LUẬT ĐỜI 1/1
http://huynhxuanlong.blogspot.com/
PHƯƠNG TU ĐẠI-ĐẠO
(Tập I)
Phương tu của anh em bổn đạo mình, nếu tùy
theo tôn chỉ của Tam giáo, thì phải làm thế nào cho gồm trọn cả tinh
thần của ba đạo: Nho, Đạo, Thích, mới phải; nhưng xét sự khó khăn thì
chẳng thế nào làm ba đạo một lượt cho đặng hoàn toàn.
Vậy thì chúng ta cứ lần lượt luyện tinh thần
rồi tập buộc mình hằng ngày sửa tánh tu thân, từ từ lần bước đến cho tận
nẻo đạo của Thầy đã khai ra quảng đại, đẹp đẽ, quang minh, trước mắt
chúng ta đó.
Tục ngữ nói: Tu hành.
Tu là trau giồi lấy tinh thần mình rồi.
Hành là luyện tập thân mình phải biết tùng phục tinh thần sai khiến mà làm đạo.
Ấy vậy phép tu chẳng phải luyện nội tinh thần
mình theo đạo hạnh mà thôi, mà cái thân thể mình đây phải tùy tùng phù
hạp với đạo tâm, thể đạo chơn chánh bởi gương mình, hễ chúng sanh ngó
đạo nói mình, xem mình cho là đạo mới phải.
Đạo chẳng phải nơi lời nói, mà lại nơi kết
quả sự mình làm; chẳng phải nói câu kệ câu kinh mà tại cuộc hành vi
người giữ đạo. Cái khó khăn của đạo chẳng ở nơi sự giảng dạy mà ở tại sự
thật hành. Cái hay của đạo chẳng phải ở tại nơi yếu lý mà ở nơi cuộc
kết quả sự giáo truyền.
Lạ chi, mình muốn nhủ người bắt rồng, cột
phụng, nghĩ có khó chi tiếng biểu, song cốt yếu là biết người có phương
bắt hay là cột đặng cùng chăng?
Hễ muôn điều chi nói ra mà thế gian làm không
đặng thì đành cho là mị mộng. Huống chi anh em đồng đạo của mình ngày
nay chẳng khác nào như người đi đường trên nẻo lạ; tốt hơn nên khuyên
nhủ họ mỗi ngả khá ghi vôi, để dấu bước lần hồi khi khỏi lạc.
Trừ ra các kinh điển Hớn-văn, hay là Pháp-văn
cùng của các nước khác, xưa để lại, rõ hữu ích cho đạo lược dịch ra,
thì tôi chẳng luận chi, chớ tôi thấy phần nhiều sách vở của nhiều người
đạo hữu viết ra chẳng dùng văn từ lý lẽ giản dị, lại dùng văn mắc mỏ, ý
tứ rất cao kỳ, làm cho phần đông coi không hiểu thấu nên không bổ ích
chi cho đạo hết.
Rất đỗi là Thầy còn phải dùng tiếng nói dễ
dàng rẻ rúng mà làm thi dạy đạo thay. Nhờ vậy mà văn từ của Thầy ai coi
cũng hiểu. Tôi xin chư đạo hữu coi cách hành văn của Thầy, đọc lại mấy
bài thi Thầy dạy đạo thì sẽ thấy rõ, ý tứ dầu cao kỳ, mà câu văn ai cũng
hiểu. Tôi dám chắc rằng tuy vậy mặc dầu mà cái ngòi văn tuyệt bút rõ
ràng, hễ càng thấu tứ lại càng thâm thúy nơi lòng.
Tôi nhớ có một phen kẻ nghịch Đạo để lời dèm
pha biếm nhẽ rằng văn từ của Thầy xem rất thường tình. Tôi chấp bút phân
phiền cùng Thầy. Thầy dạy rằng: Con ôi, trong anh em của con phần dốt
nhiều hơn phần hay chữ, đứa ám muội đông hơn đứa thông minh; Thầy đến
chăm nom dạy dỗ đứa ngu dốt hơn là đứa hay giỏi; thà là đứa sáng khôn
quá hiểu mà chê Thầy hơn đứa dốt nghe đạo Thầy không rõ lý. Thầy cười
rồi tiếp nữa rằng: Thầy muốn đạo của Thầy làm thế nào cho trẻ con lên ba
tuổi cũng hiểu đặng, con nghĩ sao con? Lại cười nữa.
Tôi hiểu lòng nhơn từ quá lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo.
Tôi chủ ý tỏ Thánh tứ ra đây cho chư đạo hữu
làng văn hiểu, đặng từ đây tùy ý muốn của Thầy, dầu gặp phải vấn đề khó
khăn, cũng gắng chí luận bàn cho giản dị.
Ôi, phương tu cũng lại là một vấn đề khó giải
lắm chút, nhưng may tôi nhờ ơn Đại Từ-Phụ thương dạy dỗ nên mượn điệu
văn thô kịch mà viết ra đây. Ước giúp ích công tu chư đạo hữu đôi chút,
là thỏa nguyện. Luận lý dầu thô sơ, xin chư đạo hữu nam nữ nghĩ tình tha
lời dị nghị.
Tôi chỉ luận hình thể trước đã, rồi sau sẽ luận đến tinh thần.
Bổn phận người tu đối với Đời, đối với Đạo, đối với Trời ra thế nào?
Ai ai, đã mang mảnh xác phàm nầy rồi thì cũng tùng theo ba cái luật thiên nhiên là:
- Luật đời, luật đạo, và luật Trời.
Ba luật ấy tương tợ như phù hạp với luật điều của Tam-Giáo.
(Tập I)
Nhấp vào đây xem video
Mới thọ sanh lòng mẹ thì đã mang lấy phụ mẫu ân rồi. Tinh cha, huyết mẹ, tình thâm trọng là dường nào. Công chín tháng cưu mang biết bao nghĩa nặng. Lọt lòng ra toàn vẹn, còn hoi hóp, thì cha mẹ đã mừng, chăm nom, săn sóc, vú sữa, búng cơm; lo lo, sợ sợ trong cơn sốt mẩy, nóng mình. Cha nuôi, mẹ dưỡng, ơn sông biển sánh tài. Trời trở khí đủ đau, đấp nghẹt hơi đủ chết. Đêm ngày bồng ẫm, nghe tiếng khóc đã buông cơm, lóng hơi rên bỏ ngủ. May đặng con bầy nuôi đủ, gọi rằng có phước nhà; rủi năm trẻ còn ba, thương con cha mẹ khổ.
Dưới mắt thấy lắm điều đau đớn
bởi vì con, thân thể cha bị sầu thảm hao mòn, nhiều bà mẹ trắng đầu non cơn
tuổi trẻ. Nâng niu con từ bé, mắt ngó chẳng mỏi tròng; dầu con đã nên mụ nên
ông, cũng còn nhớ bế bồng khi bé túi. Vì vậy mà cha mẹ quên con trọng tuổi, cứ
lầm lũi xem chừng. Mảng để dạ thương cưng, quên nỗi mừng nỗi giận.
Thương đến đỗi, nhiều mẹ cha
chẳng kể đến thân, con rủi chết toan phần tự vận.
Ôi, cái ân đức ấy trả biết mấy
cho vừa, một mối nợ dưỡng sanh tưởng sống trả ngàn năm còn khó đủ. Mang mối nợ
thân sanh, với kẻ có đạo, dầu thịt nát xương mòn, đền đáp chưa thỏa dạ.
Sách Thánh nhơn có câu:
Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân.
Người hiếu hạnh, hễ nhìn đến con,
dầu tóc bạc da mồi nhớ đến câu ấy, không khô nước mắt. Chịu khổ cực với con dục
nhớ niềm sinh dục.
Hại nỗi, đời thường chịu cái khổ
tâm nặng nề nầy: Buổi nhỏ dại ngơ ngơ ngáo ngáo.
Không thấu đáo nghĩa thâm ân;
chừng lớn khôn thân đã nên thân, toan báo hiếu thì mẹ mãn phần cha thoát tục.
"Cây muốn lặng mà gió
chẳng dừng, con muốn nuôi mà cha mẹ lại không còn".
Có kẻ thấy hai mươi bốn thảo xưa
lại dám cho rằng các đấng ấy là người hữu phước.
Có kẻ nhắm tình sau nhớ trước,
sầu cha mẹ, thương thương nhớ nhớ, ngày mưa gió thấy cảnh buồn, đến đỗi.
Nghe rót nước lụy tuông.
Thấy xoáy trầu đau dạ.
Thấy xoáy trầu đau dạ.
Cha chả, hữu hạnh, hữu phước thay
cho kẻ còn cha còn mẹ (song toàn).
Cái của quí hóa ấy đời khá hiểu
sao rằng quí hóa. Không cha mẹ như người đi cảnh lạ.
Thân cô đơn lạc ngả bơ vơ,
Nỗi đói cơm khát nước đứng chờ,
Chẳng thấy kẻ cậy nhờ cơn túng ngặt.
Dầu chẳng kẻ tay trao cơm vắt,
Trông có người biết mặt hỏi han mình.
Bị đẩy xô hiếp đáp chẳng ai binh,
Chưn nương đất như hình không có đất.
Nỗi đói cơm khát nước đứng chờ,
Chẳng thấy kẻ cậy nhờ cơn túng ngặt.
Dầu chẳng kẻ tay trao cơm vắt,
Trông có người biết mặt hỏi han mình.
Bị đẩy xô hiếp đáp chẳng ai binh,
Chưn nương đất như hình không có đất.
Thì chẳng khác:
Mình côi cút còn đời như mất,
Chẳng có ai gang tấc đỡ nâng mình.
Nào có ai thấu đặng tâm tình,
Như cha mẹ để tin che chở.
Đời lầm lỗi nào ai khỏi lỡ,
Nếu không cha ai đỡ nâng lời.
Cuộc nên hư nào tránh đặng vận thời,
Nếu không mẹ ai hơi đâu lo cứu vớt.
Trong võ trụ mình người sanh đứng đợt,
Ai hiểu mình phòng sang bớt gánh đồ thơ.
Nỗi khó đời nỗi phận u ơ,
Mưu ai dạy đặng nhờ xây thế sự.
Mãn kiếp những nỗi mình, mình xử,
Nào mong chi bạn lữ giúp nên.
Mẹ cha còn dầu giận cũng không quên,
Tình máu thịt tuổi tên tay nắn đúc.
Chẳng có ai gang tấc đỡ nâng mình.
Nào có ai thấu đặng tâm tình,
Như cha mẹ để tin che chở.
Đời lầm lỗi nào ai khỏi lỡ,
Nếu không cha ai đỡ nâng lời.
Cuộc nên hư nào tránh đặng vận thời,
Nếu không mẹ ai hơi đâu lo cứu vớt.
Trong võ trụ mình người sanh đứng đợt,
Ai hiểu mình phòng sang bớt gánh đồ thơ.
Nỗi khó đời nỗi phận u ơ,
Mưu ai dạy đặng nhờ xây thế sự.
Mãn kiếp những nỗi mình, mình xử,
Nào mong chi bạn lữ giúp nên.
Mẹ cha còn dầu giận cũng không quên,
Tình máu thịt tuổi tên tay nắn đúc.
Hèn chi lời tục ngữ nói: Cha mẹ
già là mọi ông bà để lại.
May sanh ra nơi cha mẹ giàu thì
chẳng nói chi, rủi gặp nơi nghèo thì cha ăn buổi mơi lo buổi tối; mẹ lại nhọc
sức mua Tần bán Sở đặng lo chạy nuôi con.
Thảm nỗi, nếu sanh sản con bầy,
cảnh tượng lại thêm nồng não.
Nhỏ chạy manh quần tấm áo,
Lớn khôn lo học lo hành.
Mẹ cả đời chịu phận cửi canh,
Cha mãn kiếp lao thân, thuê mướn.
Hễ bần cùng thì vay mượn,
Phải phận vướng nợ nần.
Đày đọa cha phải chịu khổ thân,
Khổ khắc mẹ chịu phần tôi tớ.
Chẳng lẽ khó, đem con ra đợ,
Một miệng ăn núi lở non mòn.
Dầu cháo rau cũng nhịn miệng nuôi con,
Đẻ một trẻ lại thon von thêm phận mẹ,
Đến ăn uống cũng mua vật rẻ,
Cho đặng nhiều lại nhẹ đồng tiền.
Nấu trách canh đổ nước nổi thuyền,
Kho trã mắm nát nghiền xương cá.
Chẳng hiểu mùi ngon vật lạ,
Mãn đời ăn chạ mặc thô.
Miễn ấm cật vải bô,
Nào biết sô với tố.
Lớn khôn lo học lo hành.
Mẹ cả đời chịu phận cửi canh,
Cha mãn kiếp lao thân, thuê mướn.
Hễ bần cùng thì vay mượn,
Phải phận vướng nợ nần.
Đày đọa cha phải chịu khổ thân,
Khổ khắc mẹ chịu phần tôi tớ.
Chẳng lẽ khó, đem con ra đợ,
Một miệng ăn núi lở non mòn.
Dầu cháo rau cũng nhịn miệng nuôi con,
Đẻ một trẻ lại thon von thêm phận mẹ,
Đến ăn uống cũng mua vật rẻ,
Cho đặng nhiều lại nhẹ đồng tiền.
Nấu trách canh đổ nước nổi thuyền,
Kho trã mắm nát nghiền xương cá.
Chẳng hiểu mùi ngon vật lạ,
Mãn đời ăn chạ mặc thô.
Miễn ấm cật vải bô,
Nào biết sô với tố.
Khi khôn lớn phải lo đôi lo bạn.
Cả cha mẹ phải thức khuya dậy sớm làm lụng ra tiền đặng để đôi chút lại cho
con.
Thân thể phải gầy mòn, tinh thần
ngày hao kém.
Những mảng sợ suôi gia chê nghèo
nàn mà khổ khắc con mình.
Bởi vậy mới sanh có tật bịnh.
Bịnh thường tình của lão mụ.
Bịnh thường tình của lão mụ.
Nhiều ông cha, khi gả gái về nhà
chồng rồi, ngồi rơi nước mắt mảng lo con còn dại; rồi ngại, biết suôi gia có
thương đoái đến con mình. Mẹ sợ con hạnh dở tài khinh, chẳng biết chị mẹ chồng
thương dạy dỗ.
Sợ đến gái hình thô dạng lỗ,
Thêm cảnh lạ nhà người.
Dầu rể thương còn bụng chị suôi,
Để dạ ghét nặng lời hiếp đáp.
Thêm cảnh lạ nhà người.
Dầu rể thương còn bụng chị suôi,
Để dạ ghét nặng lời hiếp đáp.
Thương thương, nhớ nhớ, sợ sợ, lo
lo. Bịnh hoạn bởi sợ lo, thương nhớ con mòn mỏi.
Lo sợ nhiều hơn vui mừng, tuổi
già lại rấp đến, bịnh hoạn nhiễm dập dồn, cũng vì lo sợ cho con mà phần nhiều
cha mẹ phải chịu ra mạng vắn
Bạn nhấp vào đây xem video nhé
http://www.youtube.com/watch?v=tkmZ-AR0jQY&feature=channel&list=UL
Bạn nhấp vào đây xem video nhé
http://www.youtube.com/watch?v=tkmZ-AR0jQY&feature=channel&list=UL
Hết 1/1
bạn vào đây xem video
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=tkmZ-AR0jQY&feature=channel&list=UL