, chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.


Lấy “Sợ” làm đề tài, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình
.

Bài làm:


Napoleon từng nói “Kẻ nào sợ bị khuất phục, kẻ đó sẽ thất bại.” Bởi thế nên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được khích lệ động viên bằng những câu nói “Đừng sợ thất bại”, “Chớ sợ khó khăn”… Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, cái sợ dường như thật vô ích, cái sợ trở thành một thứ ngăn trở con người tiến lên, thành công. Vậy mà trả lời phỏng vấn một tờ báo, khi được hỏi sợ điều gì, diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói :”Tôi chỉ sợ luật pháp.” “- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?” “- Chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.” Phải chăng bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?


Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một nỗi nguy hiểm hoặc một mối đe dọa nào đó có thể xảy đến với mình. Sợ là một biểu hiện tâm lý mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống, nó luôn hiện diện thật phong phú. Một đứa bé có thể sợ không có mẹ ở bên, một học sinh sợ bị điểm kém, một cô gái nhút nhát có thể sợ khi đối diện với đám đông, một người bán rong sợ trời mưa gánh hàng bị ế, một người sắp rời khỏi cuộc đời sợ cái chết,…. Theo các nhà tâm lý học thì sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm sinh, bản năng của mỗi con người, nó là một điều rất đỗi bình thường.


Đa phần ta vẫn thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc không tốt, nó khiến con người trở nên nhụt chí, trở nên hèn nhát và cản trở thành công. Kinh Phật cũng đề cao cái “vô úy”, “vô sở úy” (Tức là không sợ hãi) mà răn rằng: “Đừng nên để lòng vào chỗ sợ hãi lắm mới xa lìa trong trường chiêm bao tráo trác”.


Nếu sợ thất bại mà không dám đối diện với khó khăn, không dám thử, không dám khám phá những cái mới, cái sợ đó sẽ khiến con người trở nên nhỏ bé và giới hạn khả năng của chính mình. Turgot nói: “Có những người vì sợ gãy chân mà không dám bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy?” Quả thực, với cuộc sống phong phú này thì một lần dám đối diện với thử thách, một lần dám “liều” thì con người sẽ khám phá và mở rộng hơn rất nhiều cuộc sống vốn ngắn ngủi, đó là khi thành công đến, là khi tìm thấy và khẳng định được chính mình.




Nếu sợ cường quyền mà khuất phục, cúi đầu để được sống, để đạt được mục đích đê hèn thì nỗi sợ hãi đó cũng thật đáng khinh. Sợ cấp trên nên nịnh nọt để được thăng tiến, để không bị trù dập, sợ mất cơ hội mà tranh giành, đấu đá dẫm đạp nên mọi giá trị. Những nỗi sợ đó khiến con người vốn nhỏ bé lại càng bị kéo xuống thấp hơn.


Nhưng không phải vì thế mà cứ sống một cách ngang tàng, không biết sợ bởi lẽ có những nỗi sợ lại rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết tiết chế nỗi sợ hãi và biết sợ hãi đúng lúc, đó có khi lại là một cách hay để sống tốt cuộc sống của mình.


Bởi lẽ đối diện với bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống, cái sợ sẽ khiến con người trở nên cẩn trọng hơn. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó lường, những thay đổi mà con người không thể biết hết, sợ những hiểm nguy đó cũng giống như một người đi trong đêm sợ bóng tối vậy. Để từ nỗi sợ đó, ta sẽ tính toán cẩn thận và có những bước đi đúng đắn. Sợ thất bại, ta sẽ cẩn trọng để không phải mắc sai lầm, để đi đến thành công nhanh chóng hơn. Nếu không biết sợ, ai cũng có thể nhắm mắt làm liều, làm bừa thì hậu quả sẽ khôn cùng. Vụ sập cầu Cần Thơ năm 2008 chẳng phải cũng là biểu hiện của sự thiếu cẩn trọng mà căn nguyên của nó cũng chỉ vì không biết sợ hay sao?


Hơn nữa, đôi khi cái sợ lại là biểu hiện trái chiều của thái độ trân trọng với cuộc đời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:
“Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.” Một ví dụ giản dị nhất của nỗi sợ, đó là sợ cái chết. Sợ cái chết không chỉ là một nỗi sợ bản năng của con người mà với những người biết trân trọng cuộc sống, sợ cái chết vì còn nhiều điều chưa hoàn thành, vì còn nhiều dự định còn ấp ủ. Không yêu đời sao phải ngại chết, không trân trọng tình người sao phải sợ mất tình?

Ta vẫn thường nhìn nhận sự sợ hãi đồng nghĩa với hèn nhát, thiếu can đảm, từ đó mà xem nhẹ, coi khinh cái sợ. Nhưng đôi khi, có những nỗi sợ hãi lại tôn con người lên, khẳng định phẩm giá của con người, như nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao - một con người không biết sợ bất cứ thế lực nào nhưng lại có một nỗi sợ thật cao quý “sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Chính cái sợ đó đã tôn vinh Huấn Cao lên thêm một bậc của kẻ anh hùng.


Trở lại với cuộc đối thoại ngắn của diễn viên Lương Mạnh Hải để thấy được một trong những điều con người nên sợ hãi, đó là sợ pháp luật. Người ta thường nói, nếu không làm điều gian tà, độc ác, sao phải sợ sự trừng trị của pháp luật? Nhưng Lương Mạnh Hải lại cho rằng người thiện lương mới là người sợ pháp luật. Bởi lẽ cái sợ sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật với những kẻ gian tà thực chất chỉ là cái sợ bề ngoài, cái sợ thuộc về bản năng khi phải đón nhận một bản án không tốt dành cho mình. Còn cái sợ pháp luật của người lương thiện đó không chỉ là cái sợ để hướng con người biết giới hạn, biết hành xử đúng mực mà đó là cái sợ khi phải đối diện với tòa án lương tâm trong chính mỗi con người.


Xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng không biết sợ pháp luật? Đó là khi những quy tắc, chuẩn mực, giới hạn bị phá vỡ, khi mọi quyền của con người bị xâm phạm một cách ngang nhiên. Đó là khi ai cũng có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để gây tội ác, như những dư chấn sau vụ án Lê Văn Luyện, đó là tội ác của Lê Anh Tuấn, không biết sợ pháp luật vì biết mình chưa đủ độ tuổi luật định để nhận bản án thích đáng của pháp luật đối với tội ác dã man của mình.


Bởi thế mà cái sợ không phải lúc nào cũng là vô ích, vô nghĩa. Sợ để biết sống đúng mực, sợ để biết trân trọng những gì đáng quý trong cuộc đời, sợ để biết cẩn trọng hơn. Đó là cái sợ nên có trong cuộc đời.











Cuối cùng, thực chất, sợ và không sợ cũng chỉ tồn tại trong cùng một mối quan hệ mà thôi, vì sợ cái này mà không sợ cái kia. Nó giống như sự can đảm của người lính, không sợ cái chết bởi sợ sống một cuộc sống còn tồi tệ hơn cái chết, đó là cuộc sống của một dân tộc đã chết. Nó cũng giống như nhà bác học Ga-li-lê không sợ giáo hội Thiên Chúa giáo thế kỉ XVIII vì sợ chân lý bị đánh cắp khi bảo vệ quan điểm Trái Đất quay quanh mặt trời của mình. Bởi vậy sợ và không sợ, cái nào nên, cái nào không nên thực chất không có ranh giới rõ rãng, ranh giới đó do chính mỗi người tự đặt ra khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Để làm sao, dù không sợ hay sợ thì ta vẫn luôn hành xử một cách đúng mực.


Còn tôi, tôi sợ một ngày tôi đánh mất chính mình…


Copy tặng bà con anh chị em bài thơ của độc giả comment bên Blog của Minh Hằng:
****************************************************
CP cầm cố đất nước.
QH không dám cầm còi
Tham nhũng ung dung cầm lái.
Gặp tàu khựa quỳ gối cầm bô.
Lãnh đạo khấu đầu cầm bị.
Phong bì thoải mái cầm cương.
Yêu nước thì bị cầm tù.
Tư pháp cầm đèn chạy án.
Bác sĩ vô cảm cầm tiền.
Chất xám tất bật cầm máu.
Tại chức nhí nhố cầm bằng.
Đầu tư tuột dốc cầm chắc.
Cán bộ làm việc cầm chừng.
Lãnh đạo níu ghế cầm đô.
Dân nghèo lũ lượt cầm đồ.
Nông dân chạy gạo cầm hơi.
Ngư dân cầm tàu chuộc mạng.
Tiểu thương cầm vợ đợ con.
Trí thức rán cầm nước mắt.
Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu.
Trên dưới tranh quyền cầm trịch.
Nhìn giặc cướp đảo không dám cầm quân.
Quân đội lắm phen cầm cập

sắp đến ngày mọi người cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy,..

đập cho bọn cầm thú không để chúng cầm ...


Hớt tóc Sài thành chiều khách từ A tới Z

Các cô thợ chẳng cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống rồi dìu vào phòng. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
> Cà phê khoe ngực, khoe đùi ở Sài Gòn

Ở thành phố được gắn liền với biệt danh "Hòn ngọc Viễn Đông", dịch vụ "em út" nhiều không đếm xuể. Chỉ cần lượn vài vòng thành phố sẽ thấy khắp nơi, từ quán nhậu, quán cà phê đến quán bar, vũ trường, tiệm karaoke trương bảng tuyển nữ tiếp viên rầm rộ với yêu cầu tuyển dụng giản đơn "trẻ, đẹp, yêu nghề, dễ bảo".
Hớt tóc - loại hình dịch vụ tưởng chừng chẳng liên quan gì đến cái vụ mỹ nữ với hồng nhan nhưng ở đất Sài thành, dân kinh doanh tông đơ kháo nhau cái nghề gọt đầu cho mày râu mà thiếu bóng hồng coi như... trớt quớt!
Một bộ phận không nhỏ đấng tu mi nam tử ở "thành phố hoa lệ" này có cái thú vào tiệm hớt tóc phải có "mấy em" mới chịu. Tay nghề của các em ra sao họ chẳng quan tâm, chỉ cần mấy cô thợ nữ đỏm dáng, mặc sexy, chiều khách thì các ông khoái. Vì khoái mà có ông vào tiệm hớt tóc chỉ để được gội đầu, lấy ráy tai, hoặc nhổ tóc bạc và sau đó thì… "tiến xa". Và cũng vì khoái mà có ông đầu trụi lủi nhưng cứ dăm bảy ngày lại lén vợ chui vào tiệm cho mấy em... hớt tóc.
Ông Chín Thẩu (phường Phước Long B, quận 9) tuổi ngoài 50, tóc có mấy sợi loe hoe nhưng rất hay vào các tiệm tông đơ để được các cô thợ nữ... hớt tóc. Nói là thợ cho oai chứ kỳ thực những tiệm "hớt tóc dzui dzẻ" mà ông Thẩu chui đầu vào các cô thợ chẳng biết ất giáp cái việc ủi tông đơ hay xỉa kéo.
"Nói thiệt là các ẻm nó có hớt nhưng là hớt bằng mồm. Hớt vậy đã lắm, nhột lắm, đảm bảo hớt một lần là ghiền, là muốn hớt hoài, hớt mãi", ông Thẩu tâm tình khá sỗ sàng rồi huỵch toẹt: "Cái này thiên hạ hay nói là hớt tóc trá hình. Nói vậy nghe nó tệ nạn quá, gọi là hớt tóc dzui dzẻ thì đúng hơn bởi vô trỏng rồi cả khách và các em đều dzui. Khách dzui vì được các em trổ tài điệu nghệ phê thấu trời. Còn các em dzui vì có được thu nhập, có khi nhờ làm khách hài lòng mà được boa đậm".
Các chân dài trong một quán hớt tóc thanh nữ ở TP HCM.
Các chân dài trong một quán hớt tóc thanh nữ ở TP HCM.
Vì điểm tới lui là những tiệm hớt tóc nhạy cảm nên để tránh sự lồng lộn của "sư tử Hà Đông", ông Thẩu cùng ông bạn Sáu Bảnh (phường Long Bình, quận 9) thường đi "tác nghiệp" ngoài quận. Mỗi khi ngứa đầu ngứa tai muốn "đi gội lấy ráy", hai ông phải dạt sang các quận khác cho chắc ăn. "Lẩn quẩn trong quận dễ gặp người thân quen, sợ đến tai mấy bả khó tránh bi kịch bị xé xác lắm", ông Bảnh cho biết.
Rồi ông Bảnh chia sẻ: "Nói thiệt bà xã tôi nhìn oải lắm, lúc nào cũng nhàu nh, nhăn nhó, da thịt thì nhão nhoẹt nên chán, hay đi chơi bời. Tôi chỉ thích vào tiệm hớt tóc bởi so với các tiệm massage, quán karaoke, quán nhậu thanh nữ... thì vào tiệm hớt tóc an toàn, thoải mái, ít tốn kém hơn. Lúc nào căng thẳng chỉ cần lủi vào cho các em nó 'mần' là phê".
Nay hớt tóc, mai cạo mặt, ngày kia lấy ráy tay, ngày kế tiếp gội đầu... nên bộ đôi "cao thủ tông đơ" Chín Thẩu và Sáu Bảnh rành rẽ rất nhiều "con đường sung sướng" tập trung đông các tiệm hớt tóc nhạy cảm. Sau khi liệt kê hàng loạt địa điểm như đường Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh (quận 10)..., ông Bảnh bật mí, dạo gần đây ông và chiến hữu thường tới lui mấy quán ở quận Tân Bình, đặc biệt là đường Bạch Đằng gần khu sân bay: "Ở đó ok lắm, các em nó rất yêu nghề, khách muốn hớt kiểu gì cũng được chiều tới bến".
Ở đường Bạch Đằng, trên đoạn phố chỉ hơn 100 m nhưng có đến hơn chục điểm hớt tóc thanh nữ có các cô thợ ăn vận mát mẻ nổi tiếng "quậy tới bến" với màn hớt tóc bằng lưỡi, bằng môi…, bằng các động tác mơn trớn quái dị. Trong lúc cô thợ đỏm dáng ăn vận theo môtíp truyền thống "trống trên hở dưới" bận "hớt tóc" thì ông khách nằm dài trên ghế câu cổ hôn hít, ông thì táy máy "khám điền thổ" một cách thản nhiên. Có ông chẳng biết hớt tóc kiểu gì mà khi bước ra từ căn phòng đèn màu mập mờ thì mặt mũi bơ phờ. Hỏi ra mới biết vào vòng trong, tốc độ "hớt tóc" của cả khách lẫn thợ rất ác liệt nên khách mới… "mệt" như vậy.
Tại tiệm T.Đ, sau khi đón khách bằng động tác uốn éo lả lơi, nghe khách đòi hớt tóc, cô thợ phốp pháp õng a õng ẹo bảo "anh đi nhầm chỗ rồi, em hổng có biết mần cái món cắt gọt đâu, sở trường của em là... xoa với bóp thôi".
Trong khi đó, anh Trung (Việt kiều Canada) cho biết, được một số bạn bè từng về Việt Nam vui chơi mách bảo ở quận 1 có điểm hớt tóc đúng nghĩa "thiên đường" nên khi vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất, anh lập tức "hú" taxi đưa đến tận nơi để được mục kích sở thị. "Đúng như đoạn clip mà một anh bạn chuyển cho tôi xem trước đó, tiệm này rặt gái với gái, cô nào cũng xinh tươi, ăn vận mát mẻ và phục vụ khách chu đáo tận tình". Anh bật mí: "Vào đây bạn đừng mong sẽ trở ra với mái đầu được cắt hớt như ý nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ nào đó. Mấy cổ chỉ giỏi phục vụ khách các khoản khác thôi. Thông thường lúc đầu là màn bóp vai, vuốt keo tóc và sau đó muốn gì là việc của bạn".
Sợ rằng diễn tả của mình không đủ ý, anh Trung cho xem đường link liên quan đến tiệm hớt tóc được cánh Việt kiều trẻ hay các thiếu gia đang sinh sống tại Sài Gòn thường xuyên tới lui. Clip dài hơn 10 phút với em út lố nhố, nhún nhảy tươi vui. Khách vừa bước vào lập tức được dàn mỹ nữ ùa tới cúi chào lịch sự. Từ đầu đến cuối clip, chẳng thấy các cô thợ kia cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống và dìu khách đi vào phòng trong. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Một lần vào tiệm như vậy, anh Trung bảo, phải "tiêu" ít nhất 1 vé (100 USD), có khi còn hơn, trong khi ở Canada, kiếm đỏ mắt cũng chẳng thể có kiểu hớt tóc "ngộ đời" như vầy. "Khi đã có trải nghiệm, tôi mới biết vì sao tiệm hớt tóc ấy được cánh Việt kiều gọi là "thiên đường". Tôi cũng hiểu vì sao khách vào đấy được chủ kinh doanh cho quay phim thoải mái. Bởi sau khi đốt khoản tiền khá lớn, khách còn là kênh quảng cáo miễn phí cho chủ tiệm khi phát tán đoạn phim cho bạn bè. Cứ thế người này truyền tai người kia, Việt kiều trẻ về nước là muốn đến thiên đường một lần cho biết. Và các thiếu gia lắm tiền ở Sài Gòn xem việc vào đấy tiêu tiền, giựt le với các cô thợ là đẳng cấp.
Lãnh đạo Công an phường 2 (quận Tân Bình) cho rằng, muốn dẹp thì phải có chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải bắt quả tang. Các chị em quá quen mặt công an địa phương nên chuyện bắt tận tay day tận mặt chẳng phải dễ. Dù vậy, sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Công an phường 2 đã lập biên bản, xử lý đóng cửa nhiều điểm... và hiện nay, nạn hớt tóc nhạy cảm không còn lộng hành như trước bởi đã có cả chục điểm bị triệt dẹp.
Theo An ninh Thế giớ

Khởi tố Phó phòng PC 45 công an Hải Phòng

Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn:

Khởi tố Phó phòng PC 45 công an Hải Phòng 

 

 

Cập nhật lúc 06/12/2012 11:32:06 PM (GMT+7)
Liên quan đến việc tổ chức cho bị can Dương Chí Dũng - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN bỏ trốn, cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với Vũ Tiến Sơn (SN 1966) - Phó phòng PC 45 Công an TP Hải Phòng.

Bị can Dương Chí Dũng - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN

Tin từ Công an TP Hải Phòng vừa cho biết, sáng nay 6/12, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã làm việc với Công an TP Hải Phòng, công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vũ Tiến Sơn (SN 1966) - Phó phòng CSĐT Tội phạm về TTXH (PC 45) Công an TP Hải Phòng về tội “Tổ chức người trốn đi nước ngoài” theo điều 275 Bộ luật hình sự.

Trước đó, liên quan đến hành vi tiếp tay cho bị can Dương Chí Dũng - Nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bỏ trốn, đối tượng Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng) vốn đang mang lệnh truy nã của Công an TPHCM về tội buôn lậu đã được sự tiếp tay của đối tượng Vũ Văn Sáu - nguyên Trưởng công an xã An Thọ - An Lão (Hải Phòng) làm giả chứng minh thư và sổ hộ khẩu về nước giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.


Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn: Phó phòng PC 45 Công an TP Hải Phòng bị khởi tố

Liên quan đến việc tiếp tay cho bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can với Vũ Tiến Sơn - Phó phòng CSĐT Tội phạm về TTXH (PC 45) Công an TP Hải Phòng. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an)

Hành vi của đối tượng Vũ Văn Sáu bị lật tẩy khi y lợi dụng quyển hộ khẩu do ông Hoàng Văn Hiển (SN 1944, trú tại xã An Thọ - An Lão - Hải Phòng) làm chứng minh nhân dân giả mang tên Hoàng Văn Linh cho đối tượng Đồng Xuân Phong.


Theo quyển sổ hộ khẩu mà Vũ Văn Sáu đã làm giả thì họ tên của ông Hoàng Văn Hiển (SN 1944) đã bị đổi thành Hoàng Văn Hiến (SN 1946), vợ ông Hiển là bà Phùng Thị Vinh (SN 1947) bị đổi thành Hoàng Thị Loan (không rõ năm sinh), con gái ông là Hoàng Thu Thủy (SN 1971) được đổi là Hoàng Văn Linh (SN 1975).


Như vậy, đối tượng Vũ Tiến Sơn - Phó phòng PC 45 Công an TP Hải Phòng vừa bị cơ quan ANĐT Bộ Công an khởi tố là đối tượng thứ 3 bị lột “mặt lạ” trong vụ án giúp bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn khỏi Việt Nam.


Hiện sự việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.


Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
 


(Theo Quốc Đô/Dân Trí)

Vietnamnet
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.

DN cạn tiền mặt, giám đốc ngồi trên lửa

DN cạn tiền mặt, giám đốc ngồi trên lửa 

 

 

Cập nhật lúc 05/12/2012 01:30:00 AM (GMT+7)
- Một tình trạng chung đang khiến nhiều DN đau đầu vào thời điểm cuối năm là tiền mặt khan hiếm trong khi nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều.

Tiền đi đâu hết?

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hoàng Mai (Thanh Xuân Trung - Hà Nội), cho biết, chưa bao giờ thấy khan hiếm tiền mặt như hiện nay, gần cuối năm nhu cầu chi tiêu nhiều mà tiền thì không có.

“Tài khoản rỗng không, khách hàng thì chưa thanh toán, bản thân DN cũng đang nợ một số nhà cung cấp tiền hàng mà đến nay không có tiền trả, trong khi đó lương nhân viên đang phải chậm, thưởng cuối năm chưa nhìn thấy khoản nào”, ông Anh than thở.


Trong khi đó, một chuyên gia ngân hàng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại chuẩn bị một lượng tiền mặt rủng rỉnh đủ đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cuối năm và chuyển về các địa phương, vì vậy không có chuyện khan hiếm tiền mặt. Nếu trong tài khoản của các DN có số dư thì đều có thể rút được tiền mặt ra chi tiêu. Vấn đề ở đây chính là DN cạn nguồn tạo ra tiền.


Nguyên nhân khan hiếm tiền được chuyên gia này lý giải là do tín dụng không mở được dẫn đến vòng quay vốn của nền kinh tế chậm, thu nhập của người dân giảm, của những người hưởng lương Nhà nước không tăng, trong khi chi tiêu từ ngân sách Nhà nước cũng thắt chặt.


Với DN thì số lượng đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, thua lỗ ngày càng tăng, hàng tồn kho lớn, đầu ra không có, không tiếp cận được vốn vay, nợ quá hạn với ngân hàng cao, nợ giữa các DN với nhau cũng nhiều nên không có tiền thanh toán cho đối tác...





Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Nguyễn Công Trứ - Hà Nội) cũng cho rằng, tiền mặt thì không khan hiếm mà vấn đề chính là ở chỗ các DN khó tiếp cận được vốn, nợ xấu cao, không bán được hàng, không tạo ra lợi nhuận.


Phân tích về vấn đề này, ông Lý cho biết: "Hiện chi phí để có 1 kg thịt lợn hơi từ 45.000 đồng tới 55.000 đồng nhưng bán ra chỉ đạt mức 42.000 đồng, trong khi trước kia là trên 60.000 đồng. Thua lỗ đã khiến người chăn nuôi bỏ chuồng và các DN chế biến cũng gặp khó khăn do đầu ra có nhu cầu thấp.

Tôi biết có DN chế biến thực phẩm, có tổng tài sản 130 tỷ đồng, nhưng hiện tại 4 cửa hàng lớn kinh doanh thực phẩm không bán được, phải đóng cửa, cho thuê không được, giờ không biết làm gì".


Khi DN đã phải ngừng hoạt động vì không bán được hàng thì lấy đâu ra tiền mà thanh toán. Không chỉ nợ ngân hàng mà nợ giữa các DN với nhau dẫn đến chẳng ai còn tiền cả.


Nợ nhau vòng quanh


Cho đến nay chỉ số hàng tồn kho có xu hướng giảm nhưng khối lượng tồn kho vẫn cao và những DN có hàng tồn kho cao thì thanh khoản đều rất yếu.


Trong lĩnh vực bất động sản là rõ nhất, ví dụ một DN lớn là Quốc Cường Gia Lai, theo báo cáo tài chính đến tháng 9/2012 chỉ còn 39 tỷ đồng tiền mặt trong tài khoản, trong khi đó, tổng nợ ngắn hạn là 1.931,4 tỷ đồng, hàng tồn kho rất lớn lên tới 3.511,7 tỷ đồng.


Với giá trị hàng tồn kho lớn như vậy, trong khi không thể giải quyết được thì các khoản nợ cũng như các khoản phải thanh toán sẽ chẳng tìm được nguồn đâu ra bởi số tiền mặt còn lại quá nhỏ nhoi, chỉ có 39 tỷ đồng.


Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, theo tính toán của một số DN, với giá cá tra ở mức gần 22.000 đồng một kg như hiện nay, để làm ra một kg cá tra philê cần 2,5kg nguyên liệu, tương đương 55.000 đồng.


Xuất khẩu khó khăn, chi phí tồn kho làm đội giá thành hơn 700 đồng một kg philê mỗi tháng. Trong lúc đó, nhiều DN do tình hình tài chính yếu kém đã buộc phải bán cá với bất kỳ giá nào để tạo ra dòng tiền tự nuôi sống mình. Có DN hiện chỉ chào giá cá tra philê từ 2,2 - 2,4 USD/kg (chưa tới 50.000 đồng).


Bán dưới giá thành như vậy, các nhà máy đang ăn vào vốn. Biết là vậy, nhưng chỉ cần một tuần, một tháng không có dòng tiền quay về để làm nóng tài khoản thì DN cũng sẽ gặp khó khăn.


Ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho biết, "tồn kho” công nợ chính là vấn đề nan giải nhất của cộng đồng DN hiện nay.


Theo phân tích của ông Vương, thì các DN nhỏ bị các DN lớn hơn, nhà thầu lớn hơn nợ. Các nhà thầu lớn ấy lại bị chủ đầu tư, bị các nhà thầu lớn hơn nợ, đặc biệt có khoản nợ đến từ địa phương và đến từ các nguồn của Chính phủ... Sự lòng vòng này gây nên khó khăn cho các DN. Đặc biệt, các khoản nợ này ngày một phình to và không có cách giải quyết dứt điểm, dẫn đến DN bị hụt hơi, thanh khoản yếu, mất khả năng thanh toán.


Vấn đề chính là lấy đâu ra tiền? Các nhà kinh tế cho rằng phải có cú hích thực sự để khơi thông đầu ra cho sản xuất. Có như vậy mới giải quyết được hàng tồn kho đẩy mạnh sản xuất, tăng việc làm và đẩy nhanh vòng quay vốn.


Theo tiến sỹ Nguyễn Đại Lai, Chính phủ cần có chính sách kích cầu và coi đây là giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay. Thực tế kinh tế đã rơi vào trạng thái trì trệ, kích cầu là phải kích mạnh vào năng lực mua hàng hóa dịch vụ chứ không phải khích vào sản xuất hàng hóa, ông Lai nói.


Giải pháp này dựa trên biểu hiện của lạm phát năm 2012 không khó kiểm soát, không phải do nhập khẩu, cũng không phải do chi phí đẩy hay cầu kéo như một số năm trước đây mà căn bản là do sức mua của xã hội giảm sút, do đó các chính sách kích cầu cần chỉ rõ ví dụ như tăng lương, giảm thuế Giá trị gia tăng, mua hàng tạm trữ, giảm lãi suất cho vay ...



Còn các DN thì phải cơ cấu lại, nâng cao năng lực quản trị, hợp tác với nhau mở thị trường, tìm vốn rẻ từ nhiều nguồn khác, không chỉ dựa vào các ngân hàng và tăng tính thanh khoản của hàng hóa.


Khi hàng hóa được tiêu thụ mạnh, hàng tồn kho giảm, các DN sẽ có tiền, sẽ thanh toán các khoản nợ và đầu tư vào sản xuất kinh doanh qua đó thu hút, tăng thu nhập cho người lao động... và tiền sẽ không còn khan hiếm nữa.


Trần Thủy