Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Đơn tố cáo gửi ông Nguyễn Đức Hạnh phó tổng thanh tra chính phủ Trụ sở Thanh tra Chính phủ, Lô D29, Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Nguyễn Dũng với vai trò là Trưởng đồn công an , đồn số 1 công an Huyện Từ liêm  đáng ra ngay sau khi nhận được thông tin nhà của gia đình anh  Huỳnh Xuân Long bị phá thì cần tiến hành điều tra, nắm thông tin để ra quyết định khởi tố vụ án hủy hoại tài sản. Nhưng ngược lại, sau khi đã đầy đủ dấu hiệu tội phạm qua hình ảnh ngôi nhà bị phá hủy trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày trong các ngày 1/4/2011  (Ông Long là người trực tiếp cung cấp hồ sơ cho Trung tá Nguyễn Dũng ngay khi sự việc xẩy ra ) thì Trung tá Nguyễn Dũng vẫn KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VỤ ÁN. Đây là hành vi vi phạm tội danh TỘI KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI

 


Chuyện này chỉ có ở Việt nam


Kẻ cướp của nông dân là ai ? (kỳ 3)

(Có bàn tay của cán bộ nhà nước dính vào việc phạm pháp?)


Người Nông Dân chân chính đã bị dồn vào đường cùng bởi kẻ mang danh Đảng và chính quyền “Do dân, vì dân”, đấy chính là kẻ thủ ác Lê văn Hiếu Bí thư đảng ủy xã Mễ trì từ Tiêm Hà nội  Nguyễn Hữu Quyết Phó Chủ tịch xã Mễ trì Dũng Đồn Công An số 1 Từ liêm Hà nội , không thể là ai khác.Đây chính là một điển hình đặc sắc trong đời sống chính trị hôm nay mà nhân dịp Đảng kêu gọi chỉnh đốn Đảng, thì Đảng hãy lấy điển hình này để xem lại mình, cán bộ mình ở cơ sở.


Trong vi deo nói lên hành trình đi tìm công lý ,cả một thời gian dài nhẫn nhục ,chịu đựng nỗi uất ức,vì ,Những kẻ tội đồ cướp phá, hủy hoại tài sản của nhân dân “ Bá Kiến năm 2012...”
Bắt nguồn từ động cơ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ có chức quyền....cùng kết hợp với bọn đầu trâu mặt ngựa 
(Long đang trình bày với Bí thư xã Mễ trì Lê Văn Hiếu Điện thoại 0912170088) sau đó gặp phó chủ tịch xã Nguyễn Hữu Quyết nhưng chỉ vẫn nhận được lời hẹn .....

Nhà Long bị cướp ở vị trí này

Quán bán hàng khi chưa bi phá (phía sau quán là nhà Long đang ở khi chưa bị phá



tên Hùng nhà ở mễ trì người đứng đầu đến phá nhà
Việc phá hủy nhà ở của Huỳnh Long nếu Long  là 1 nạn nhân. Vì thiên tai thì Chính quyền địa phương cũng đã phải nhanh chóng giúp đỡ khắc phục hậu quả  do thiên tai gây ra ,huống gì đây là 1 vụ không đáng để Chính quyền gây ra mức độ như thế này, thì không có cách nào khác phải nhanh chóng giải quyết hậu quả để trả lại cuộc sống bình thường cho gia đình ông Long, không chờ đến lúc các cơ quan có thẩm quyền cấp trên kết luận sự việc. Nếu không như thế, đây thực sự là 1 sự vô cảm không còn là một cấp Chính quyền của nhân dân nữa…!

 Huyện Từ liêm, và xã Mễ trì cộng với hiện tượng có xã hội đen tham gia việc phá hại tài sản nhà anh Long, nên trên mạng.. có người đã bình luận là hệ thống tổ chức Đảng ở Từ liêm đã bị lũng loạn và suy thoái....đến ngày hôm nay sau 10 tháng mọi việc vẫn đi vào quên lãng Huỳnh Long vẫn không có chỗ ở ...
Tôi thấy trong vụ này Trong lãnh đạo của UBND xã do bệnh quan liêu, nhưng phần lớn thì không phải chỉ quan liêu mà thành đâu...., mà là bệnh tham và nhũng, tham đến mờ mắt, mờ tâm, mờ tất cả mọi thứ nên mới có thể nhũng ,nhiễu ,chà đạp một cách không thể phũ phàng và thớ lợ hơn, nên tất cả mọi giá trị, từ công lý tới lương tâm, tới dư luận xã hội, tới nhân phẩm con người như vậy chứ. Phải là một sự kết hợp hoàn hảo của tham lam vô độ, ngu si tột bậc, vô văn hóa, vô giáo dục, vô đạo đức tối đa của cá nhân ,quan chức chính quyền, cộng thêm với lề thói quan liêu của hệ thống hành chính nhà nước thì mới có thể tạo nên được “kỳ quan” vô tiền khoáng hậu ở Mễ trì Từ liêm này.
Vụ này xứng đáng được ghi vào Guiness thế giới và vào những mục “Những chuyện chỉ có ở Việt Nam”. Thật vẻ vang Việt Nam
Luận là một trong những đệ tử .....đã đi tù về ..ngày 8/3/2012 đang kết hợp với ngưòi thuê nhà tên là Nga chiếm luôn nhà  đã 6 tháng không trả tiền nhà sau Luận là công an Liệu Dũng công an đồn trưởng có dám đứng sau vụ này không ???
Chuyện công an 'nhờ vả' xã hội đen, hoặc đóng giả làm 'xã hội đen' là chuyện thường ngày, song trước kia còn khá kín đáo, còn bây giờ trở nên lố bịch một cách quá đáng. Than ôi, đến không còn biết xấu hổ là gì nữa thì hết thuốc chữa rồi. Ngày tàn rồi.



nháy vào đây để xem video

Ông Huỳnh Khuất là thân sinh ông Huỳnh Xuân Long
năm nay 84 tuổi hiện là thương binh 3/4 là Đảng viên 60 năm tuổi đảng
Thẻ Đảng của ông Huỳnh Khuất

Ông Huỳnh Xuân Long hiện là thương binh hạng 1 mất 81% Sk



























"Quan chức bất nhân..., bất nhất,  chính quyền bất minh, luật pháp bất ổn, nhà nước bất lực nên người dân bất an  (Cu vinh)



Quán bán hàng Cơm bình dân trước cửa nhà phục vụ công trường khi chưa bị phá 
Ảnh chụp nhà ở của Long năm 2006 khi chưa bị phá bên trong là tường xây 

Nhóm Lợi ích đầu trâu ,đầu chó đang phá nhà  cướp của khi Long đi vắng ,Nguyệt (vợ )chụp khi chúng đang phá  ngày 19/3 năm 2011
 (Ngôi nhà nằm ngoài quy hoạch, là bất khả xâm phạm, được hiến pháp bảo vệ, nếu lực lượng nào đó xâm phạm trái phép là được phản kháng. Ở Mỹ, nếu vi phạm chỗ ở bất hợp pháp, chủ nhà có quyền giết mà chủ nhà vẫn vô tội.)(Xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp. Kể cả quyết định cưỡng chế có đúng... thì tội danh cũng phải thay đổi. Vì ngôi nhà này là chỗ ở hợp pháp, không nằm trong quyết định cưỡng chế. Nên chủ nhà có quyền phản kháng.....)

Có một sự thực đang diễn ra ở Mễ trì Từ liêm là đang tồn tại một sự liên kết ngầm giữa chính quyền cơ sở và thế giới tội phạm. Chính quyền đã dung dưỡng và sử dụng những thành phần này như một công cụ để thay mình giải quyết những vụ việc như cưỡng chế đất đai, kiện cáo,… thậm chí cả trấn áp đe dọa. Và dường như chính điều này đã khiến người dân – nạn nhân của những vụ việc nói trên lo sợ những thành phần này trả thù hơn là sợ luật pháp. Đến lượt mình, chính được sự dung dưỡng, “đỡ lưng” ngầm của chính quyền mà giới “giang hồ từ liêm” mới thả sức hoạt động. Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà hiện nay, Mễ trì Từ liêm là một điểm nóng về tội phạm và an ninh trật tự xã hội trong cả nước. vì có vợ chồng Dũng CA

Đọc báo thường thấy đăng tin sốt dẻo nào là CA bắt gọn, bắt khẩn cấp, bắt nóng… đủ thứ rất tài tình vậy mà cái vụ đập phá cướp phá nhà và ao vườn nhà anh Long thì không bắt khẩn cấp… và truy tố ai dù đã có bằng chứng, nhân chứng rõ ràng. Phải chăng CA chỉ bắt khẩn cấp, bắt nóng, ….. nhân dân còn với quan quyền thì không biết ai làm dù đã có chứng cứ rõ ràng.

Vụ nhà ông Long tại Mễ trì Từ liêm Hà nội  Việt nam : Lực lượng cưỡng chế đã đi sai đường công vụ ?

Một sự dối trá có hệ thống và tởm như rứa ai mà còn tin các vị nữa Xã những nơi đã phạm luật, đã làm điều trái đạo lý của dân tộc trong việc đẩy người dân nheo nhóc ra đường trong  gần cả năm trời ?

Bọn Đen Đỏ mất hết tính người vứt hết tài sản của gia đình xuống ao đổ đất đè lên tiếc của gia đình đang thuê người vớt những thứ nổi lên 
Nếu không có kẻ chống lưng, xúi dục thì bố bảo chúng nó dám phá nhà tạm của anh Long như thế này  .Chắc bọn chúng có âm mưu gì đây.PHẢI CẢNH GIÁC và tìm ra nguyên nhân ?
Thật vô cùng nguy hiểm ,khi lực lượng bảo vệ pháp luật lại đi cấu kết với xã hội đen để hành sử với dân .Nếu để tình trạng này lan tràn ,thì nhà nước này đích thực là nhà nước Mafia.Thật hết thuốc chữa ,khi vụ việc xẩy ra nghiêm trọng ,vậy mà lãnh đạo có trách nhiệm ,còn trốn trách nhiệm .Xã hội Việt nam đã đến lúc báo động đỏ thực sự rồi .
Ngày 1/4/2011 UBND xã Mễ trì do ông Nguyễn Hữu Quyết Đứng đầu dẫn khoảng 50  người trong đó có cả cảnh sát  cưỡng chế, Phá hủy nhà   của gia đình ông Huỳnh xuân Long  không một thủ tục giấy tờ gì cả (cùng buổi sáng ngày hôm đó đoàn cưỡng chế đến để phá những nhà xây dựng trái phép  nhưng không phá những nhà đó mà phá nhà của Huỳnh Xuân Long . Ông Quyết cho rằng những nhà đã dán giấy cưỡng chế là Huyện đồng ý để lại  không phá ???

Nhà của thương binh Huỳnh Long sau khi bị nhóm lợi ích vào cướp của phá hủy tài sản ngày 19/3/2011
Sự việc này Long đã báo cho chính quyền 

(Xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp. Kể cả quyết định cưỡng chế có đúng... thì tội danh cũng phải thay đổi. Vì ngôi nhà này là chỗ ở hợp pháp, không nằm trong quyết định cưỡng chế. Nên chủ nhà có quyền phản kháng.....)

Ngày đêm lưu manh ,đỏ , đen, đổ đất cướp chiếm ao đang nuôi cá của Huỳnh Long 
 làm nhà trên đất vừa cướp được
(đằng sau bọn này là nhóm lợi ích chỉ đạo )

Quân xanh quân đỏ đang đổ đất cướp ,chiếm ao sau ngày phá nhà của Huỳnh Long  22/3/2011

 Cả ngày lẫn đêm lưu manh ,đỏ , đen, đổ đất cướp ,chiếm thành quả lao động của người lao động trong diện chính sách .( ao đang nuôi cá của Huỳnh Long  làm nhà trên đất vừa cướp được)
(đằng sau bọn này là nhóm lợi ích chỉ đạo )


Ngày 19/3/2011 nhóm đầu trâu ,đầu chó ,đầu ngựa ,quân đầu đỏ ,
đầu đen vào phá hủy hủy hoại tài sản ,cướp quán bán hàng, phá nhà ,cướp đất tài sản của Huỳnh Long
 bị cướp phá hết,ném xuống ao ,đêm ngày đổ đất lên

Ngày 1/4/2011 lưu manh đỏ vào phá nhà cướp đất  hủy hoại tài sản (lần 2)
nhà của Huỳnh xuân Long bây giờ chỉ còn đống đổ nát  (gạch màu trắng)
Sau khi xây được như hình dưới thì lại bị ông Đào tăng Quýnh chỉ đạo phá lần 3
nhìn gạch còn mới màu đỏ 
Sau khi hai lần bị phá ,cướp lại có một nhóm (lưu manh đỏ )
nhảy vào chiếm đất xây nhà ngay tại vị trí vừa cướp được  nhìn gạch đỏ còn mới nguyên


Dù nhân danh nhà nước, đầy "quyền sinh, quyền sát", thì Chủ tịch xã vẫn là một con người, mang tính người, không thể thực thi nó bất chấp vận mệnh, cuộc sống con người. Nếu không, đó là một nhà nước không có tim.. không có Tâm...; lịch sử loài người đã từng chứng kiến như thế với nhà nước diệt chủng Đức Quốc ...xã hay Khơme đỏ...



Theo Luật sư:
 Việc phá hủy ngôi nhà cùng tài sản của gia đình ông Huỳnh Xuân Long là hành vi trái pháp luật, sai phạm nghiêm trọng. Hành vi đó có dấu hiệu của "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo điều 143 Bộ luật hình sự với tính chất và mức độ đặc biệt nghiêm trọng khiến người dân hết sức bất bình. 
Theo luật sư này, với những căn cứ hiện tại, CQĐT đã có đủ căn cứ để khởi tố bị can.
“Căn cứ vào các quy định hiện hành, chúng tôi đề nghị khởi tố vụ án hình sự về “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”; khởi tố bị can đối với những người có hành vi vi phạm về cùng tội danh trên; điều tra, làm rõ sự thật của vụ việc, xử lý nghiêm những hành vi trái pháp luật, bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho gia đình ông Long theo đúng quy định của pháp luật",

Luật sư cũng cho biết cần khởi tố vụ cưỡng chế Phá hủy về hai tội danh hủy hoại tài sản và vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định trong bộ luật hình sự.
Bởi vì, trong hành xử của một số cán bộ xã Mễ trì đã cấu thành hai tội, tội huỷ hoại tài sản đối với gia đình ông Long , phá nhà không thuộc diện đất bị thu hồi. 

Thứ hai theo luật đất đai, để phá dỡ nhà ở của dân thì phải có quyết định nếu người dân không thực hiện thì mới cưỡng chế. Ở đây, nhà của ông Long bị phá khi không có quyết định thu hồi, vụ việc đang được khiếu nại và chưa có kết luận cuối cùng.

"Một hành vi nữa là từ việc quản lý sai, cưỡng chế sai, vi phạm về luật đất đai thì đủ căn cứ để truy tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định trong bộ luật hình sự.
Nhưng việc này vẫn chưa được các cơ quan chức năng khởi tố. Việc này sẽ gây bất lợi về niềm tin của người dân đối với pháp luật. Nên ở góc độ luật sư Tôi đề nghị cần khởi tố vụ án theo hai tội huỷ hoại tài sản và tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai" – Luật sư cho biết 


                                    *                          *
                                                  *


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------
Hà nội ngày 5 tháng 2 năm 2012
Đơn  kêu cứu và tốcáo
Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Hạnh phó tổng thanh tra chính phủ Trụ sở Thanh tra Chính phủ, Lô D29, Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Đồng Kính gửi: Các cơ quan có chức năng 
Tên tôi là: Huỳnh xuân Long  hiện là thương binh1/4  
Địa chỉ: số 5 Đại lộ thăng long xã  Mễ trì huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội
 Huỳnh Xuân Long  số chứng minh 011045557 điên thoai 0923896175
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:
1/  Nguyễn Dũng Trung tá, Trưởng  đồn công an Mỹ đình còn gọi là đồn Công an số 1 thuộc Công an huyện Từ liêm thành phố hà nội
2/  Ông Nguyễn hữu Quyết  hiện là Phó chủ tịch UBND Xã mễ trì Huyện Từ liêm thành phố Hà nội cùng một số người là cán bộ nhà nước Về việc  vào thời gian tháng 2 năm 2011 đã kết hợp sử dụng lưu manh côn đồ ,hành hung ,bức hại người dân ,và sau đó còn cùng nhau che giấu ,bao che dối trá ,phi tang một cách vô sỉ .”Hành sử Lưu manh và côn đồ tập thể  của một số viên chức chính quyền địa phương ,Đang ở mức báo động đỏ. Nhóm “Bạo lực đỏ “ cụ thể “vào phá hủy tài sản là nhà ở của gia đình tôi  chiếm đất xây nhà trái phép, không một thủ tục hành chính tôi đã làm đơn khiếu nại gửu các cơ quan nhưng không giải quyết tài sản bị phá hủy gồm 03 gian nhà 90 m2 cùng 70m2 quán bán hàng cùng một số tài sản khác trị giá 200 triệu đồng  vào thời điểm năm 2011  ”.
3/-Đề nghị thanh tra xác minh trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây thiệt hại hàng tỷ của gia đình ,người nông dân như tôi khi bị nhóm  “lưu manh đỏ” thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn ngay trên mảnh đất của mình nhà mình đang ở
. Tôi đã làm rất nhiều đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng không thấy trả lời
 Đề nghị áp dụng hình thức sử lý thích đáng đối với người tố cáo Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật
4/ Yêu cầu khiếu nại tố cáo
_Đề nghị thanh tra xác minh trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây thiệt hại 500 triệu đồng  ,của gia đình người nông dân như tôi khi bị ,nhóm lưu manh đỏ thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn ngay trên mảnh đất của mình có nhà đang ở
Đề nghị áp dụng hình thức sử lý thích đáng đối với người tố cáo ,đã không còn làm công vụ ,thì đó là hành vi ,phá phách cướp bóc như một lũ giang hồ ,khác chăng là  đây là một lũ giang hồ được khoác cái áo “công vụ “ Để dễ ràng hù dọa để cướp đất mà thôi
 Đề nghị khởi tố bị can với tội danh:lợi dụng cức vụ quyền hạn ,làm việc trái đạo,trái luật,hủy hoại tài sản của công dân,sử dụng xã hội đen để trấn áp dân ,cướp phá tài sản của dân ,coi thường dân vu khống dân,gây hậu quả xấu về kinh tế và trính trị đạc biệt nghiêm trọng
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.


 Hà nội ngày 5/2/2012
NGƯỜI TỐ CÁO

Huỳnh xuân Long
Đt 0923896175
Hoặc truy tìm trên google :Huynh11000 kẻ cướp giữa hà nội






                                               
                                                            *                       *

                                        *


                                                   Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
                                                         Độc lập Tự do Hạnh phúc
                                                                                            Hà nội ngày 5/2/20


PHẢi KHỞI TỐ HÌNH SỰ 

Đối với Trung tá Công an Nguyễn Dũng Trưởng đồn số 1 công an Huyện Từ liêm  cùng với việc khởi tố vụ án hủy hoại tài sản của gia đình anh Huỳnh Xuân Long
Cùng với việc khởi tố vụ án hủy hoại tài sản của gia đình anh Long, PHẢI KHỞI TỐ HÌNH SỰ đối với về các tội danh: CHE GIẤU TỘI PHẠM, TỘI KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI
Nguyễn Dũng với vai trò là Trưởng đồn công an , đồn số 1 công an Huyện Từ liêm  đáng ra ngay sau khi nhận được thông tin nhà của gia đình anh  Huỳnh Xuân Long bị phá thì cần tiến hành điều tra, nắm thông tin để ra quyết định khởi tố vụ án hủy hoại tài sản. Nhưng ngược lại, sau khi đã đầy đủ dấu hiệu tội phạm qua hình ảnh ngôi nhà bị phá hủy trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày trong các ngày 1/4/2011  (Ông Long là người trực tiếp cung cấp hồ sơ cho Trung tá Nguyễn Dũng ngay khi sự việc xẩy ra ) thì Trung tá Nguyễn Dũng vẫn KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VỤ ÁN. Đây là hành vi vi phạm tội danh TỘI KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI
Trắng trợn hơn nữa, Nguyễn Dũng đã vào hùa cùng với Nguyễn Hữu Quyết - Phó Chủ tịch UBND  Xã mễ trì Huyện từ liêm để  phá hủy hoàn toàn nhà của ông Huỳnh Xuân Long. Hành vi này của Nguyễn Dũng và Nguyễn Hữu Quyết là đã vi phạm vào các tội danh CHE GIẤU TỘI PHẠM, Tội không tố giác tội phạm, Tội vu khống và Tội phá hoại chính sách đoàn kết. Riêng đối với Trung tá Công an Nguyễn Dũng thì càng DẤN SÂU hơn vào việc vi phạm tội danh TỘI KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI. Hành vi này thể hiện việc quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của Nguyễn Dũng đây chính là hành vi CỐ Ý PHẠM TỘI theo Điều 9 Bộ Luật Hình sự.
Nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn và xảo quyệt hơn, với trình độ pháp luật của một Trưởng đồn Công an, Dũng đã nhiều lần kết hợp với lưu manh vào nhà tổ chức gây hấn ,đánh nhau ,chiếm Đất xây nhà,chiếm bãi rửa xe ,Hành vi này thể hiện vai trò CHỦ MƯU, CẦM ĐẦU, CHỈ HUY, NGOAN CỐ CHỐNG ĐỐI, LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ PHẠM TỘI, DÙNG THỦ ĐOẠN XẢO QUYỆT, CÓ TỔ CHỨC, Cố Ý GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG của Trung tá Nguyễn  Dũng nhằm che giấu tội phạm, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội đối với những kẻ hủy hoại tài sản của công dân mà cần phải NGHIÊM TRỊ theo Điều 3. Nguyên tắc xử lý của Bộ Luật Hình sự.
Ngoài các tội danh cần truy tố như đối với Nguyễn Hữu Quyết gồm Tội che giấu tội phạm, Tội không tố giác tội phạm, Tội vu khống, Tội phá hoại chính sách đoàn kết thì Nguyễn Dũng cần phải bị truy tố và trừng phạt theo Điều 294 Bộ Luật Hình sự như sau:
“Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
*                               *
*

Quá trình gửi đơn kêu cứu  và tố cáo của 

 Ông Huỳnh Xuân Long 


  1. Ngày 19/3/2011 Phá quán bán hàng bao gồm có đơn ,ảnh bọn cướp
  2. Ngày 22/3/2011 Gửi đơn cho Công an xã Mễ trì có đơn ,ảnh bọn cướp
  3. Ngày 23/3/2011gửi đơn kêu cứu Công an huyện Từ liêm và Công an Hà nội  
  4. Ngày 1/4/2011 sáng phá nhà  Sau khi bị phá nhà Long đã trực tiếp cùng vợ ra gặp Dũng tại quán  trên đường Lê văn lương Trung hòa nhân chính
  5. Ngày 4/4/2011Trực tiếp Long cùng Nguyệt ra Xã gửi đơn có đơn ,ảnh bọn cướp
  6. Ngày 15/4/2011 Gửi đơn đến ban biên tập đài tiếng nói VN 58 Quán sứ Hà nội 
  7. Ngày 22/4/2011 Gửi đơn cho UBND huyện Từ liêm và UBND thành phố Hà nội 
  8. Ngày 28/11/2011 Gửi đơn cho Đào tăng Quýnh Chủ tịch xã Mễ trì  
  9. Ngày 14/2/2012 Long gửi đơn cho Bộ tư pháp đồng gửi cho Chủ tịch UBND huyện Từ liêm và chủ tịch UBND xã Mễ trì huyện Từ liêm   16/2/2012Xax ,Huyện ,Bộ tư pháp đã nhận được đơn,bưu điện phản hồi 
  10. Ngày 16/2/2012 gửi đơn lên 03 đơn, cùng 5ảnh,Biên bản xã 02 tờ gửi đến vụ 1 vụ 2  Tổng thanh tra chính phủ tại D29 đường Trần thái tông Cầu giấy Hà nội   Ngày 20/2/2011 đã nhận được bưu điện đã phản hồi 
  11. Ngày 27/2/2012Văn phòng hội đồng nhân dân UBND huyện từ liêm Có giấy biên nhận mã đơn thư số 0120150051200024 cung cấp thêm hồ sơ và hẹn thứ ba  ngày 6 tháng 3  năm 2012 đến để biết gặp người giải quyết tiếp ...
  12. Ngày 6/3/2012 buổi sáng 9 giờ gặp anh Tuấn ở phòng tiếp dân huyện Từ liêm  và có đưa cho Huỳnh Long một công văn số 126/UBND_VP được bà Nguyễn thị Kim Oanh ký ngày 29/2/2012 nội dung chuyển đơn cho chánh thanh tra huyện Từ liêm và gặp trực tiếp Thanh tra xây dựng Huyện là Nguyễn thị thu Hiền để giải quyết  và chị Hiền hẹn sẽ tổ chức đối thoại ngày gần nhất ..
*        *
*
Bây giờ gia đình ông Huỳnh Xuân Long đã ly tán ,bởi sự "căm thù "của chính quyền Mễ trì đối với ông Long ,vì đã cho những tên hung đồ phá sạch và san phẳng , chiếm đất ,nhà ông ta  ?! Đấy lại là tội ác nữa ,bởi ai cho phép ,chính quyền huyện Từ liêm phá nhà dân không có lý do ,khi mà mọi việc chưa rõ ràng,Chính quyền muốn làm gì thì làm hay sao ???

Dù nhân danh nhà nước, đầy "quyền sinh, quyền sát", thì Chủ tịch xã vẫn là một con người, mang tính người, không thể thực thi nó bất chấp vận mệnh, cuộc sống con người. Nếu không, đó là một nhà nước không có tim.. không có Tâm...; lịch sử loài người đã từng chứng kiến như thế với nhà nước diệt chủng Đức Quốc ...xã hay Khơme đỏ...




 Vào đây xem nhà của quan tham Mễ trì Từ liêm Hà nội  

 Nhấp vào đây xem bộ mặt kẻ cướp
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.200662153383332.44498.100003186469112&type=3
 Nhấp vào đây xem những hình ảnh mà chúng vừa phá hủy
 http://www.youtube.com/watch?v=l4DZx9xOdqA&feature=channel
 Nhấp vào đây xem Nhà Huỳnh long vưa bị phá hủy,bị cướp
http://www.youtube.com/watch?v=xJz4UuucF04&feature=endscreen&NR=1
 Nhấp vào đây xem phin cướp cả của nông dân là người tàn tật
 http://www.youtube.com/watch?v=qhg0mvH4_Vg&feature=endscreen&NR=1
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long 
Nhấp vào đây xem nhóm thợ xây nhà trên đất vừa chiếm được do Dũng chỉ đạo
http://www.youtube.com/watch?v=W7OnCXLvw6Y
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
 https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961
Bọn cướp đang bàn kế hoạch xây nhà
http://www.youtube.com/watch?v=0Ta19hG-OhA&feature=channel
Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
 http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8
 Cướp của nông dân không một tấc đất
 http://www.youtube.com/watch?v=Hu3UDibrqvA&feature=relmfu
Bọn cướp đang bàn cướp
http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM&feature=channel
 Nhấpvào đâyxem kẻcướp của nông dânlàai(khátvọngsống)1 http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc&feature=relmfu
Nhấp vào đây xem cướp của nông dân là ai (khát vọng sống )2
http://www.youtube.com/watch?v=l0LQy5lqncQ&feature=relmfu
Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin về Huỳnh Long

http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel 
 Nhấpvào đây xem lập biên bản bọnvằn vện đến cướp ,phá hủy nhà
http://www.youtube.com/watch?v=itY2MuAefcQ&feature=channel

 Bọn cướp đang bị gia đình bắt giữ
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=sOaNhw6xkoY

Tư vấn pháp luật

http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2012/01/cuong-che-thu-hoi-dat-gay-thiet-hai-phai-boi-thuong/

 

Cưỡng chế thu hồi đất gây thiệt hại phải bồi thường

"Sau 15 ngày kể từ ngày giao trực tiếp quyết định hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế, người bị cưỡng chế không bàn giao đất, cơ quan chức năng có thể thu hồi đất theo quy định của pháp luật", luật sư Nông Thị Hồng Hà trả lời bạn đọc.
> Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất khi nào?

Theo Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai (thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng) chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 38 Nghị định này;
b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.
2. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người có đất bị thu hồi khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất, việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 40 Nghị định 69/2009/NĐ-CP cũng quy định: Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật, người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Theo quy định tại Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có 12 trường hợp Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, trong đó có trường hợp gây thiệt hại do “Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Đối với việc bồi thường thiệt hại do việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi gây ra cần phân biệt:
- Nếu việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất do người thi hành công vụ tự ý gây ra, cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường (khoản 1 Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
- Nếu việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ, cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường…” (điểm c, khoản 2 Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
Cũng theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần trong các trường hợp quy định tại Luật này được Nhà nước bồi thường. Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc: Kịp thời, công khai, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ và được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Luật sư Nông Thị Hồng HàCông ty Luật Hồng Hà
114 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội

                           *                                *                

                                *

 

http://infonet.vn/chinh-tri-thoi-su/19-dieu-dang-vien-khong-duoc-lam/a15503.html 
19 điều đảng viên không được làm
Ban Chấp hành trung ương đã ban hành quy định số 47-QÐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay quy định 115 do Bộ Chính trị ban hành năm 2007.
1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Ðảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
2. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Ðảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ảnh, góp ý kiến đối với Ðảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Ðe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
7. Ðảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức Ðảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức Ðảng có thẩm quyền cho phép.
8. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
9. Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Ðảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.
10. Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.
Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.
Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi.
12. Ðưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Ðưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.
13. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.
14. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.
15. Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.
Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.
16. Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.
18. Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
19. Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.



                                                     *                            *
                                          *                 

 

 



Thanh tra Chính phủ
http://thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/tulieu/thanhtrachinhphu/2010/06/1680.aspx

Thanh tra Chính phủ

I. Vị trí và chức năng:
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15, Luật Thanh tra được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011, cụ thể như sau:

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra;
b) Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
c) Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;
đ) Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.

2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.

3. Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

III. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ:

Tổng Thanh tra Chính phủ: Huỳnh Phong Tranh
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thường trực: Lê Tiến Hào
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Văn Sản 
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Trần Đức Lượng
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Đức Hạnh

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Văn Thanh

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Lê Thị Thủy

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Ngô Văn Khánh

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Chiến Bình

IV. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ:

Thanh tra Chính phủ gồm có các Vụ, Cục, đơn vị sau:

1. Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Vụ I): Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đối với các Bộ, ngành:Thông tin và Truyền thông, Công thương, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết KN,TC trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụkhác khi được Tổng Thanh tra giao.

Vụ trưởng: Phạm Văn Khanh

Email: Vu1@thanhtra.gov.vn

2. Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II): Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đối với các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Văn phòng Chính phủ; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết KN,TC trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.

Vụ trưởng:   

Email: Vu2@thanhtra.gov.vn   

3. Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội (Vụ III): Tham mưu giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đối với các Bộ, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngoại giao, Văn hoá- Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Dân tộc; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết KN,TC trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.

Q.Vụ trưởng: Nguyễn Minh Mẫn

Email: Vu3@thanhtra.gov.vn

4. Cục Giải quyết KN,TC và Thanh tra khu vực 1 (Cục I): Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết KN,TC và thanh tra đối với các địa phương thuộc khu vực 1, gồm 26 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình; quản lý, điều hành Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tại Hà Nội; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN,TC và thanh tra trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Tổng Thanh tra kết quả tiếp dân, xử lý đơn thư của TTCP, Trụ sở tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước.

Cục trưởng: Nguyễn Kim Châu                

Email:
 Cuc1@thanhtra.gov.vn

5. Cục Giải quyết KN,TC và Thanh tra khu vực 2 (Cục II): Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết KN,TC và thanh tra đối với các địa phương thuộc khu vực 2, gồm 18 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hoà, Ninh Thuận; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN,TC và thanh tra trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao.

Cục trưởng: Bùi Ngọc Lam                                                  

Email: Cuc2@thanhtra.gov.vn

6. Cục Giải quyết KN,TC và Thanh tra khu vực 3 (Cục III): Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết KN,TC và thanh tra đối với các địa phương thuộc khu vực 3, gồm 20 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư: Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN,TC và thanh tra trong phạm vi phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Thanh tra giao; quản lý, điều hành Trụ sở Tiếp công dân của T.Ư Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh; đảm bảo phục vụ hoạt động của Cục III và phục vụ cho lãnh đạo TTCP, các đoàn công tác của TTCP đi công tác tại khu vực phía Nam.

Cục trưởng: Võ Văn Đồng                                                       

Email: Cuc3@thanhtra.gov.vn

7. Cục Chống tham nhũng (Cục IV): Giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN); thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chống tham nhũng theo thẩm quyền của TTCP.

Cục trưởng
: Phạm Trọng Đạt                                                    

Email: Cuc4@thanhtra.gov.vn

8. Vụ Pháp chế: Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện công tác pháp chế; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN.

Vụ trưởng: Đỗ Gia Thư                                                              

Email: Vpc@thanhtra.gov.vn

9. Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện công tác quản lý nhà nước về tổ chức, cán bộ của cơ quan TTCP và ngành Thanh tra.

Vụ trưởng: Ngô Văn Cao                                                            

Email: Tccb@thanhtra.gov.vn

10. Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế của TTCP.

Vụ trưởng: Hà Trọng Công                            

Email: htqt@thanhtra.gov.vn

11. Văn phòng: Giúp Tổng Thanh tra tổng hợp hoạt động của TTCP và toàn ngành Thanh tra, điều phối hoạt động của các vụ, cục, đơn vị thuộc TTCP theo chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công tác thông tin, hành chính, văn thư, thống kê, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan TTCP theo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra.

Chánh Văn phòng: Trần Ngọc Liêm                                    

Email: Vanphong@thanhtra.gov.vn

12. Viện Khoa học Thanh tra: Là đơn vị sự nghiệp thuộc TTCP, có chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ việc xây dựng chiến lược, chính sách và công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN; giúp Tổng Thanh tra tổ chức quản lý công tác khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra, góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra.

Viện trưởng: Nguyễn Quốc Hiệp
                                   
Email: Vienkhtt@thanhtra.gov.vn

13. Trường Cán bộ thanh tra: Là đơn vị sự nghiệp thuộc TTCP, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và kiến thức cần thiết liên quan đến hoạt động thanh tra cho đội ngũ cán bộ, công chức của ngành thanh tra. Các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cán bộ thanh tra gồm: đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với các ngạch thanh tra viên; đào tạo bồi dưỡng theo chuyên đề, cập nhật kiến thức phục vụ công tác thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN; phối hợp với các trường đào tạo văn bằng 2 cho cán bộ thanh tra.

Hiệu trưởng: Nguyễn Thanh Hải
       
Email: truongcbtt@thanhtra.gov.vn

14. Báo Thanh tra: Là cơ quan ngôn luận của TTCP và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN; thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành thanh tra theo quy định của Luật báo chí và của TTCP.

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Bình              

Email: baothanhtra@thanhtra.gov.vn

15. Tạp chí Thanh tra: Là cơ quan Báo chí của TTCP, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN; là diễn đàn khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, PCTN và các lĩnh vực hoạt động khác theo quy định của Luật Báo chí và Tổng Thanh tra.

Tổng Biên tập: Vũ Văn Chiến                    

Email: tapchi@thanhtra.gov.vn

16. Trung tâm Thông tin: Là đơn vị sự nghiệp thuộc TTCP, có chức năng xây dựng, phát triển và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp của cơ quan TTCP và ngành Thanh tra; khai thác, lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin theo chỉ đạo của Tổng Thanh tra.

Giám đốc: Cung Phi Hùng                                           

Email: tttt@thanhtra.gov.vn

V. Trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ:

Địa chỉ: Lô D29, Khu Đô thị mới, Đường Trần Thái Tông, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: ttcp@thanhtra.gov.vn 
Địa chỉ: Website: http://www.thanhtra.gov.vn

Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ * Bản quyền thuộc về: Tạp chí Thanh tra
Tổng biên tập: Vũ Văn Chiến
Điện thoại: 080.49075 / 080.49076 * Fax: 080.49065 * Email: 
thanhtradientu@gmail.com
Địa chỉ: Trụ sở Thanh tra Chính phủ, Lô D29, Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Giấy phép hoạt động báo chí số: 252/GP – BVHTT, ngày 9/5/2001
Giấy phép thiết lập trang TTĐT số: 44/GP – TTĐT, ngày 30/3/2010
                                                                 *                              *
                                                                                 *

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC

Tên thủ tục:
XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Lĩnh vực:
Khiếu nại, tố cáo
Cơ quan thực hiện:
Bộ Tư pháp,
  Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn khiếu nại: Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan Bộ Tư pháp. Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại, có chữ ký của người khiếu nại. Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Bộ Tư pháp thụ lý để giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
- Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại: Đại diện Bộ Tư pháp trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện Bộ Tư pháp nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do.
Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, Bộ Tư pháp tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, ngoài thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9, Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BTP ngày 27/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án theo Điều 142 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền); giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện;
- Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn tối đa là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự được thực hiện theo pháp luật về thi hành án dân sự).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có thẩm quyền giải quyết.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết khiếu nại; văn bản trả lời khiếu nại
Lệ phí (nếu có): Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.
- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
·                                 Đơn khiếu nại
·                                 Giấy ủy quyền khiếu nại
MẪU SỐ 32
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
......., ngày …. tháng …. năm …….
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi:               (1)
Họ và tên: …………………………………. (2); Mã số hồ sơ:               (3)
Địa chỉ:              
Khiếu nại               (4)
Nội dung khiếu nại              (5)
             
(Tài liệu, chứng từ kèm theo – nếu có)


NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Ký và ghi rõ họ tên)

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ tên của người khiếu nại,
- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;
- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có);
MẪU SỐ 41
 (ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------
………., ngày ……. tháng …….. năm ……………
GIẤY ỦY QUYỀN KHIẾU NẠI
Họ và tên người ủy quyền: ....................................................................................................................................  (1)
Địa chỉ: ......................................................................................................................................................................  (2)
Số CMND: …………………………………………………… Cấp ngày ….. tháng ………. năm .................
Nơi cấp: ...........................................................................................................................................................................
Họ và tên người được ủy quyền .................................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................................................................
Số CMND: …………………………………………………… Cấp ngày ….. tháng ………. năm .................
Nơi cấp: ...........................................................................................................................................................................
Nội dung ủy quyền: ................................................................................................................................................  (3)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền.

Xác nhận của UBND
xã, phường, thị trấn nơi
người ủy quyền cư trú
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI ỦY QUYỀN
(Ký và ghi rõ họ tên)

(1) Nếu người ủy quyền là người đại diện cho cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác để khiếu nại thì phải ghi rõ chức vụ của người ủy quyền.
(2) Nơi người ủy quyền khiếu nại cư trú, trường hợp là cơ quan, tổ chức ủy quyền thì phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Ủy quyền toàn bộ để khiếu nại hay ủy quyền một số nội dung (Trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền).

QUỐC HỘI
Số: 26/2004/QH11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2004                          

LUẬT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998,

Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo:
1- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 23
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
3. Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
4. Xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tổng thanh tra."
2- Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 25
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật khiếu nại, tố cáo đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại;
c) Giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành mình mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì hoặc tham gia giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của Tổng thanh tra.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng."
3- Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 26
Tổng thanh tra có thẩm quyền:
1. Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước;
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu người đã ra quyết định xem xét lại quyết định giải quyết đó, nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc yêu cầu đó không được thực hiện thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định."
4- Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 27
Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp."
5- Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 28
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm:
1. Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp;
2. Chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giải quyết khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước và giao Tổng thanh tra theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đó;
3. Xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."
6- Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 37
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong trường hợp cần thiết.
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại."
7- Điều 39 được sửa đổi bổ, sung như sau:
"Điều 39
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp luật có quy định khác."
8- Điều 54 được sửa đổi bổ, sung như sau:
"Điều 54
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phải xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng."

Điều 2
1. Bãi bỏ Điều 12 của Luật khiếu nại, tố cáo.
2. Thay cụm từ "Tổng thanh tra nhà nước" tại các điều 63, 64 và 84 của Luật khiếu nại, tố cáo bằng cụm từ "Tổng thanh tra"; thay cụm từ "Thanh tra nhà nước" tại Điều 81 của Luật khiếu nại, tố cáo bằng cụm từ "Thanh tra Chính phủ".

Điều 3
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004./.





QUỐC HỘI
Số: 55/2005/QH11

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005                          

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về phòng, chống tham nhũng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng.
2. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.
2. Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.
3. Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận.
4. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
5. Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng.
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
Điều 3. Các hành vi tham nhũng
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng;
c) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng;
d) Chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
c) Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
c) Kê khai tài sản theo quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Điều 7. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí
Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu cáo, vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.











VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 16: THƯ GỬI TRUNG ƯƠNG ỦY VIÊN NGUYỄN VĂN THÀNH


19 Votes

Tôi, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, gửi Bí thư thành ủy Hải Phòng, ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Văn Thành.

Chúng ta không hơn kém nhau bao nhiêu, nên ngoài đời, nếu ở gần đôi khi có thể thành bạn bè, trong các cuộc rượu, cà phê, cũng có thể mày tao chi tớ.

Tôi và anh đều không biết nhau.

Nhưng qua vụ Tiên Lãng, tôi và anh hiểu nhau. Cuộc đời, hiểu nhau mới quan trọng, biết nhau thì quá bình thường.

Tôi hiểu anh trưởng thành từ lực lượng Công an nhân dân, lực lượng có trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc, lực lượng ” vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Dù anh đã thay đổi công tác, từ lãnh đạo Quận lên lãnh đạo Thành phố, lên tới Bí thư, rồi vào Trung ương, nhưng chắc chắn cái lời thề của ngành công an chúng ta” vì nước quên thân, vì dân phục vụ” anh không quên.

Tôi lại muốn nói với anh rằng, nếu anh chỉ là Bí thư Thành ủy thì đã đành, trách nhiệm của anh sẽ khoanh vùng trong Hải Phòng. Nhưng anh còn là Trung ương ủy viên, trách nhiệm của anh còn là với cả nước.

Nhất cử nhất động của anh tại Hải Phòng, không chỉ ảnh hưởng sâu sắc xấu tốt tại Hải Phòng mà còn ảnh hưởng to lớn đến toàn quốc.

Thủ tướng kết luận vụ Tiên Lãng đã rõ, rõ hơn, Thủ tướng nhìn Tiên Lãng để thấy cả nước, vạch cái sai của Hải Phòng Tiên Lãng để thấy được cái khẩn cấp cần điều chỉnh chính sách đất đai cả nước. Vì thế, với tư cách Trung ương ủy viên, anh chỉ đạo thực hiện tốt kết luận của Thủ tướng là cách anh đang thực hiện cho cả nước thấy việc xử lý cái sai, mở ra chính sách mới, giải quyết một gia đình Đoàn Văn Vươn là mang lại lợi ích cho hàng triệu gia đình nông dân khác, cái tâm, cái tầm của một Trung ương ủy viên nơi anh lúc này là rất nặng nề.

Thưa anh.

Con người có những mối quan hệ, anh em, bà con, bạn hữu, đồng đội, chiến hữu, trong cơ chế thị trường còn thêm hai chữ ” đệ tử”. Chuyện đó tốt lắm. Tôi cũng như anh như mọi người, chúng ta không sống ngoài những mối quan hệ ấy.

Những mối quan hệ ấy tốt hay xấu chính là tự bản thân mình ứng xử, lựa chọn để tạc dựng  nên các mối quan hệ ấy.

Dù anh nói không thì tôi vẫn phải nói thật, anh đang ở cái thế khó. Khó vì để xử lý nghiêm túc kết luận của Thủ tướng, nghiêm túc với ý thức thượng tôn pháp luật, nghiêm túc với cái ý nghĩa sang trọng và đàng hoàng nhất của từ này, anh khó. Quanh anh là các ủy viên thường vụ, ngày ngày bên nhau, họp hành, công việc, giao lưu; quanh anh nữa là các em lãnh đạo các ngành, rồi ở huyện, trong đó có những người là bạn của anh, những người em của anh, những người thân thiết của anh, cả những đệ tử của anh. Nếu thượng tôn pháp luật, đặt đúng vụ Tiên Lãng, e rằng, “các em” chết sạch, nếu không bị khởi tố, bị tù tội thì cũng bị kỷ luật vì sai phạm, và chính anh, chính trách nhiệm cá nhân anh cũng khó vượt qua được một cái án kỷ luật của Bộ Chính trị với trách nhiệm người đứng đầu một địa phương.

Khó nên chắc chắn anh sẽ không thể nào thực hiện thật nghiêm túc kết luật của Thủ tướng trong xử lý đâu.

Ai cũng vậy chứ không riêng gì anh. Chuyện ấy không có gì lạ.

Vì thế, để bảo đảm pháp luật được thực thi, để tránh cho anh những cái khó trong quá trình chỉ đạo xử lý, có lẽ anh cần mạnh dạn cùng với Tập thể thường vụ Thành ủy gửi một báo cáo đàng hoàng lên Bộ Chính trị, lên Ban Bí thư, lên Thủ tướng đề nghị Bộ Chính trị và Thủ tướng  thành lập một tổ công tác đặc biệt về Hải Phòng, tổ công tác này gồm cả Bộ Công an, Bộ Tài nguyên môi trường, Ban tổ chức Trung ương, Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Chính phủ về Hải Phòng để xử lý rốt ráo toàn bộ vụ việc, sai phạm nào cần khởi tố thì Bộ công an khởi tố, cần bắt giam cứ bắt giam, ai phải kỷ luật cứ kỷ luật, cả bản thân anh cũng vậy nếu có sai phạm.

Làm nghiêm khắc, chúng ta mất đi một số cán bộ vì sai phạm của họ nhưng lấy được niềm tin nhân dân, củng cố được đội ngũ, nêu gương sáng về tính nghiêm minh của pháp luật, của kỷ luật Đảng, thực hiện sâu sắc lời Bác Hồ dạy: Cái gì có lợi cho dân thì làm.

Làm như vậy giấc ngủ anh thực ngon lành. Làm như vậy nhân dân tin cậy anh, Đảng tin cậy anh, bạn bè tự hào về anh, chúng tôi coi trọng anh. Làm như vậy anh mang đến cho Hải Phòng một luồng sinh khí mới. Làm như vậy anh mang tới niềm tin cho nhân dân cả nước. Làm như vậy là cách tự anh thực hiện chính điều mà tuổi trẻ của anh luôn ghi lòng: vì nước quên thân vì dân phục vụ.

Làm như vậy, anh là ủy viên Trung ương Đảng.

Còn tôi, suốt đời cũng chỉ là một nhà văn cầm bút với chức vụ tự phong cũng rất sang trọng: Trưởng thôn Khoai Lang.

Chúc anh và gia đình sức khỏe.

Nhóm phóng viên truyền hình Công an nhân dân chụp ảnh kỷ niệm với Trưởng thôn Khoai Lang ( đứng ngoài cùng  bên phải)

______________________________________

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 17: BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐANG ĐÙA VỚI AI?



32 Votes

8 giờ sáng ngày 17/2/2012, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan có buổi gặp mặt và nói chuyện thời sự với 500 cán bộ trung, cao cấp Hải Phòng đã nghỉ hưu thuộc Câu lạc Bộ Bạch Đằng.

Trước khi ông Vũ Khoan nói chuyện thời sự Quốc tế và khu vực, Bí thư Nguyễn Văn Thành lên diễn đàn nói về tình hình vụ Tiên Lãng. Vì tất cả các bác, các chú lão thành cách mạng đều đã đọc báo, nghe đài, đều được biết rõ kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng nên yên tâm là Bí thư sẽ thông tin đàng hoàng, với những cam kết mạnh mẽ trong việc lãnh đạo thành phố và huyện Tiên Lãng xử lý nghiêm túc kết luận của Thủ tướng.

Nhưng bất ngờ, nhiều thông tin của Bí thư Thành đi ngược lại ý kiến của Thủ tướng, gây bất bình rất lớn cho mấy trăm cán bộ lão thành cách mạng.

Bác Châu, một thương binh cụt tay, nguyên là cán bộ Ban tuyên huấn Thành ủy Hải phòng nghỉ hưu, đã không thể nén được bức xúc, nhảy lên diễn đàn, chỉ mặt Bí thư Thành ủy nói như hét: Đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Cả hội trường vỗ tay ủng hộ.

Tuy nhiên, khi gọi điện thoại hỏi ý kiến của Phó chủ nhiệm CLB Bạch Đằng về phát biểu của Bí thư Thành có trái với kết luận của Thủ tướng không thì ông này không nói thẳng, mà nói rằng, đúng là có chuyện ông Châu nói như thế, và Bí thư Thành có thông báo kết luận của Thủ tướng và phát biểu về tình hình.

Nhưng bây giờ, Cu Vinh trân trọng giới thiệu đơn kiến nghị của các cựu lãnh đạo thành phố Hải Phòng gửi Trung ương Đảng về những phát ngôn của Bí thư Nguyễn Văn Thành trong lời phát biểu tại Câu lạc bộ Bạch Đằng sáng 17/2.

Sáng sớm, Cu Vinh gọi cho ông Vũ Khoan để gặp và hỏi ông về thực hư chuyện động trời này như thế nào nhưng ông lại bận đi công tác, hẹn ngày khác. Chắc chắn Cu Vinh sẽ gặp. Vì đây là một chuyện quá nghiêm trọng. Nếu đúng như những gì các bác cựu lãnh đạo Hải Phòng kiến nghị (mà chắc chắn các bác thì chẳng việc gì mà phải nói sai sự thật) thì đây là nguyên nhân lùng nhùng, lằng nhằng, líu ríu của Hải Phòng trong việc thực hiện kết luận của Thủ tướng.

Cu Vinh không bình luận gì thêm.

____________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang


Trưởng thôn Khoai Lang



ĐẠI TÁ BÙI VĂN BỒNG: CẦN PHẢI HẠ SAO CỦA ĐỖ HỮU CA



CẦN PHẢI HẠ SAO CỦA ÔNG CA
Đại tá Bùi Văn Bồng

Lâu nay, ít ai biết đến ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đôc Công an Hải Phòng. Nhưng từ khi xảy ra vụ Tiên Lãng, “vinh hạnh” cho ông Ca là được cả nước, và cả thế giới biết đến. Và cũng thật đau lòng cho dân cả nước khi phải biết đến ông. Biết đến ông qua cái chuyện vô trách nhiệm, vô cảm, cà chớn, rất ngang ngược của ông. Trong vụ này, Đại tá Ca đã làm người ta nghĩ đến những mặt tiêu cực của những ông công an khác vẫn xảy ra đây đó trong thực trạng xã hội hiện nay.

Công an là bạn dân, nhưng rõ ràng trong vụ này buộc người ta phải nghĩ rằng họ là người bạn không trung thực, bạn xấu, bạn ác của dân. Cứ nhìn cái kiểu ngồi ngả ngớn, cười hềnh hệch của ông Ca khi trả lời các nhà báo, thấy giống ác ôn thời ngụy hơn là cán bộ, đảng viên trong ngành công an của chế độ ta (khi post bài này lên đề nghị admin nên kèm ảnh để thiên hạ nhìn rõ sự đặc tả cái cười đểu của ông ta). Đó là “cười trên sự đau khổ của người khác”, đó là “kiểu cười của Hòa Thân”.

Việc này ai cũng biết rồi, chẳng lạ gì nữa, là khi nhà báo hỏi về việc tại sao công an tung một lực lượng cảnh sát cơ động lớn cả trăm người, hùng hổ đến mức khác nào “người nách thước, kẻ tay dao”, có súng ống, chó săn làm rần rần như thế mà chỉ với mấy anh em họ Đoàn nghèo khó? Ông Ca tỉnh bơ, cười đểu, mà nói oang oang lên rằng: “ Đâu có chuyện cưỡng bức, chúng tôi diễn tập đấy chứ…Một cuộc diễn tập phòng thủ bảo vệ trật tự an ninh ven biển phối hợp các lực lượng thật chặt chẽ, một chiến công trong huấn luyện an ninh thời binh…Cuối cũng chúng tôi cũng bắt được đối tượng, trốn sao được?...Đây là một cuộc diễn tập thắng lợi, một thành công tốt đẹp, có thể dựng thành phim, viết sách…”

Thế là cả thiên hạ giật mình, và như bị tá hỏa âm binh. Thôi chết! Giờ mới biết là có một ông sĩ quan công an mang cấp hàm đến Đại tá, lại được giao trọng trách làm giám đốc công an một thành phố lớn, một thành phố biển nổi tiếng, sao lại ăn nói như vậy, sao lại nảy đâu ra cái tác phong công tác như vậy? Ông định biến cả Đảng, Nhà nước, báo chí và nhân dân thành trò đùa của ông hay sao? Tến ông là Ca, mà ông diễn trò dở quá, nghe không lọt lỗ tai, hầu như ông cũng chưa qua lớp học nghiệp vụ công an nào (!?). CA còn thường được viết tắt của Công an, nhưng lời nói và việc làm của ông chẳng có gì xứng làm công an cả. Giả như ông có xuống làm binh nhì thì dân cũng không coi ông ra gì.

Nghe nói ông Ca cũng có chân trong Thường vụ Thành ủy nữa, thế thì việc làm và cách phát ngôn của ông trong vụ nóng bỏng, rung động này không những mất uy tín ngành công an, ô danh cho công an, lại mất uy tín đảng lãnh đạo ở Hải Phòng nữa. Công an có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phướng về các mặt công tác, các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, liên quan đến pháp luật, liên quan đến dân sinh, dân chủ… Đó không những được coi là chức năng nằm trong nguyên tắc công tác, chức năng đặc trưng nghề nghiệp, mà đây cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công an. Trong vụ cưỡng chế ở Cống Rộc, ông ở cương vị ngành chức năg làm tham mưu, thể hiện vai trò, chức năng, trách nhiêm của công an: “Vì nước quên thân , vì dân quên mình” được đến đâu? Sao ông lại để xảy ra vụ việc trầm kha làm cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội,  Chính phủ và bàn dân thiên hạ ăn cái Tết mất vui trong suy tư, lo lắng? Trong 6 điều dạy của Bác Hồ đối với ngành công an, có câu: “Đối vơi công việc phải tận tụy. Đối với dân phải kính trọng, lễ phép”. Ông làm giám đốc công an thành phố lớn mà ông thực thi lời Bác dạy và nói năng, hành động vô trách nhiệm, lố bịch và buông xuôi như thế à? Trong vụ Tiên Lãng, ông phải là cán bộ đầu ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá tình hình, duyệt phương án, kế hoạch cho đến tổ chức lực lượng và phương thức tiến hành cưỡng chế… Tất cả đều sai luật, sai nghiêm trọng. Cho nên, ông đâu có xứng đáng là “Bạn Dân”, đâu có xứng đáng tiếp tục ở trong ngành công an, cần phải sớm hạ sao ông đi thôi.
B.V.B
           




BỘ CÔNG AN HÃY GỬI THÔNG ĐIỆP NIỀM TIN ĐẾN NHÂN DÂN BẰNG VIỆC KHỞI TỐ NGAY VỤ TIÊN LÃNG


5 Votes

Trả lời phỏng vấn truyền hình Công an nhân dân, Cu Vinh nói: Bộ công an phải khởi tố ngay Vụ Tiên Lãng với nhiều tội danh….

Không khó để nhận ra dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng của các quan chức từ thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang về vụ Tiên Lãng.

Một khi kết luận của Thủ tướng đã khẳng định, các quyết định cấp đất, thu hồi và cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật , trái đạo lý thì đó là định hướng của Đảng, Chính phủ trong việc xử lý nghiêm khắc quan chức ở địa phương này.

Mà không chỉ là khởi tố về một tội danh.

Đó là một nhóm tội danh:

-Tội lạm dụng quyền hạn để gây hậu quả nghiêm trọng ( Tội này dành cho Giám đốc Sở công an là chủ yếu, dành cho Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng, thẩm phán Ngô Văn Anh…)

-Tội cố ý làm trái ( Tội này dành cho Chính quyền thành phố Hải Phòng, bao gồm cả Bí thư, Chủ tịch thành phố và Phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại. Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng. Bí thư, chủ tịch xã Vinh Quang).

-Tội cố ý làm sai lệch thông tin ( Tội này liên quan đến Đỗ Trung Thoại, Đỗ Hữu Ca, Chánh văn phòng Khánh loa, Chủ tịch, Bí thư và trưởng ban tuyên giáo huyện Tiên Lãng, Tổng biên tập báo Hải Phòng, báo An ninh Hải phòng, đài truyền hình Hải Phòng, công thông tin điện tử thành phố Hải Phòng và huyện Tiên Lãng và một số nhà báo ở các báo khác).

-Tội chống lại chủ trưởng của Đảng, Nhà nước trong việc thi hành nghị quyết Đảng, làm mất uy tín Đảng, Nhà nước, gây rối loạn an ninh trên địa bàn, gây mất lòng tin của Nhân dân vào chính sách của Đảng, Nhà nước ( Tội này liên quan đến Bí thư thành ủy, Ban thường vụ thành ủy, Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng)

-Tội báo cáo sai sự thật, thiếu trung thực, bao che nhau (Tội này liên quan đến tất cả cán bộ lãnh đạo thành phố, huyện, xã)

Nhân việc này, kính đề nghị Quốc hội xem xét ngay lập tức ý thức, tư cách của các đại biểu Quốc hội đang công tác tại Hải Phòng, họ đã không hoàn thành nhiệm vụ. Cử tri không cần đến họ nữa.

Hơn lúc nào hết, việc Bộ Công an khởi tố ngay vụ này là cách thay mặt Đàng, Chính phủ, Nhà nước, gửi một thông điệp mạnh mẽ đến toàn thể nhân dân về ý thức thượng tôn pháp luật và mang đến cho nhân dân một niềm tin mới vào pháp luật, vào lẽ phải và thể hiện sự cầu thị của Đảng về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 chỉnh đốn Đảng.

Hàng triệu người dân gửi một mong ước, lúc này, vào thời điểm này, đại biểu quốc hội Nguyễn Tấn Dũng ( đại biểu được bầu ở khu vực huyện Tiên Lãng) ngay lập tức về với dân, về tới nơi vụ việc đã xảy ra, về với tư cách một đại biểu Quốc hội, về để chia sẻ, để cảm thông với chính những cử tri đã bỏ lá phiếu trân trọng bầu mình vào Quốc hội. Khi các đại biểu quốc hội đang sống và công tác tại Hải Phòng đã thiếu trách nhiệm với cử tri của mình trong vụ Tiên Lãng thì chỉ còn hy vọng vào đại biểu Nguyễn Tấn Dũng nữa thôi.

Chắc chắn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm như vậy. Vì chính ông đã làm nức lòng toàn dân bằng một kết luận mạnh mẽ, sắc bén và có tính chiến lược to lớn từ vụ Đoàn Văn Vươn. Thủ tướng đã bỏ bao công sức tìm cho được người đồng chí đã cưu mang, cứu sống mình trong chiến trường, với một con người trọng nghĩa ấy, Thủ tướng sẽ có mặt với bà con Tiên Lãng.

Thủ tướng về, chắc chắn hàng vạn người dân Tiên Lãng sẽ ùa ra đón Thủ tướng như đón một vị Minh Quân. Bởi vì trong khi Thủ tướng đã kết luận rõ ràng như thế mà lãnh đạo các cấp Hải Phòng vẫn chỉ hô hào, vẫn loanh quanh không chịu nhìn thẳng vào sai phạm, mỗi ngày càng làm mất đi niềm tin và lòng bao dung của nhân dân thì cần lắm một MINH QUÂN để nhân dân nương tựa niềm tin.



TAND Tối cao ra phán quyết về vụ ông Đoàn Văn Vươn


- Thưa luật sư, những người chỉ đạo một số cá nhân phá nhà của ông Huỳnh Xuân Long  sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự ra sao?
- Tùy từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm hình sự của những người chỉ đạo phá nhà này sẽ được xem xét trên cơ sở hành vi cũng như ý thức chủ quan của họ khi thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trường hợp này, đã điều tra xác định được lực lượng cưỡng chế phá hủy tài sản trên đất của gia đình ông Long, người ra quyết định cưỡng chế cũng như đứng đầu lực lượng cưỡng chế phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân (nếu tài sản bị thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên).
- Việc phá hủy 03căn nhà  không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế sẽ như thế nào?Nếu quá trình điều tra chứng minh được mục đích của những cá nhân thực hiện hành vi trực tiếp chỉ đạo và thuê máy ủi phá hủy nhà ông Long là vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
- Đối với việc phá hủy nhà không nằm trong khu vực bị cưỡng chế, những cá nhân chỉ đạo cưỡng chế có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Trong trường hợp không xác định được mục đích của những người có hành vi vi phạm, những cá nhân đó có thể bị xử lý hình sự về tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” với vai trò đồng phạm.
Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, người phạm tội có thể phải chịu mức phạt tù đến tối đa là tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
- Vậy các cá nhân như Trong nhóm phá nhà  đã trực tiếp dùng máy xúc phá hủy căn nhà của ông Long sẽ bị xử lý như thế nào?
- Theo lời của họ, họ được các “quan chức” huyện và xã Mễ trì đứng ra thuê phá dỡ một căn nhà (với giá 500 nghìn đồng mỗi giờ) nên họ không biết (và họ cũng không buộc phải biết) căn nhà họ được thuê phá hủy không thuộc đối tượng phải phá hủy, không nằm trong phạm vi được cưỡng chế nên họ không “nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó”. Do đó, chúng tôi cho rằng khó có đủ căn cứ để quy kết trách nhiệm hình sự cho họ về hành vi hủy hoại tài sản
Tuy nhiên, trong trường hợp họ biết việc phá hủy ngôi nhà của ông Long là ngoài phạm vi cưỡng chế (thông tin từ các thông báo, từ người thuê…), biết việc chính quyền địa phương thuê họ phá dỡ căn nhà là sai trái nhưng vì vụ lợi, họ vẫn cố ý thực hiện, họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Bên cạnh trách nhiệm hình sự, họ còn phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho gia đình bị hại.
Ngày 1/4/2011 UBND xã Mễ trì do ông Nguyễn Hữu Quyết Đứng đầu dẫn khoảng 50  người trong đó có cả cảnh sát  cưỡng chế, Phá hủy nhà   của gia đình ông Huỳnh xuân Long  không một thủ tục giấy tờ gì cả (cùng buổi sáng ngày hôm đó đoàn cưỡng chế đến để phá những nhà xây dựng trái phép  nhưng không phá những nhà đó mà phá nhà của Huỳnh Xuân Long . Ông Quyết cho rằng những nhà đã dán giấy cưỡng chế là Huyện đồng ý để lại  không phá ???



Cưỡng chế ở Hải Phòng: Hậu kết luận của Thủ tướng sẽ là phép thử và cũng là cơ hội cho Hải Phòng (Xem bài dưới đây )

http://nguyenthuat.wordpress.com/2012/02/15/c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-%E1%BB%9F-h%E1%BA%A3i-phong-s%E1%BA%BD-la-phep-th%E1%BB%AD-va-cung-la-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-cho-h%E1%BA%A3i-phong/

Những con chó trong vụ Tiên Lãng

chovutienlangĐó là những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ của lực lượng công an tham gia cưỡng chế vụ Tiên Lãng và 2 con chó nhà anh Vươn.
          Xem lại đoạn cip quay cảnh cưỡng chế vây bắt anh em nhà Đoàn Văn Vươn, thấy hình ảnh những chú chó nghiệp vụ khá đặc biệt. Khi những cảnh sát đặc nhiệm áo giáp, mũ chống đạn, lăm lăm súng ống lao vào khu nhà anh Vươn, thì những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ cố cưỡng lại, dường như chúng cố chống lệnh, không thèm xông tới cho dù liên tục bị đẩy lên phía trước. Không biết do hoảng sợ trước những viên đạn hoa cải, hay bởi chúng đánh mùi được anh em nhà Đoàn Văn Vươn không phải là “kẻ địch” để tấn công?
          Trong vụ tấn công này, không chỉ có những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ của công an, còn một hình ảnh chó khác xuất hiện trong bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh- đó là 2 con chó nhà anh Vươn:
          “Ông Võ kể, hôm đó, sau khi phá xong nhà, có mấy ông trong đội cưỡng chế phát hiện một con chó lớn và một con chó con đang hoảng loạn tìm đường chạy trốn. Chưa ai ra lệnh, có mấy ông trong lực lượng cưỡng chế hùng hục bao vây con chó lớn. Nhưng con chó đã vừa chạy vừa bơi trên đầm, rồi thoát. Chỉ tội nghiệp chú chó con, vụng dại, vừa chạy loăng quăng vừa gào sủa thảm thiết, cuối cùng thì cũng bị tóm, toàn thân ướt sũng,, rét run lập cập, bị tống ngay vào bao…
          Còn rất nhiều điều để nói. Nhưng có lẽ những “hình ảnh chó ” trên sẽ là điều khó quên khi nhắc về vụ Tiên Lãng ồn ào này.
          Bấm xem đoạn clip trên VTV về những “chiến sĩ” chó nghiệp vụ:






ảnh đầy tớ và chủ.
"Nhìn mặt Thoại thấy giống mặt quan phụ mẫu hồi xưa. Nếu lỡ đụng kim vào mặt thì "chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà người ta quen gọi là mỡ"