Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Chư Môn-đệ và chư nhu nghe

Chợ Lớn, le 10-1-1927
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương

Chư Môn-đệ và chư nhu nghe:

Chim về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người giữ thế, chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ tâm; có bền chí mới đặng đạt phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh; lăng-xăng xạo-xự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc chẳng khác chi một giấc huỳnh lương mộng; mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng cuả Ðấng cầm quyền thế-giái ban cho; dầu thanh cao, dầu hèn hạ cũng phải gắng làm cho rồi trách nhậm, hầu buổi chung cuộc, hồn lià cõi trần, đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán; ai giữ trọn bậc phẩm thì đặng toà nghiệt-cảnh tương công chiếc tội, để vào địa vị cao hơn chốn Ðịa cầu 68 nầy; ai chẳng vẹn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào nơi u-minh-địa, để trả cho xong tội tình căn quả cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ; bằng chẳng biết sửa mình thì luật Thiên-điều chồng-chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bậc nhơn-sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân hồi; vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng. Các bậc Thần Thánh nếu chẳng biết mối Ðạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục, thì biển khổ trần nầy cũng khó mong thoát đặng.

Trời Nam may đặng một yến sáng của Ðấng Ðại-Từ-Bi dẫn khách trần bước lần ra con đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê; dụng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ tâm thay chung đỉnh, lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lừng trời, vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiên-nhiên, biết rõ cơ màu nhiệm mà làm khách u-nhàn thanh nhã, núi thẫm rừng xanh. Phủi hết muôn sự ở cõi trần vô vị nầy, ấy là một sự khó thi hành của khách phàm tục; mấy ai nong-nã tìm đến cảnh Thiêng-liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.

Ðạọ Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.

PHƯƠNG TU ĐẠI-ĐẠO




Phương tu. của anh em.. bổn đạo mình, nếu tùy ..theo tôn chỉ của Tam giáo.., thì phải làm thế nào.. cho gồm trọn cả tinh thần của ba đạo..: Nho.., Đạo.., Thích., mới phải..; nhưng ..xét sự khó khăn ..thì chẳng thế nào làm ba đạo một lượt.. cho đặng hoàn toàn..
Vậy …thì chúng ta cứ lần lượt luyện tinh thần rồi tập buộc mình.. hằng ngày sửa tánh ..tu thân, từ từ ..lần bước đến.. cho tận nẻo đạo của Thầy đã khai ra quảng đại, đẹp đẽ.., quang minh.., trước mắt chúng ta đó...




Tục ngữ nói..: Tu.. hành…
Tu …là trau giồi lấy tinh thần mình rồi…
Hành.. là luyện tập thân mình phải biết tùng phục tinh thần sai khiến …mà làm đạo…



Ấy ..vậy phép tu chẳng phải luyện nội tinh thần mình theo đạo hạnh mà thôi.., mà… cái thân thể mình đây ..phải tùy tùng phù hạp với đạo tâm, thể đạo chơn chánh ..bởi gương mình.., hễ chúng sanh ngó đạo nói mình.., xem mình cho là đạo mới phải...
Đạo.. chẳng phải nơi lời nói.., mà lại nơi kết quả sự mình làm..; chẳng phải nói câu kệ.. câu kinh.. mà tại cuộc hành vi người giữ đạo... Cái khó khăn của đạo chẳng ở nơi sự giảng dạy mà ở tại sự thật hành... Cái hay của đạo ..chẳng phải ở tại nơi yếu lý.. mà ở nơi ..cuộc kết quả sự giáo truyền...
Lạ chi.., mình muốn nhủ người bắt rồng.., cột phụng.., nghĩ có khó chi ..tiếng biểu.., song cốt yếu là ..biết người có phương bắt.. hay là cột đặng cùng chăng..?
Hễ.. muôn điều chi nói ra mà thế gian làm không đặng thì đành cho là mị mộng… Huống chi anh em ..đồng đạo của mình ngày nay chẳng khác nào như người đi đường trên nẻo lạ..; tốt hơn ..nên khuyên nhủ họ mỗi ngả khá ghi vôi.., để dấu bước lần hồi khi khỏi lạc...
Trừ ra các kinh điển Hớn-văn.., hay là Pháp-văn.. cùng.. của các nước khác.., xưa để lại.., rõ hữu ích.. cho đạo lược dịch ra.., thì tôi chẳng luận chi.. chớ tôi thấy phần nhiều.. sách vở của nhiều người đạo hữu viết ra ..chẳng dùng văn từ lý lẽ giản dị, lại dùng văn mắc mỏ, ý tứ rất cao kỳ, làm cho phần đông coi không hiểu thấu nên không bổ ích chi cho đạo hết…
Rất đỗi là ..Thầy còn phải dùng tiếng nói dễ dàng rẻ rúng.. mà làm thi ..dạy đạo thay… Nhờ vậy.. mà văn từ của Thầy ai coi ..cũng hiểu… Tôi xin chư đạo hữu coi cách hành văn của Thầy.., đọc lại mấy bài thi ..Thầy dạy đạo.. thì sẽ thấy rõ, ý tứ.. dầu cao kỳ.., mà câu văn ai cũng hiểu.. Tôi dám chắc rằng ..tuy vậy mặc dầu mà cái ngòi văn tuyệt bút rõ ràng.., hễ càng thấu tứ.. lại càng thâm thúy nơi lòng..
Tôi nhớ có một phen..kẻ nghịch Đạo.. để lời dèm pha biếm nhẽ rằng văn từ của Thầy xem rất thường tình.. Tôi chấp bút phân phiền cùng Thầy. Thầy dạy rằng: Con ôi,.. trong anh em của con phần dốt nhiều hơn phần hay chữ.., đứa ám muội đông hơn.. đứa thông minh; Thầy đến chăm nom dạy dỗ đứa ngu dốt ..hơn là đứa hay giỏi..; thà.. là đứa sáng khôn quá hiểu mà chê Thầy hơn đứa dốt nghe đạo Thầy không rõ lý... Thầy cười.. rồi tiếp nữa rằng: Thầy muốn đạo của Thầy làm thế nào cho trẻ con lên ba tuổi cũng hiểu đặng.., con nghĩ sao con..? Lại cười nữa.
Tôi hiểu lòng nhơn từ ..quá lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo…
Tôi.. chủ ý tỏ Thánh tứ ra đây cho chư đạo hữu làng văn hiểu,.. đặng từ đây ..tùy ý muốn của Thầy,.. dầu gặp phải vấn đề khó khăn, cũng gắng chí.. luận bàn cho giản dị…
Ôi.., phương tu ..cũng lại là một vấn đề khó giải lắm chút…, nhưng may ..tôi nhờ ơn Đại Từ-Phụ ..thương dạy dỗ nên mượn điệu văn thô kịch.. mà viết ra đây... Ước ..giúp ích công tu ..chư đạo hữu đôi chút, là thỏa nguyện. Luận lý dầu thô sơ.., xin ..chư đạo hữu nam nữ nghĩ tình tha lời dị nghị…
Tôi chỉ luận hình thể trước đã.., rồi sau sẽ luận đến tinh thần…
Bổn phận người tu.. đối với Đời., đối với Đạo.., đối với Trời ra thế nào..?
Ai ai.., đã mang mảnh xác phàm nầy rồi thì cũng tùng theo ba cái luật thiên nhiên là:…
- Luật đời.., luật đạo.., và luật Trời...
Ba luật ấy…tương tợ như phù hạp với luật điều của Tam-Giáo…


Bạn nhấp vào dưới đây xem video 
Bạn nhấp vào đây xem video nhé