Dân có quyền đuổi những công bộc hư hỏng
“Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.* * Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr.60.
Trong dịp dự tiệc nhà người bạn, tôi đã nghe một đôi vợ chồng già gọi
nhau cứ một tiếng “mình”, hai tiếng cũng “mình”, nghe rất cảm động ,
khiến tôi nhớ lại 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng: Mình ơi! Tôi gọi là nhà Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi
Tôi không rành tiếng Anh, không biết House và Home khác nghĩa ra sao,
chỉ thấy quảng cáo cho thuê nhà tòan ghi House for rent, chưa thấy Home
for rent bao giờ. Ngôn ngữ khác nhau nhưng đôi khi ý nghĩa lại trùng
hợp, nghĩ cũng đúng Cho thuê nhà , chẳng ai chịu cho thuê Nhà tôi ,
Home mà không có Nhà tôi thì biến thành House mất rồi. Đi về nhà có lẽ là Let’s go house còn Về nhà thôi thì chắc mới là Let ‘s go home.
Nhà của tôi lâu rồi đã là House……, đôi khi có đôi khi sau khi lai rai
chén rượu giang hồ phiêu lảng ước gì lại được nói câu Về nhà thôi- Let’s
go home, …ước gì…
Đêm khuya nghe gọi : Mình ơi Dậy em nhờ tí, Mình ơi , Mình à Giật mình như thể gặp ma Mồ hôi nó toát như là tắm mưa Bài thì mới trả buổi trưa Giờ mà trả nữa te tua tuổi già Nằm im mắt nhắm cho qua Bên tai thỏ thẻ Mình à , Mình ơi Còn bao năm nữa trên đời Vui xuân kẻo hết Mình ơi , Mình à Người ta bảo lúc về già Dẻo dai hơn trẻ Mình à Mình ơi Con lớn chúng đã xa rời Nhà thì vắng lạnh Mình ơi Mình à Sao không bắt chước người ta Cờ người quyết đấu Mình à Mình ơi Bàn son có sẵn đang phơi Quân ngà mau dậy Mình ơi Mình à Ráng cho vui cửa vui nhà Em thương Mình lắm Mình à , Mình ơi
Mình Ơi … Mình À
« Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình tuy một mà hai » Nhưng mình có tật nói dai Nên chi ta cứ cãi hoài không thôi Ta mình « hai đứa » một đôi Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người Làm lành « hai đứa » lại cười Xáp vào lại hoá hai người một đôi Ngọt ngào cất tiếng « Mình ơi ! » Trên đời đẹp nhất là tôi với mình Đôi khi có chuyện bất bình Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau Nhưng mà giận chẳng được lâu Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà Nhìn mình tôi bật cười xoà Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi Chúng mình như đũa có đôi Có đôi để gọi « mình ơi, mình à ! » Bây giờ như cặp khỉ già Nhưng mà vẫn cứ « mình à, mình ơi ! » Khi nào thấy vắng bóng tôi Thì mình lại gọi : Mình ơi, mình à Khi nào tôi thấy vắng bà Thì tôi lại gọi : mình à, mình ơi ! Gọi nhau cho trọn cuộc đời ...
Cách xưng hô vợ chồng của người việt:
Thời nay vợ chồng trẻ xưng hô với nhau "Anh anh em em" âu yếm thân
thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Những cặp vợ
chồng đã có con cái nếu không gọi nhau bằng “anh” bằng “em” thì cũng gọi
nhau bằng “bố’ hoặc “mẹ”, “bố” và mẹ là gọi thay cho con, cũng như khi
về già gọi là “ông” hoặc “bà” để gọi thay cho cháu. Lùi lại bốn mươi
năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng
"mình" cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng
thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn.
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùngvới
hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai
người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên "trống không" cũng là một
bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố
thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm"... Người mới lấy nhau chưa có con, chồng
chẳng có chức vị gì thì gọi ra làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu,
muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao
bèn ra ngõ gọi thật to "Ai ơi! Về nhà ăn cơm". Từ "ai" ở đây không phải
là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là "chồng tôi ơi".
Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình
là "nhà tôi". Từ "nhà tôi" thật là đậm đà gắn bó, "mình" và "tôi" tuy
hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể
nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".
Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo mình"...
Thế đấy! Ngôn ngữ Việt có nhiều cái hay và “phức tạp” lắm!
Ai hay thơ phú, vô họa đối, đối họa cho vui nè!
Bài xướng: cu cụ cụ cu
Thuở thằng Cu, đến thời gọi Cụ. Khởi đầu Cờ, trước đứng cạnh “U”. Thêm nặng cho Cu, ra thành Cụ, Cu mà nặng nhẹ hóa Cụ Cu
Chớ cậy ngày nay lên mặt Cụ, Mà quên thưở nọ vốn thằng Cu. Râu ria rậm rạp : Cu như Cụ, Da dẻ trơn lông : Cụ giống Cu.
Thế sự đảo điên Cu thành Cụ, Lộn sòng ”thằng Cụ” lúc “ông Cu” “Cu, ta quân tử” là Cu Cụ “Cụ lão hoàn đồng ” ấy Cụ Cu.
Ra chốn đình trung, ưng gọi Cụ, Giữa vòng hương phấn, vẫn muốn Cu Giai nhân có hỏi : “Cu hay Cụ ?” “Lục thập niên tiền” Cụ vốn Cu !
Năm nay tuổi Cụ sáu mươi dư, Rằng Cụ rằng Cu , Cụ cũng : Ừ ! Cùng bạn nhóc thì : “Ừ , lão Cụ” Với hàng tiền bối : “Dạ, con Cu
Nhân sinh ảo ảnh, đời như mộng, Thế sự vô thường, giả khôn ngu ! Nhục vinh, thành bại, mây khói cả, Có khác gì nhau Cụ với Cu... Khuyết danh.
Bài đối của tui nè:
-Lúc xuân Gaí, lão lại kêu Gìa -Trẻ hư nên aí, lão khôn: ìa -Kênh kiệu, mang danh đồ Gìa Gaí -Quá lứa, thành ra cái Gaí Gìa
-Chớ quyên ngày trước, mình là Gaí -Tự mãn giờ đây, được gọi Gìa -Tơ hồng, một thủa, Gìa như Gaí -Mắt môi, hìng dáng, Gaí khác Gìa
-Xã hội, rối ren, Gìa hóa Gaí -Nhẵn mặt, em Gaí, bảo bà Gìa -Gaí mà khôn bảo là Gìa Gaí -Gìa sinh lớ ngớ, gọi Gaí Gìa
-Đứng ở đầu đường, thường gọi Gaí -Ngồi nơi hội quán, phải kính Gìa -Tếu táo trêu đùa, Gìa như Gaí -Ba nhăm xuân trước, Gaí chưa Gìa! ! -Xuân xưa, cô Gaí củng thướt tha -Khốn nổi giờ đây, đã đến Gìa -Còn muốn phấn son như con Gaí -Sắm sanh quần áo, chẳng giống Gìa
Giữa thời lộn xộn, điên ngờ tỉnh -Tình đời láo nháo, thật như ma -Xuân qua, ..đông hết, đều thế cả -Chẳng sướng sung chi, Gaí với Gìa….
Cuối tháng Năm/2012, nhiều Web site lớn trên thế giới đã đưa tin: “Tấm ảnh chụp “napalm girl” đã được 40 năm”.
Chỉ trong một giây, nhiếp ảnh gia của hãng tin AP (Associated Press)
lúc đó là ông Huỳnh Công Út, tức “Nick Ut” – một thanh niên 21 tuổi –
quyết định bấm máy, ghi lại hình ảnh những đứa bé kêu khóc bị bom napalm
trên một quốc lộ ở miền Nam Việt Nam trước đây. Đó là thị trấn Trảng Bàng, cách Sài Gòn 30 phút lái xe về hướng bắc.
Đó là ngày 8 tháng 6 năm 1972, cô bé tên Phan Thị Kim Phúc nghe các
binh sĩ VNCH hét lên: “chạy nhanh đi ra khỏi nơi đây, họ sắp dội bom,
chết hết bây giờ!” Chỉ vài giây sau, cô bé thấy “vầng sáng màu vàng và
cam” tỏa lên xung quanh một Thánh Thất Cao Đài nơi gia đình cô bé trú ẩn
từ 3 ngày qua. Phúc chạy nhào ra Quốc Lộ 1 cùng với các trẻ em khác.
Quần áo Phúc bị cháy tan, còn lưng và cánh tay Phúc bị cháy nám đen.
Phúc la lên “nóng quá, nóng quá”.
Nick Út đã lấy nước cho Phúc
uống rồi vội vã đưa Phúc lên xe chạy đến bệnh viện Củ Chi. Tại đó Út
nói “Tôi là một phóng viên, xin làm ơn cứu đứa bé này, tôi không muốn nó
chết”. Và mọi người đã giúp đỡ Phúc ngay. Bên cạnh Út lúc đó còn có ký
giả Christopher Wain của ITN (Independent Television Network), ông này
đã rưới nước trong căng-tin lên người Phúc (không biết việc làm ấy chỉ
làm vết bỏng thêm trầm trọng). Về sau, Wain đã giúp Út đưa Phúc từ bệnh
viện Nhi Đồng Sài Gòn đến bệnh viện Barsky, nơi duy nhất có đủ phương
tiện để điều trị những vết bỏng nặng. Qua 17 lần giải phẫu, Phúc được
một nhóm các bác sĩ gồm nhiều quốc tịch khác nhau đã tận lực cứu chứa.
Sau 2 năm ròng rã, cô bé Phúc 9 tuổi đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Thoạt đầu tấm ảnh trứ danh không được đăng vì AP có đường lối không
đăng ảnh lỏa thể, nhưng Horst Faas, Giám Đốc phân bộ ảnh, khi liếc qua,
đã thay đổi ý kiến. Ông nói: “tấm ảnh này có giá trị lớn lắm đó”. Faas
đã đúng, “napalm girl” trở thành một trong những tấm hình chụp ấn tượng
nhất về chiến tranh Việt Nam. Riêng Nick Út được trao giải Pulitzer
1972.
Thế còn Kim Phúc thì sao?
Sau khi được
cứu sống, Phúc trở về lại Trảng Bàng. Khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm
được miền Nam tháng Tư, 1975 thì cái-gọi-là “giải phóng miền Nam” chỉ
làm cho cuộc sống của Phúc thêm khốn khổ vì gia đình của Phúc bị liệt
vào thành phần tư bản và bị mất tất cả tài sản. Nhưng cha mẹ Phúc vẫn cố
gắng nuôi dưỡng đứa con bị thương tật, thường xuyên phải chịu những cơn
đau xé người vì các vết bỏng cũ.
Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh
của Nick Út – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô
bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý
giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ
nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa
. Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn
báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao. Nhiều lần, Phúc tìm
cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc
thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc
nghiêm ngặt vì là một “biểu tượng quốc gia về chiến tranh” (national
symbol of war).
Kim Phúc nói: “Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình
đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến
tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ
khác”. Thế nhưng dù luôn luôn trong tình trạng bị o ép, rình rập trong
gọng kềm của nhà cầm quyền cộng sản, Kim Phúc may mắn tìm được một nơi
trú ẩn yên ổn cho tâm hồn, đó là lúc cô tình cờ đọc được một cuốn Kinh
Thánh. Và rồi từ một tín đồ Cao Đài, Kim Phúc đã trở thành một giáo hữu
Tin Lành.
Năm 1986, Kim Phúc tìm được cơ hội đi học tại Cuba.
Tại Cuba, Phúc gặp một du học sinh là Bùi Huy Toàn. Năm 1992, hai người
kết hôn và đến Moscow để hưởng tuần trăng mật. Trong khi bay từ Moscow
trở lại Cuba, Toàn và Phúc quyết định đào tẩu khi máy bay ghé lấy nhiên
liệu tại Gander, Newfoundland (Canada). Sau đó, hai người đã được hội
đoàn Tin Lành bảo trợ để được tị nạn tại Canada.
Năm 1996, với
sự giúp đỡ của Ron Gibbs, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một thành viên
Ban Giám đốc Quỹ Đài Tưởng niệm (The Memorial Fund), Kim Phúc thành lập
“The Kim International Foundation” với mục đích cứu giúp các trẻ em
chiến tranh trên khắp thế giới. Năm 1997, Kim Phúc được UNESCO tặng danh
hiệu “Đại sứ Thiện nguyện cho một Văn hóa vì Hòa bình” (Goodwill
Ambassador for a Culture of Peace).
Cô bé Kim Phúc trong hình
và người phóng viên Nick Út ngày nào đã gặp lại nhau khi Phúc ra được
tới Cuba. Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho thế
giới biết. Ban đầu Phúc từ chối vì đã quá chán ghét những cuộc tra hỏi
và quay phim của nhà nước cộng sản Việt Nam, cô chỉ muốn sống một cuộc
đời bình thường như bao người khác. Nhưng cuối cùng, Kim Phúc quyết định
dành lại quyền thuật lại câu chuyện đời mình. Cuối năm 2000, cuộc đời
của Phan Thị Kim Phúc đã được tác giả Denise Chong kể lại trong cuốn
sách mang tựa đề “The Girl in the Picture”.
Giờ đây 49 tuổi,
Kim Phúc sống hạnh phúc ở Toronto với chồng và 2 con. Cô có thể bình
tĩnh nhìn vào bức ảnh và nói: “Rất nhiều người chỉ biết hình tôi nhưng
rất ít người biết về cuộc đời tôi. Tôi thật biết ơn vì giờ đây tôi có
thể chấp nhận tấm hình ấy như một tặng phẩm đầy sức mạnh. Và rồi chính
tôi phải chọn lựa. Và rồi tôi có thể dùng tấm hình ấy để làm việc cho
hòa bình.”
Ngũ Phương – tổng hợp
Nguồn:
- Audio “Lời Chứng Của Bà Phan Thị Kim Phúc” , Phan Thị Kim Phúc, tinlanhhyvong.com - ”Iconic 'napalm girl' photo from the Vietnam War turns 40”, Margie Mason, USA Today, - ”Vietnam Napalm Girl” famouspictures.org
Mót Lúa
Bà ngồi mót từng hạt lúa rơi Bao lâu mới có bát cơm đầy Nhìn hình con thấy lòng se lại Cực khổ nầy biết thuở nào vơi
Bà ơi! Mây mù còn che phủ Để trời Nam vương một màu tang Đất nước lầm than dân nghiệt ngã Tình sầu nầy nặng đến thiên thu
Biết đến chừng nào hết khổ đau Cho bà được thấy ánh nhiệm mầu Hàn vi cơ cực không còn nữa No cơm ấm áo đến nghìn sau
Con biết cuộc đời như giấc mơ Như cơn gío thoảng nước qua cầu Con xin khấn nguyện trời cao thấu Cưú được dân lành kiếp bể dâu
Người xưa tuổi thọ kém, ai sống tới bảy mươi đã cho là hiếm hoi, nhân
sinh thất thập cổ lai hi. Đã vậy, nhiều người suốt đời chỉ hùng hục làm
việc, chạy theo bả lợi danh, bo bo giữ của không biết hưởng đời là gì,
tới khi già yếu, sắp xuôi tay nhắm mắt, tính sổ cuộc đời mới thấy là
dại:
Một năm là mấy tháng xuân Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa? Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi Bo bo giữ lấy của trời làm chi? Bẩy mươi chống gậy ra đi Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi.
Từ đó, người xưa rút kinh nghiệm, để lại cho con cháu biết bao là lời
khuyên bảo chí lý, không ngoài mục đích khuyến khích chúng ta hãy biết
tận hưởng những hương vị của cuộc sống ngay từ thuở thanh niên son trẻ,
cùng cho chúng ta bí quyết để kéo dài tuổi xuân:
Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa người ta có thì. Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sồng sộc nó thì theo sau. Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già Chẳng lo liệu trước ắt là luỵ sau.
Ngày nay, chúng ta đều biết rằng khoa học tiến bộ vượt bực đã giúp cho
con người rất nhiều phương tiện để được hưởng một cuộc sống tiện nghi,
thoải mái và lý thú hơn xưa. Đồng thời ngành y dược cũng tiến bộ đáng
kể, đã giúp cho con người chửa được lắm bệnh hiểm nghèo, tăng thêm phần
sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Những kết quả nầy tuy đã đem lại nhiều
phúc lợi cho nhân loại, nhưng vì thiếu tính chất nhân bản nên chúng vẫn
không giúp cho con người đạt được chân hạnh phúc. Đây chính là lý do
khiến chúng ta thích đọc lại ca dao, tục ngữ, một loại văn chương bình
dân truyền khẩu phong phú của dân tộc, để tìm hiểu xem đâu là quan niệm
nhân sinh của người xưa, và qua đó, chúng ta lĩnh hội được những gì về
bí quyết trường xuân để đem lại cho mình một đời sống hạnh phúc trọn
vẹn, lâu dài?
Sau khi nghiên cứu tục ngữ, ca dao, chúng ta hẳn thấy bí quyết trường xuân của người xưa đã được qui vào những điểm sau đây:
1)- Người xưa trước hết phải biết sống qua triết lý tri túc, tiện túc,
nghĩa là biết đủ ấy là đủ. Chính vì biết sống an phận, không đòi hỏi
nhiều nên cuộc sống mới được nhàn nhã, tâm hồn được thảnh thơi:
Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo.
Ông bếp ngồi trong xó tro,
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.
Huống chi cuộc đời qúa ngắn ngủi, làm nhiều làm chi cho khổ thân:
Đời người sống mấy gang tay,
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
2)- Phải biết quẳng gánh lo đi mà vui sống. Sự lo nghĩ buồn phiền làm
cho tâm thần rã rượi, mặt mày héo úa, xấu xí, sức khoẻ sa sút. Ông
Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc và bà Đoàn Thị Điểm trong
Chinh Phụ Ngâm đã phải công nhận điểm nầy:
Chiều ủ dột giấc mai trưa sớm
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.
(Cung Oán)
Võ vàng đổi khác dung nhan
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
(Chinh Phụ)
Bởi vậy ca dao mới khuyên ta chớ nên cả lo như các bà mẹ xưa, mười
chuyện lo cả mười, chuyện không đáng cũng lo, như thế thì lo cả đời chưa
hết:
Mẹ già lo bẩy, lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Và phải biết xem nhẹ, xem thường mọi chuyện:
Lo gì mà lo, lo con bò trắng răng
Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò.
3)- Đồng thời phải nuôi dưỡng các đức tính Từ Bi, Hỉ, Xả. Có biết cảm
thông, xót thương, giúp đỡ và tha thứ cho người, tâm ta mới không vướng
bận, ghét ghen, oán thù mà hằng giữ được trong sáng, hoan lạc:
Có câu tích đức tu thân
Hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri (trì)
Đấng trượng phu đừng thù mới đáng
Đấng anh hùng đừng oán mới hay.
4)- Cái tâm trong sáng, hoan lạc nầy lại cần được thể hiện qua nụ cười
luôn tươi nở trên môi. Khi cười, không những các bắp thịt mặt được thư
dãn, vẻ mặt trông tươi mát. Lòng ta cũng cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc.
Giá trị của nụ cười đã được người xưa xác nhận qua câu tục ngữ:
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
Ngoài ra nụ cười tươi còn gây được ảnh hưởng vui sống cho những người xung quanh:
Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Trăm quan mua mấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc,
Tiếc nụ cười em xinh.
(Đúng ra là: nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen)
Giá trị nụ cười không chỉ được người Á Đông chúng ta đề cao mà ngay cả ở
Aâu Mỹ cũng có nhiều câu danh ngôn được truyền tụng: chaque fois qu’un
homme sourit et plus encore quand il rit, il ajoute quelque chose à ce
brin de vie (mỗi khi người đàn ông mĩm cười và hay hơn nữa khi hắn cười,
hắn đã thêm một chút gì có ý nghĩa cho cuộc đời mong manh này).
Le sourire appporte la chaleur à celui qui recoit, ne coute rien à
celui qui donne (Nụ cười mang lại sự ấm áp cho người nhận, mà người cho
chẳng mất mát gì cả).
5)- Phải biết giữ vệ sinh cho thân thể.
Con người, thân thể có sạch sẽ, mới khoẻ mạnh, nhan sắc các bà, các cô
phần lớn do cái răng, cái tóc quyết định:
Cái răng, cái tóc là góc con người
Ai muốn có một hàm răng đều đặn, tươi xinh, sáng ngời như những câu ca
dao vừa dẫn chứng ở trên tất phải biết phép giữ vệ sinh và bồi dưỡng cho
răng lợi. Bằng chẳng chịu giữ gìn, răng sẽ bị sâu, bị thối, bị sún, bị
sứt, bị gẫy, nhan sắc trông chẳng còn đẹp tí nào, mà khi ăn khó nhai,
khó cắn, mất cả ngon. Vậy, muốn sạch miệng, tốt răng người xưa dạy phải
súc miệng bằng nước muối, phải ăn trầu và nhuộm răng đen. Muốn thơm da,
mát thịt thì tắm nước nấu lá hương nhu, lá rau mùi hay cách hoa ngọc
lan. Còn muốn tốt tóc sạch gầu thì:
Tốt tóc thì có mần trầu
Sạch ghét, sạch gầu bồ kết với chanh.
Người sạch sẽ là người biết tự trọng và dễ gây được thiện cảm với người xung quanh mình, nhất là người đó lại thuộc phái đẹp:
Nước trong ai chẳng rửa chân,
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.
6)- Bổn phận làm đẹp. Nam hay nữ đều nên làm đẹp, riêng phái nữ thì làm
đẹp còn phải kể là một bổn phận, để tạo hạnh phúc cho gia đình. Trong
Chinh Phụ Ngâm, bà Đoàn Thị Điểm cũng đã công nhận như thế:
Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
Xin vì chàng rũ lớp phong sương.
Vì chàng tay chuốt chén vàng
Vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng.
Người ta làm đẹp qua cách điểm trang và cách ăn mặc. Làm đẹp giúp người ta trông trẻ ra, đẹp hơn và có duyên thêm:
Trắng da vì bởi phấn giồi
Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa.
Có trầu cho miếng đỏ môi
Có rượu cho chén thêm tươi má hồng.
Cau già, dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
Người tốt về lụa
(Lúa tốt về phân)
Chân tốt về hài
Tai tốt về hoãn.
Và cũng vì trang điểm đẹp thêm nên ta cảm thấy tự tin hơn, yêu đời hơn và cuộc đời cũng vì đó mà lên hương thêm, cao giá thêm:
Còn duyên như tượng tô vàng
Hết duyên ngư tổ ong tàn ngày mưa.
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.
7)- Phải biết ăn uống sao cho bổ và ngon. Tục ngữ có câu "dĩ thực vi
tiên". Người xưa xem chuyện ăn uống quan trọng hơn cả, vì hiểu rằng:
Ăn vóc học hay.
Hoặc:
Có thực mới vực được đạo
Và:
No nên bụt, đói ra ma.
Hiển nhiên có ăn mới khoẻ mạnh nên hình dạng con người đẹp đẽ, cũng như
có học mới thành người giỏi, người tài. Sau nữa, có ăn no đủ người ta
mới dễ dàng giữ được nhân cách, đạo đức, sống đời từ bi bác ái. Khi đã
xem vấn đề ăn uống là chuyện hàng đầu ở đời, mà chuyện ăn uống lại là
chuyện tế nhị, chuyện nghệ thuật, chuyện văn hoá chứ phải thường đâu,
nên người ta mới cần đến tài nội trợ, bếp núc đảm đang, khéo léo của các
bà các cô.
Tất nhiên không kể đến những người quá nghèo, hay
đang gặp cơn bĩ cực, không tiền mua gạo đã phải ăn rau, ăn ráy, ăn khoai
độn bụng để sống tạm qua ngày:
Đói ăn rau, đau uống thuốc.
Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
Còn người nội trợ bình thường nào cũng biết "liệu cơm gắp mắm", nghĩa
là biết tuỳ theo khả năng mà lo cho chồng con được cơm dẻo canh ngọt.
Hai bữa ăn chính của dân ta, cơm là căn bản nên phải lo trước tiên. Theo
người xưa:
Cơm ba bát, áo ba manh
Đói chẳng xanh, rét chẳng chết
Như thế, một con người cơm đủ no (mỗi bữa ba bát) sẽ có đủ sức khoẻ để
chống chọi với khí hậu khắc nghiệt. Cơm đủ ăn rồi, người ta mới nghĩ đến
cách nấu nướng, chế biến thực phẩm thành những món ăn làm sao đem lại
sự khoái khẩu và tăng thêm chất lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhiều tiền mua thịt
Ít tiền mua xương.
Đúng vậy, người nội trợ không ngoan. Khéo léo dù ít tiền vẫn có thể sửa soạn những món ăn ngon cho gia đình:
Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
Cho em hái đọt rau dền,
Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Bồng em đi dạo vườn cà,
Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
Nói chung ở thôn quê Việt Nam xưa, nhà nào có đủ gạo ăn, lại có được
cái ao rau muống với hai món tương cà gia bản thì có thể yên tâm là gia
đình sẽ được đủ no và gia đạo sẽ được an vui:
Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương.
Dầu không mỹ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
Một nhà vui vẻ êm đềm,
Đói no tuỳ cảnh, không thèm luỵ ai.
Còn những gia đình khá giả hơn thì người nội trợ thường hay sửa soạn,
nấu nướng những món ăn đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn cốt làm tăng thêm khẩu
vị cho mọi người. Cũng vì miếng ngon nhớ lâu nên người ta có thể kể lại
vanh vách. Này đây là những món ngon dành cho mẹ già:
Tôm rằn lột bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:
Cơm trắng ăn với chả chim
(Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no).
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho mở, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.
Sống thì cua nướng, ốc lùi
Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.
Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?
Các bà nội trợ còn lo sắp xếp thực đơn mỗi ngày, mỗi bữa những món ăn
khác nhau cho chồng con ăn không chán, lại thấy lạ và ngon miệng:
Sáng ngày bồ dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chầy.
Việc bếp núc cũng lắm công phu, muốn thành công người ta phải nắm được một số bí quyết, như:
Mùa nào thức ấy. Như thế vừa rẻ vừa ngon, vừa tươi và có nhiều chất bổ dưỡng giúp phát triển và bảo trì cơ thể lành mạnh:
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ mầu nhà quê.
Biết cách chọn mua thực phẩm sao cho tươi và ngon:
Mua thịt thì chọn miếng mông
(Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi)
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Mua bầu xem cuống
Mua rau xem lá
Mua cá xem mang
Mua cua xem càng.
Món ăn nào phải dùng gia vị ấy. Ngoài ra làm ăn phải sạch sẽ, giữ cho đồ ăn
được tinh khiết, trong lành mới là trọn vẹn:
Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng.
- Cá không ăn muối cá ươn.
Thịt đầy canh không hành không ngon.
- Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào?
Vặt lông con vạc cho tao
Hành, răm, mắm muối bỏ vào mà thuôn.
Con lươn có tiếng hôi tanh
Xào nấu sạch sẽ cũng thành món ngon.
Rau cải nấu với cá rô
Gừng thêm một lát, cho cô giữ chồng.
Nên biết những đặc sản của mỗi vùng. Khi đã biết, ra chợ dễ mua bán, và
khi đã mua được cây trái, thực phẩm ngon rồi, người nội trợ chắc chắn
dễ thành công hơn trong việc cơm nước cho gia đình, hay những bữa tiệc
tùng cho họ hàng, bè bạn:
Thí dụ 1, thổ sản miền Trung:
Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
Sầu riêng măng cụt Cái Mơn
Bắp thì Chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà.
Bến Tre nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn mầu mở, biển thừa cá tôm.
Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh phồng Sơn Đốc.
Thí dụ 2, thổ sản miền Trung:
Ốc gạo Thanh Hãn
Mật rú Bát Phường
Măng cây Huyện Do
Gầm ghì Chợ Huyện
Thơm rượu Hà Trung
Mắm ruốc Cửa Tùng
Mắm nêm Chợ Sải.
Thí dụ 3, thổ sản Miền Bắc:
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
Biết chọn các món ăn đi cặp với nhau cho tăng khẩu vị. Cuối cùng người
nội trợ tế nhị, từng trãi còn phải biết sắp xếp những món ăn nào đi cặp
với nhau khiến ăn vào cho tăng khẩu vị, như:
Mâm cốm kẽo kẹt mâm hồng
(Bát bịt, mâm đồng kẽo kẹt một nơi).
Mâm thịt kẽo với mâm xôi
Thịt bùi, xôi dẽo kẽo nơi bà già
Cùi dừa kẽo kẹt bánh đa
Cái dĩa thịt gà kẽo kẹt lá chanh.
Nồi cơm kẽo với nồi canh
Quả bí trên nhành kẽo với tôm he
Bánh tráng kẽo với nước chè (trà)...
Cơm nắm ăn với thịt dim
Vừa bùi vừa dẻo lại thêm mặn mà.
Chính nhờ tài nội trợ cơm nước khéo léo và cách sắp xếp món ăn hợp khẩu
vị này mà các bà vợ Việt Nam đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Người
chồng đi xa nhà, thấy nhớ món ăn ngon của vợ lại muốn mau mau trở về:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nấu ăn ngon đã trở thành một trong những bí quyết tạo hạnh phúc và giữ
hạnh phúc gia đình. Đấy là lý do vì sao không một bà mẹ Việt Nam nào lại
không dạy con gái nghệ thuật nấu nướng. Và cô gài nào có tiếng nấu
nướng giỏi, có kém nhan sắc một chút vẫn lấy được chồng ngon lành như
thường:
Có phúc lấy được vợ già
Vừa sạch cửa nhà, lại ngọt cơm canh.
8)- Ăn chơi phải có chừng mực. Ăn uống vừa bổ, vừa ngon miệng tất đem
lại cho con người nhiều sức khoẻ. Có sức khoẻ lại có đạo đức, người ta
mới mong sinh được những đứa con tốt lành:
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Có sức khoẻ người ta mới mong hưởng thụ được nhiều lạc thú ở đời. Thôi thì đủ cả:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.
Già thì già tóc, già tai
Già răng, già lợi, đồ chơi không già.
Tuy nhiên chúng ta đều biết cái gì thái quá cũng không nên:
Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ.
Bởi vậy, nếu người ta cứ mặc sức ăn chơi, hưởng thụ theo cái lối buông thả, chơi cố:
Đã sinh tài sắc ở đời
Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài.
Không tự giới hạn, kiềm chế được mình thì rồi trường xuân đâu chẳng
thấy, tật bệnh đã theo nhau kéo đến. Lúc bấy giờ ăn chẳng được, mà ngủ
cũng chẳng yên, người ta mới thấm thía được hết ý nghĩa của câu:
Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn, không ngủ, mất tiền thêm lo.
Thêm lo thì đã quá muộn rồi. Vậy, muốn được sống trường thọ, kéo dài
tuổi xuân thì ăn chơi phải có điều độ, phải biết dè chừng, theo tinh
thần tự chế:
Tay tiên chuốc chén rượu đào
Đổ đi dẫu tiếc, uống vào tất say.
(Đúng ra là: Đổ đi thì tiếc, uống vào thì say).
Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI. Sách báo và nhiều người
xung quanh ta thường nói đến những vấn đề liên quan đến các phát minh
tiến bộ vượt bực của khoa học như về các loại máy móc điện tử, về truyền
thống vệ tinh, cùng các tiến bộ đáng kể của ngành y dược như đã tìm ra
các phương thuốc trị bệnh hiểm nghèo, đã cứu được nhiều sinh mạng bằng
phép ghép thận, ghép gan, thay tim, v...v...
Nhờ vậy, con người
đã được hưởng một cuộc sống văn minh vật chất tiến bộ đáng kể, và sức
khoẻ cũng được bảo vệ tối đa, tuổi th? vì thế đã gia tăng rất nhiều.
Người xưa, năm mươi tuổi đã được liệt vào thọ cách, ai sống đến bảy mươi
cho là hi hữu. Người nay, tuổi thọ trung bình đã vượt lên từ bảy mươi
lên tới tám mươi tuổi. Có nhiều cụ đã sống trên cả trăm tuổi (cụ bà
Jeanne Clément là người thọ nhất thế giới, đã ăn mừng sinh nhật lần thứ
126!). Vậy mà chúng ta còn giở lại những câu ca dao, thành ngữ cổ truyền
của dân tộc để tìm hiểu, học hỏi thêm về những bí quyết trường sinh của
người xưa, không biết như thế có lạc hậu không?
Tôi thiết nghĩ
là không. Thực vậy, nếu chúng ta nắm được nghệ thuật sống, nghĩa là
biết dung nạp những ưu điểm của hai lối sống kia để bổ khuyết cho nhau,
như chúng ta vẫn sống đời văn minh tiến bộ của Aâu Mỹ để được bảo đảm
sức khoẻ cùng những tiện nghi vật chất. Nhưng chúng ta sẽ không bắt
chước tinh thần Aâu Mỹ chạy đua với kim đồng hồ, đua đòi, đuổi theo
những tiện nghi để bị lệ thuộc tiện nghi, khiến lúc nào cũng phải sống
vội vã: hùng hục làm việc, hùng hục hưởng thụ, để rồi suốt đời sống
trong vòng quẩn quanh này, mà chúng ta nên sáng suốt trở về sống với
quan niệm nhân sinh của ông cha ta: sống giản dị, tri túc tiện túc,
thanh thản, hoà hợp với thiên nhiên, đồng thời hướng về những thú vui
tinh thần thanh cao nhân ái và đạo nghĩa.
Chỉ có quan niệm sống
dung hợp như thế chúng ta mới có nhiều cơ may kéo dài tuổi xuân, và tâm
hồn lúc nào cũng được thoải, mái, hạnh phúc. Và chỉ có quan niệm sống
dung hợp như thế mới thực sự thích hợp với bản chất và tâm tính con
người Việt Nam.
Về quê, cả. Chó chạy rông hàng đàn. Ngõ đầy cứt chó. Nói chung là rất hãi. Hãi giẫm phải cứt chó thì ít mà hãi chó cắn thì nhiều.
Người làng người nước quen rồi thì cchó nhiều vô thiên lủng. Nhà ít thì 1, thường thì đều 2, 3 con trở lên hẳng nói, chứ như người lạ đi qua thì… phải biết. Ngõ đang vắng, khách lạ đi vào, chú chó đầu tiên trông thấy, gầm gừ rồi sủa váng lên. Lập tức không biết từ đâu, hàng chục con nhao ra tắp lự. Mực , vàng, khoang, đốm, to, nhỏ, choai choai.v.v. nhâu nhâu sủa điếc tai. Mắt vằn, mõm nhăn, răng nhe trắng nhởn xông tới. Người có kinh nghiệm thì cứ bình tĩnh vừa đi vừa nẹt, còn không thì hồn vía lên mây, ba chân bốn cẳng chuồn cho nhanh. Ác cái càng sợ, càng chạy thì chó càng đuổi tợn. Kinh hơn nữa là vào đến giữa ngõ mà bị chó quây là ăn đủ. Có mà chạy đằng trời. Vô phúc gặp phải mấy chú chó lai to như con bê hồng hộc lao ra nữa thì ôi thôi…khóc ra tiếng Mán. Sợ vãi cả ra quần.
nhấp vào đây xem ăn chó
http://www.youtube.com/watch?v=Wn49YyN7FWM
Đấy đó là chó lạ, còn chó nhà thì khác. Nuôi từ bé, quấn quít với chủ. Biết buồn, biết vui, biết sợ, biết nịnh.v.v. đủ cả. Đại khái là trong tất cả cái lũ vật nuôi thì chó là giống có tình nhất. Cảm xúc chó chân thực bản năng và ngu muội. Chó phục tùng ông chủ như con nhang thành kính thánh thần. So với lợn ngu đần thì chó hơn xa. Ấy vậy mà khi oánh chửi nhau thường vẫn hay chửi: Thằng (con) chó (lợn) này! Kể cũng tủi cho chó khi bị xếp ngang hàng với lợn.
Chó trung thành và tin cẩn vậy, nhưng khổ cái thịt chó lại ngon, hợp với rượu quê cuốc lủi. Mà tình người cũng bạc. Về quê giờ phổ thông là được mời ăn cỗ chó. Liên hoan – chó. Giỗ chạp – chó. Cưới – chó.v.v. đại khái cái gì cũng chó cả. Nhà nuôi vài con, đợi dăm tháng ước chừng 5, 7 cân là thịt. Thường thì thịt vào dịp nhà có việc, mà không thì cũng chẳng sao. Mưa buồn, ngồi uống rượu suông, thấy con chó lượn qua, tự dưng ngửi thấy mùi chả nướng thơm lựng, bát xáo, đĩa hấp, đĩa dồi nóng hôi hổi….nước miếng ứa đầy chân răng. Thế là thịt, chó ơi.
Gọi thêm đôi người nữa đến. Cái gì? Chó à? Đến ngay! Đến ngay! Ai cũng vui cả. Chó mà.Lấy bát cơm nguội, tắc lưỡi mấy cái, thế là chó sán đến. Lúc đó trông chúng mới hạnh phúc làm sao, mắt sáng long lanh với cái nhìn đầy biết ơn, đuôi ve vẩy vẫy mừng rỡ lắm. Ngu thậm. Chúi mũi vào bát cơm hẩm chúng đâu biết rằng hiểm họa đang rình rập trong lốt nhân từ. Ông chủ ngồi bên, tay vuốt nhẹ lưng nó đầy vẻ quan tâm làm đuôi nó cứ vẫy tít lên, tay kia khéo léo lựa đưa thòng lọng vào cổ nó trong những tia nhìn hau háu đến nín thở của nhóm người xung quanh. Chợt: Oẳng! Thòng lọng thít vào, nó ngã vật ra mà chẳng hiểu gì cả, miếng cơm ngột ngạt trong cuống họng. Hai ba người nữa xông đến khóa mõm túm chân. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chỉ trong tíc tắc.
Mọi thứ chao đảo quay cuồng, xung quanh láo nháo tiếng người, loáng thoáng vài khuôn mặt lướt qua, nghẹt thở và đau điếng. Thế là nó đã bị trói gô lại. Giờ nó đang nằm cạnh bát cơm vung vãi, hai chân sau bị trói chặt, hai chân trước bị bẻ gập cánh khuỷu trói sau lưng, mõm bị khóa bởi dây thừng mấy lượt. Mọi người hối hả hò nhau đi đun nước, chuẩn bị rơm thui, ra sau nhà đào riềng, chạy quanh xóm xin tý mẻ.v.v. Có ai đó bấm tay vào lườn nó nói: “Con này chắc gớm, đúng tầm đây. Làm tí tiết canh các bác nhỉ?” “tất nhiên rồi” – mọi người ồ lên.
Nó sợ, nó rất sợ. Người nó run lên từng đợt. Nó cố ghìm nỗi sợ hãi lại nhưng không được, những đợt sóng sợ hãi chạy rùng rùng khắp cả thân mình. Nó cố quẫy mình vùng vẫy, nó rên lên ư ử, nó đưa ánh mắt hoảng loạn cầu cứu khắp nơi, nhưng chẳng ai để ý đến nó. Mọi người đang vui, đang bận rộn với rơm với riềng với mẻ. Ai cũng hể hả, chỉ mình nó sợ mà thôi. Ngoài bể nước đầu hè có tiếng mài dao quèn quẹt vọng vào.Thế rồi có ai đó túm lấy chân nó nhấc bổng lên. Xương bả vai nó quay ngược tưởng như muốn đứt rời ra đau đớn. Nó giãy, nó kêu, âm thanh tắc ngẹn trong cuống họng. Nhưng càng giãy càng kêu lại càng đau. Chưa bao giờ nó đau đến vậy. Rồi nó bị ném phịch xuống đầu hè. Choáng váng và sợ hãi quây xiết nó. Sao lại thế này? Sao lại thế này? Nó không hiểu. Trước đây ít phút còn đang vui vẻ lắm cơ mà!!!?
Có tiếng ồn ào ngay sát bên. Tiếng cười nói, tiếng thậm thịch chày cối, tiếng bát va loảng xoảng và mùi giềng lan tỏa hăng hăng. Nó he hé mắt nhìn. Xung quanh, hai ba người đang ngồi nhìn nó. Nó hoảng, nó lại quẫy đạp giãy giụa trốn chạy. Nhưng ô hay hình như mọi người đang cười. Mà đúng là đang cười thật. Có cái gì đó quen quen. Nó bình tâm lại một chút. Tưởng ai, toàn là người quen cả. Chú Ninh, bác Cả người ngõ trên chứ ai. Lại cả cu Tý nữa này. Toàn người quen cả. Chú Ninh, bác Cả vẫn thường sang chơi, thường vỗ lưng, xoa đầu khen nó nhanh nhẹn và mau lớn. Còn cu Tý thì nó vẫn theo chân đi bắn chim suốt. Mọi người đang nhìn nó cười cười.
Nó mừng, nó mừng quá. Nó rên lên ư ử, nó vẫy đuôi rối rít lết đến. Chắc có hiểu lầm gì đây, mọi người sẽ cứu nó. Nó là con chó ngoan và trung thành cơ mà! Chú Ninh đang khuấy thìa lanh canh trong cái bát nhôm, cu Tý quần đùi chân đất háo hức ngồi bên cạnh. Bác Cả nhìn sang nói: “Chế cẩn thận kẻo tý hãm không đông” “Rồi. Bác yên tâm đi. Món tủ của em mà. Đảm bảo là đông xắn xặn”. Nó đạp chân lết lại gần, dũi mõm vào chân bác Cả cầu cứu. Bác Cả đưa tay xoa đầu nó gọi: “cu Tý lại đây”. Nó mừng quá, bác Cả gọi cu Tý lại để cứu nó đây. Có thế chứ. Có thế chứ. Bác Cả thật là người tốt. Mặt mũi bác hiền hậu thế cơ mà. Nó nhớ bác hay mặc bộ quần áo nâu, hay cho cu Tý oản với chuối. Hình như bác giữ từ ở đình làng, cạnh chùa. Mà người quét dọn đèn nước hầu hạ cho thánh thần, lại ở ngay gần cửa Phật ắt hẳn là có lòng từ bi. Nó dũi cái mũi ẩm ướt vào bác Cả, ngoáy tít cái đuôi và rên to lên với lòng biết ơn.“Tẹo nữa giữ cho bác hai cái chân sau. Chắc vào đấy!” bác Cả nói với cu Tý. Rồi bác lại đưa tay xoa đầu nó. Đuôi nó vẫy càng mạnh, mắt nó ngân ngấn chứa chan. Bất chợt nó bị túm cổ lôi ra sát đầu hè. Nó đau điếng, rít lên hoảng hốt. Đầu nó nhô ra, lòng sân gạch bát đỏ tía như hắt máu. Bác Cả lại xoa đầu nó cười cười. Nó bình tâm trở lại. Bác Cả cười cơ mà. Chắc là bác trêu nó tý thôi. Nhưng đau quá. Nó lại vẫy đuôi vẫy rối rít mong chờ. Nó nghĩ: sắp được cởi trói rồi đây. Bác Cả quay sang cu Tý: “ Tý! Giữ thật chắc hai chân cho bác”. Chân nó chợt bị đè siết đau nhói, cổ nó bị túm chặt, đè gí đến nghẹt thở. Nó hoảng, nhưng rồi lại nghĩ: trói chặt thế thì tháo ra chắc cũng phải chịu đau đớn một chút mới xong. Hiểu lầm mà! Hiểu lầm mà! Nó lại vẫy đuôi, lại tưởng tượng sắp được tung tăng ủng oẳng nô đùa bên những người mà nó yêu nó quý.
Chợt nó thấy nhói ở cổ. Nhói! Nhói! Nhói!... Mắt nó hoa lên, mờ mịt chỉ thấy những túm lông bay tơi tả. Nó muốn kêu, nhưng không được. Cổ họng nó bị đè nghẹt ứ bởi một bàn tay cứng hơn thép. Ẩn hiện qua đám lông bay bay nó thấy bác Cả đang cười, khuôn mặt bác thật hiền hậu và mãn nguyện. Tiếng cười cứ dài ra, dài mãi ra, khùng khục và gầm gừ. Nó sợ, nó hoảng, nó giãy giụa. Nó kêu lên bấn loạn, những tiếng kêu ngắc ngứ tắc sâu trong cuống họng. Rồi chợt trong cái đầu u minh của nó lóe lên. Nó hiểu ra, nó nổi điên. Những người thân thiết đối xử với nó thế này sao? Thế sao??? Nó đã làm cái gì sai? Làm cái gì sai? Đầu nó ù đi mộng mị, bên tai nó những tiếng cười gầm gừ cứ loang mãi ra. Nó muốn cào cấu cắn xé, nó muốn giải thoát. Nó vùng vẫy, nó quẫy đạp, muốn cắn xé mọi thứ nhưng bất lực. Chân nó bị trói, mõm bị khóa chặt, bóp nghẹt . Tiếng tru lên căm hờn của nó rốt cuộc lại biến thành tiếng rên ư ử yếu ớt. Lùng bùng bên tai nó nghe thấy tiếng bác Cả quát: “ Tý! Giữ chặt vào. Giữ chặt vào! Cẩn thận đừng để tuột. Kìa! Kìa! Ninh đâu. Vào giữ thay cho thằng Tý kẻo sểnh”. Người nó tức khắc bị siết chặt, cứng ngắc. Cu Tý ngồi sang bên, trán lấm tấm mồ hôi với tay lấy đoạn củi gõ vào đầu nó hổn hển: “Con chó này…khỏe thật!”.
Nó bất lực, bất lực thật sự. Mắt nó hoa lên hoảng loạn. Từng mảng lông bị giật ra đau đớn, nghẹt thở không thể cựa được. Từ khóe mép, dòng dớt dãi nhểu lòng ròng xuống đất trong tiếng rên tuyệt vọng. Chợt thấp thoáng qua ống quần nâu bác Cả, ông chủ nó đang đi lại. Tia hy vọng lóe lên. Nó cố gắng gào to cầu cứu. Ông chủ nó thì khác. Ông chủ nó sẽ khác chứ không như đám người này. Ông chủ nó nhân từ. Nó biết, nó biết mà. Ông chủ nuôi nó từ nhỏ. Ông chủ yêu nó lắm. Nó biết mà. Những con chó khác cùng lứa với nó bị bán đi, còn nó thì không. Nó được giữ lại nuôi. Đó chẳng phải là ông chủ yêu nó sao! Lại nữa. Khi nó bị ghẻ khắp người, bị lũ ve hút mọng máu thì cũng chính ông chủ nó bắt ve, bôi thuốc, tắm táp chữa cho nó khỏi bệnh. Đấy chẳng phải là ông chủ yêu quý nó là gì?? Lại nữa. Khi xưa có lần nó lang thang ra xóm ngoài chơi bị bọn người ngoài đó lùa đánh què chân. Lê lết mãi mới chạy được về nhà với cái chân sưng u lủng lẳng, thì cũng chính ông chủ nó xoa bóp bó chân cho nó. Nó còn nhớ rõ ông chủ nó ngồi bên vừa vuốt lưng, nắn chân cho nó vừa nựng nó với giọng đầy thương cảm vừa lẩm bẩm chửi rủa: “Đ.m cái thằng nào đánh chó nhà ông. Ông mà biết ông đập cho vỡ mặt”. Nó cảm động lắm. Nó rên ư ử rồi thè lưỡi liếm tay ông chủ với đầy lòng biết ơn. Đấy chẳng phải là ông chủ rất yêu nó đúng không? Còn bằng chứng nào có thể hơn thế nữa??? Bởi thế nó cũng yêu quý ông chủ lắm lắm. Ông chủ đang đến. Ông chủ nhất định sẽ cứu nó. Nó biết, nó biết mà. Nó tin chắc là như vậy. Đuôi nó lại vẫy lên đầy hy vọng. Có vệt sáng loáng qua mắt nó. Dao. Ông chủ nó cầm một con dao trên tay, lưỡi dao sắc lẻm. Vệt sáng loáng qua mắt nó vừa xong là do phần sáng lưỡi dao loáng phản vào. Ồ đúng! Ông chủ sẽ cắt dây trói cứu nó. Đích thị là như vậy rồi. Nó rên lên mừng rỡ. “Lâu không dùng, cùn quá. Mài mãi mới xong” – ông chủ nó nói. Chú Ninh hỏi: “ Anh Tuất (tên ông chủ nó) xong cả rồi. Làm thôi anh nhỉ?”. Bác Cả vội bảo: “Hượm đã. Quét đám lông đi kẻo nó bay vào bát hãm. Bẩn”.
Ông chủ Tuất ngồi xuống, đặt con dao sắc lẻm sang bên, thong thả xắn tay áo. Sống dao lạnh ngắt chạm vào mũi nó tanh tanh. Đuôi nó vẫy tít mong chờ. Cắt dây luôn đi, cắt dây luôn đi chứ còn phải xắn tay áo làm gì – nó rên lên thúc giục. Như đọc được ý nghĩ của nó, ông chủ Tuất cúi xuống đưa tay vỗ nhè nhẹ lên đầu nó cười cười. Nó mừng điên, oằn mình cố gắng ngóc đầu dũi cái mũi ươn ướt vào tay ông chủ tỏ lòng biết ơn. Thế chứ! Thế chứ! Thế mới đúng là ông chủ của nó. Chỉ tiếc là chân đang bị trói, mõm bị khóa, không thì nó sẽ nhảy cẫng lên mà liếm tay liếm chân ông chủ nó cho tỏ rõ lòng thành kính.
Bác Cả kéo đầu nó nhô ra khỏi mép hè, lòng sân gạch bát hiện ra đỏ bầm. Chú Ninh nhanh nhẹn đẩy cái bát nhôm sóng sánh nước vào ngay dưới cổ nó. Qua làn nước phản chiếu lấp lóa trong bát nó nhìn thấy một vạt da cổ bị vặt trụi lông ứa máu, thấp thoáng trong đáy bát ba bốn khuôn mặt đang nhìn nó cười cười. Nỗi sợ hãi lại bùng lên làm người nó run rẩy. Ông chủ tay cầm dao, tay vỗ vỗ vào đầu nó như muốn bảo “Mực à. Có tao ở đây mày yên tâm đi”. Thế chứ. Thế chứ, thế mới đúng là ông chủ của nó chứ. Nó lại yên tâm vẫy tít cái đuôi rồi rên lên ư ử. Tay dao ông lướt qua mũi nó lạnh và tanh. Nó nghĩ: chắc ông cắt dây cởi trói khóa mõm cho nó trước. Mau mau lên, nó đang ê ẩm hết cả hàm đây này.Đầu nó đột ngột bị siết chặt và chợt thấy nhói mát ở vùng da cổ. Nó rít lên thảng thốt, cố gắng ngoái nhìn ông chủ mà không được. Nó vẫy đuôi rối rít cầu cứu. Loáng thoáng bên tai tiếng bác Cả sang sảng: “Từ từ thôi. Đừng cắt sâu vội kẻo đứt mạch thâm là hỏng bát hãm. Lần tìm cái mạch hồng ấy.” Tiếng chú Ninh gấp gáp: “Cu Tý! Đi lấy cho chú cái đũa. Mau lên”. Nó hoảng sợ gồng mình giãy giũa. Rồi nó nhìn thấy gương mắt ông chủ nó hiện ra lấp lóa dưới bóng nước trong cái bát nhôm, cạnh gương mặt bác Cả, chú Ninh. Tất cả đang cười cười nhìn nó đầy bí hiểm.
Nó rùng mình. Nó ngờ ngợ. Có cái gì nóng ấm đang rỉ ra nơi cổ… Tong! Một giọt máu đỏ thắm rơi xuống loang hồng trong nước...
Tong! Máu đỏ lênh loang khắp bát. Bóng những gương mặt ông chủ nó, bác Cả, chú Ninh với nụ cười bí hiểm chợt biến dạng, méo mó mờ ảo. Một cảm giác lạnh lẽo lan khắp thân thể làm nó run lên rùng rùng.
Tong! Tong! Những gương mặt méo mó xô đẩy vặn vẹo theo từng nhịp rỏ.
Tong! Những cặp mắt thô lố xô lại, lồi ra vằn máu nhìn nó trừng trừng.
Tong! Tong! Những cái mặt rút ra dài ngoẵng, rồi xô tới xông thẳng vào nó. Nó thấy từ miệng ông chủ, bác Cả, chú Ninh những chiếc răng cứ dài mãi ra trắng nhởn và nhọn hoắt. Rồi bỗng vỡ òa. Răng, mắt, mũi.v.v quấn xoắn lại với nhau trong tiếng cười gầm gừ khùng khục.
Nó chợt ngộ ra tất cả. Mọi sự hỗn độn mung lung trong cái đầu u mê của nó bỗng trở lên rõ ràng và rành mạch hơn bao giờ hết. Thế là hết. Hết thật rồi. Cứu tinh của nó đến không phải để cứu nó mà đưa nó về cõi chết. Nó rùng mình. Nước mắt nó ứa ra, ứa ra run rẩy.
Tong! Không phải máu. Không phải máu, mà là một giọt nước mắt. Một giọt nước mắt trong vắt rớt xuống bát nhôm. Nó khóc. Đây là lần thứ hai trong đời nó khóc. Lần đầu, khi ông chủ băng bó vết thương cho nó, nó đã khóc nghẹn ngào. Và lần này nó cũng khóc. Khóc nghẹn ngào.Cu Tý chạy lại đưa cho cái đũa rồi chầu hẫu háo hức đứng bên, ánh mắt hiếu kỳ sáng lên trong veo. Ông chủ Tuất chọc chiếc đũa vào cổ nó, chỗ vừa cắt, lần tìm mạch hồng. Xung quanh lặng đi, tất cả các con mắt dồn hết lại dõi theo từng chuyển động của chiếc đũa. Một khoảng lặng căng thẳng. Không gian như tù đọng lại. Thời gian ngột ngạt trôi đi xen lẫn những tiếng rên ư ử khò khè khó nhọc. Chợt: “Kìa! Đấy! Sát ngay dưới đấy anh!” – chú Ninh kêu phấn khích. Mạch hồng đây rồi. Nó hiện ra, đập nhè nhẹ phập phồng. Ông chủ Tuất lựa tay luồn chiếc đũa ra sau mạch, từ từ kéo tách ra ngoài. Ông quay sang bảo chú Ninh: “ Chuẩn bị nhé. Chú khuấy nước hãm đi. Đều tay vào đấy”. “Rồi! Bác yên tâm”.
Một cảm giác nhói đau. Nó tru rít lên thảm thiết oằn người quẫy đạp vô vọng. Máu vọt thành tia bắn xuống bát nhôm sàu bọt, sục lên màu tươi rói. Nó giãy giụa xoắn người. Tia máu phun vọt ra khỏi bát nhôm, vấy loang lổ lên áo, lên mặt của ông chủ Tuất. Bàn tay của bác Cả và ông chủ Tuất siết chặt người nó cứng ngắc như những gọng kìm. Tuyệt vọng và kiệt sức. Những tiếng rên ư ử cứ nhỏ dần. Người nó lả đi, lả đi. Mắt nó hoa lên. Bên tai nó, tiếng thìa khuấy chạm vào thành bát lanh canh như tiếng khánh. Rồi tai nó cũng ù đi. Lùng bùng trong tai, nó nghe thấy tiếng ê a của cu Tý như tiếng kinh siêu độ:Con gà cục tác lá chanhCon lợn ủn ỉn mua hành cho tôiCon chó khóc đứng khóc ngồiBà ơi đi chợ mua tôi đồng…riềng.Bà ơi đi chợ mua tôi đồng…gi.i.ề..n…n…g.…đi chợ mua tôi đồng…g.i.i..ề..n…n….n…g.….mua tôi đồng…g..i..i…ề…n….n…..n….g.….…..gi….i.…i…..ề…n….n…..n….g.
Kết một:
Khoảng hơn hai tiếng sau.
Mâm dọn ra. Đủ bảy món thơm lừng, nóng hôi hổi. Rượu quê sóng sánh, bát tiết đỏ au với mấy cọng húng chó xanh mướt phủ trên. Bác Cả xắn một miếng đút tọt vào miệng từ tốn nhai rồi gật gù: - Chú Ninh đánh khá thật. Đông xắn xặn. Có vị mát của tiết, vị ngọt của nhân, vị bùi của lạc, lại có độ giòn sần sật của cuống họng và thơm mùi húng. Ngon lắm!- Chuyện! Món tủ của em mà – Chú Ninh hào hứng nói - Nhưng công nhận con này sống dai. Đến lúc sắp cạo lông mà em vẫn thấy nó còn rên ư ử. Thế là lại phải dùng chày táng cho một phát vào đầu nữa nó mới ngỏm hẳn.
Ông chủ Tuất nâng chén rượu, vạt tay áo loang những vết máu gạt đi nói: - Thôi nào! Uống đi anh em! Mát trời thế này, rượu cuốc lủi nhắm với thịt cầy là nhất.
Uống xong chén rượu, khà một tiếng dài khoan khoái ông kể:- Con Mực này hồi xưa khôn lắm….
Cạnh mâm cu Tý đang nghẹt mồm với miếng chả chó ngọt lựng. Miệng nhai, tai nó dỏng lên hóng chuyện. Nó vừa nhai vừa nghĩ về buổi bắn chim chiều nay. Không có con Mực đi nhặt chim thì kể cũng tiếc. Mà thôi! Chả ngon thật. Nó thò đũa gắp thêm miếng nữa.Kết hai:
Người nó lả đi, tai lùng bùng toàn tiếng lanh canh thìa khuấy với tiếng ê a riềng mẻ của cu Tý. Thoi thóp, thoi thóp. Nó thở dốc, hổn hển và khò khè. Cơn điên chợt bùng bùng trỗi dậy trong nó. Chết thế này sao? Chẳng lẽ chốc nữa thôi nó sẽ biến thành đĩa hấp, đĩa chả, bát xáo trên mâm rượu cho đám người bạc ác kia hể hả sao? Không! Không thể như thế được! Nó quẫy mạnh, cái quẫy sinh tử. Cũng chẳng hiểu sao mà nó lại khỏe đến vậy. Nó vùng khỏi những bàn tay tử thần. Con dao trên tay ông chủ Tuất văng ra cứa đứt sợt dây thừng khóa mõm. Nó lăn nhào xuống sân, hất tung bát máu. Máu tóe lênh láng khắp sân. Người nó bết toàn máu đỏ rực. Đám người bu quanh hốt hoảng nhảy dạt ra. Nó vật mình quẫy vung. Vệt cắt trên cổ nó ngoác ra, đồng thời những vòng dây thừng khóa mõm nó cũng tung ra nốt. Mắt vằn máu, nó nhe nanh gầm lên dữ tợn. Oằn mình trong vũng máu, những vòng dây trói nó lỏng dần, lỏng dần…
Sau phút hốt hoảng ban đầu, đám người xung quanh vội bu lấy nó. Ông chủ Tuất quát: “Cẩn thận kẻo nó sổng”. Chú Ninh nhoài người vớ lấy viên gạch. Bác Cả vơ vội cái chày giã riềng xô đến táng mạnh vào đầu nó. Lăn vòng sang bên, nó quay lại táp mạnh vào cổ tay bác Cả, đồng thời vùng mạnh. Dây trói bật tung, nó chồm dậy thế thủ. Cu Tý sợ quá chạy tọt vào trong nhà. Mấy người còn lại cầm chày cầm gạch gườm gườm quây quanh nó. Vây hãm và đối đầu. Hai bên cùng vằn mắt nhe nanh lừa thế. Ông chủ Tuất mặt loang lổ máu nhìn nó trừng trừng, khom người lựa thế từ từ tiến lại định nhặt con dao lăn lóc giữa sân. Nó trừng mắt nhìn ông chủ. Mắt đối mắt vằn lên sọng máu. Gừ gừ ừ..ừ…. nó co người từ từ lùi lại thế thủ. Máu từ vết cắt trên cổ, trên người nó nhỏ long tong. Răng nó nhe ra, những tiếng gầm gừ căm giận sục sôi trong huyết quản. Căng thẳng phút tử sinh. Chợt ông chủ Tuất nhoài người định vớ lấy con dao. Nhưng nó còn nhanh hơn. Nó nhảy vọt lên chồm người lao thẳng vào mặt ông chủ Tuất với cả khối căm hờn. Ông chủ Tuất chới với ngã ngửa người ra giữa sân. Nó vụt qua, lao nhanh ra ngõ. Đám người xô theo. Chú Ninh ném vù viên gạch sạt ngay trên đầu nó.
Nó chạy. Nó chạy với tất cả sức lực còn lại trong người. Sau lưng nó thình thịch ráo riết tiếng chân truy sát. Gạch đá veo véo vây quanh. Nó luồn hàng rào, vượt qua những bụi tre gai rậm rịt, băng ra cánh đồng mía mênh mông ven làng. Những luống mía sắp tới ngày thu hoạch ken đặc, cao vống ôm ấp chở che cho nó, cản bước kẻ thù. Nó luồn, nó lách, nó lao đi như điên bỏ lại xa dần phía sau đám người truy sát cùng những tiếng chửi rủa tục tằn…
“Xương gà, da chó”. Nắng, gió cùng bụi đất mau chóng giúp nó gắn liền vết thương. Bộ lông đẫm máu ngày nào cũng đã được thay bởi lớp lông mới mượt. Giờ đây nó trở thành một con chó hoang. Những cánh đồng, những đồi cây là nhà của nó. Tự do và phóng khoáng. Thực tế dạy thêm cho nó nhiều bài học nữa giúp nó khôn hơn, lanh hơn, mưu mẹo và đa nghi hơn. Nó thấy thoải mái và hài lòng với hiện tại. Nhưng nó vẫn sợ. Nỗi sợ đeo bám ám ảnh tâm cam nó. Đó là con người.Ps: Có lẽ nên đổi: chú Ninh = chú Hợi, bác Cả = bác Cả Mùi, con Mực = con Vàng thì ổn hơn.Note: Bài của bạn BIBÔ trên diendanvanhoathethao.netBài viết liên quan:VA - LINH - TINHPHAN HÂM MỘLINH TINH TRÂUĐEN VKL.HẢI HÓI'S LOVE STORY.Việt nam tôi rất nhiều loài chó ....
Dầu cây cỏ công cha vun quén,
Cũng không lòng nhổ ném cho đành...
Huống gia tài cha mẹ sẵn dành,..
Công co cỏm tấm manh vành sắt.
Hễ thấy của.. mẹ cha trước mắt,
Xem .của như người,..nhắc nghĩa thâm ân...
Hễ. thương cha nhớ mẹ ân cần,..
Gìn.. trọn vẹn gia phần người để lại.
Có đâu lẽ.. cho trai cho gái,..
Phải.. nhớ câu nặng ngãi sanh thành...
Dầu.. trong cơn cầu lợi mua danh,
Cũng.. chớ khá.. đua tranh hao kém của.
Cha.. mẹ giàu ..để con bồ lúa..,
Cha ..mẹ nghèo... để đũa ăn cơm...
Sang.. để của,.. khó để tình;...
Tình.. với của ...khá nhìn ..đồng giá quý..
Làm trai ví... gìn lòng chí khí,..
Dầu.. tay trơn ..mưu trí ..lập thân mình.
Phải so đo.. tình trọng ..của khinh,...
Đừng vị ..của không nhìn.. tình cốt nhục...
Hễ ..biết đạo.. làm con đôi chút,
Đời mẹ cha ..sửa nhục ..ra vinh...
Ơn.. mẹ cha ..dầu biết thâm tình,
Tội ..cha mẹ nài xin ..thành kiếp phước...
Đừng học.. thói ..của quân bạo ngược..,
Xử mẹ cha ..tội phước quá hơn tòa...
Đừng theo phường xác quỷ thịt ma..,
Cha mẹ.. khoảng hình ra không mặt.
Đừng quen ..tánh tôi loạn ..con giặc,
Cưu hờn xưa mà khúc mắc mắng vong hồn.
Đừng học đòi. lũ dại học khôn,
Phân thương ghét quên ơn cúc dục.
Có nhiều kẻ:...
Cha mẹ dạy sanh.. tiền chẳng phục,
Đến lớn khôn... ngồi khóc nhắc từ lời.
Chừng biết thương ..cha mẹ hết đời,..
Dầu moi.. đất vạch Trời ..tìm chẳng đặng.
Có thơ rằng:...
Công lao sanh ..dưỡng nặng nề thay,..
Ruộng biển, cao... non chẳng ..sánh tày.
Nhắc hiếu vội.. nhìn hình khí phách,
Quên.. ân liền ..nhắm bóng thi hài...
Búng.. cơm nắm thịt tình ..nên ..thẩm,..
Giọt sữa gầy... xương nghĩa quá dài...
Đền đáp phận.. người dầu chẳng vẹn,
Nợ đời... đừng ...mộng rảnh ..rồi vay.
Nếu cha ngu ..của mất hồi mô.
Trai lớn khôn tứ hải ngũ hồ,
Vai.. gánh nặng cơ đồ công tổ phụ...
Phải ..hiểu rõ hai điều ..vinh xú,
Hiển.. tông môn ..quy củ.. nghiệp nhà.
Của.. mẹ cha cực nhọc làm ra..,
Giọt ..nước mắt phải hòa.. cùng ..giọt máu.
Đôi phen ..chịu.. cơm mơi .chiều cháo,
Mới ..còn dư ..để gạo lại ..cho con..
Biết.. đạo nhà ..chẳng để.. hao mòn,..
Lựa ..đem ném.. đầu non ..quăng..đáy biển..
Mình.. dầu.. đặng ăn.. sang.. quý miếng,.
Tưởng ..mẹ cha chịu.. tiếng.. chết thèm..
Dầu.. mình không có.. sức làm ..thêm,
Lại ..bao nỡ đành đem giao ..kẻ khác.
Gia sản.. để cho ra đến mạt..,
Ắt ..đem thân.. làm mọi ..nhà người...
Câu ..tích kim.. lời đã đáng lời,
Cơ nan.. thủ phép Trời ..đã định.
Phải.. chi ..đặng ..để lòng.. khéo tính..,
Noi gương ..cha nhịn.. tánh ..bốc rời.
Giữ ..của bền ..của đẻ ra lời......,
Trọn ..sự nghiệp ..truyền đời ..con tới ..cháu...
Ngặt ..đời lại.... ưa điều.. hung bạo..,
Mảng.. tranh giành ..kiện cáo.. phải hư nhà...
Chia.. gia tài bạc.. đắp nền tòa,...
Giàu ..vạn hộ.. cha làm.. mà con ...hết của...
Có .câu phương ngôn:.. Chẳng cái sự
vô phước nào hơn.. là đương giàu lớn.. mà sa cơ ra giàu nhỏ..; lại chẳng có sự đại
phước nào hơn ..là đương nghèo khó ..đặng đủ ăn...
Nếu mình. không giữ đặng.. gia tài
của cha mẹ chia lại mình.., dầu cho một vật... nhỏ mọn.. gọi là dấu tích đi nữa ..mình
đã sang trọng thế nào,.. cũng là ..người vô phước...
Nhiều người mượn tiếng.. môn đường
..ít đức.., đặng che mình bạc nhược để hư nhà. Nếu mình biết lo xa.. đừng ăn lớn xài
to.. đâu đến mạt... Nếu luận cho đích xác.. tại nơi mình ..phá của.. mới ra nghèo...
Phải ..noi gương cha ..giữ lái giữ
lèo..,
Phương tiện tặn.. làm theo đâu thốn thiếu...
Lẽ. hay dở ..phải lo định liệu..
Cả ..anh em.. nương níu lấy nhau..,
Nhớ.. tấc đất.. ngọn rau, cũng ..công lao ..cha mẹ....
Đừng ..để ý người ..giành kẻ xé..,
Toàn.. cả nhà.. lớn bé..xúm đồng lòng...
Của .chia tư.. nhập lại làm công..,
Gương ..cột đũa.., gương hay.. dùng phải dịp...
Đừng kể nể.. kẻ hơn người hiếp..,
Xúm xích ..nhau ..chung hiệp.. làm bè...
Hễ anh hòa ..anh nói em nghe..,
Còn ..em thuận.. ắt dặt dè anh phải thuận...
Cha mẹ làm ra ..của.. để lại cho con..
chỉ có mong.. cho cả giòng giống nương sự giàu có ..đặng sang trọng lâu dài,.. hầu
tránh cho khỏi nghèo hèn ..chịu phận tôi đòi ..của thế sự... Nếu mình... biết lo gìn
giữ, đặng cư xử.. vuông tròn.., thì đạo làm con mới vẹn..
Dầu nghèo thế nào cũng mong mỏi ..cho con nên.
Chỉnh cầu con gắng chí cho bền,
Lập danh phận ..cho thê vinh tử ấm..
Nghèo nhịn ăn nhịn sắm,
Để ..cho con đặng tấm thân lành..
Chẳng kể già áo bã quần manh,..
Để.. cho trẻ đẹp xinh ..cùng.. thế sự..
Nhiều đứa dại ..muốn sang đủ thứ,..
Chẳng kể cha bạc cữ tiền ngày.
Lắm đứa ngu thịt rượu no say,
Chẳng nghĩ mẹ tiền may bạc vá.
Con nên thì còn khá, đứa hư vốn báo đời,
Nuôi cả đời nuôi đã mòn hơi,
Còn thêm nỗi ăn chơi ..gây tội báo...
Mình muốn tròn nhơn đạo làm con,.
Với cha mẹ phải làm sao?
Hễ bé thơ tập vào bái ra chào,
Quyền cha mẹ,. Trời cao kia dám sánh..
Lời sai khiến lòng đừng sanh nạnh,..
Lịnh mẹ cha Thần Thánh cũng không bì.
Khi dạy răn đòn bọng chớ sân si,
Hình ..vua chúa có khi còn phải kém.
Cơn hỏi tội ..đừng mưu che ém,..
Công dưỡng sanh quyền chém vốn không vừa.
Sự nên hư định liệu phải thừa,
Quyền thầy dạy cũng chưa so bẳng.
Đừng cải lẽ những điều phải chẳng,
Tấm thân già hiểu đặng cuộc đời hơn.
Đừng phiền lòng cơn giận lúc hờn,
Hễ để dạ giận hờn già dạy trẻ.
Đừng so sự bù chì nặng nhẹ,
Mẹ đã cân con để đứa nào hèn.
Đừng cà nanh những tiếng chê khen,
Chê khen vốn nhiều phen mưu chước khéo.
Đừng tức mẹ vả xiên ngắt xéo,
Ấy phép linh mẹ sửa méo ra tròn.
Đừng hờn cha mạnh cú nặng đòn,
Ấy tài diệu cha trui con ra bén.
Đừng ghét già hay chọn kén,
Ấy là phương vun quén nên nhà.
Đừng ghét già có tánh lo xa,..
Ấy là kế để pha đồng đều họa phước.
Đừng thầm trách già hay mực thước,
Ấy chước già nhiều lượt đã đo đời.
Đừng trách già tiện tặn ít ăn chơi,
Ấy.. nhắc thuở cùng thời già có đói.
Đừng ghét tánh già hay lòn lỏi,
Ấy nhớ cơn nghèo đói phải chìu người.
Đừng giận già ít nói ít cười,
Ấy rầu đẻ con ..mười nuôi đặng bảy..
Đừng chê tánh già hay thờ lạy,
Bởi nuôi con khấn vái biết bao phen.
Đừng gớm già mặc tiện ăn hèn,
Vì nhớ đã nhiều phen.. gần ở lỗ.
Đừng nhạo già thờ cha cúng tổ,
Già ngậm ngùi nhớ thuở giỗ rau dưa.
Lại đừng giận.. cha hay rầy nói cù cưa,..
Vì sợ trẻ mắc lừa đời xảo quyệt.
Đừng giận.. mẹ.. cằn nhằn mắng nhiếc,
Vì lo con chẳng biết thế gian hùng.
Gái lớn lên giữ chữ phụ tùng,..
Trai chớ khá buông lung.. theo chúng bạn....
nhấp vào đây xem video nhấp vào đây xem video nhé
http://www.youtube.com/watch?v=8gfiu41FdYI&feature=channel&list=UL
Hết 2/4
Chợ Lớn, le 10-1-1927 Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài Giáo Ðạo Nam Phương
Chư Môn-đệ và chư nhu nghe:
Chim
về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người giữ thế, chẳng qua là
khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ
tâm; có bền chí mới đặng đạt phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng
đời ấm lạnh; lăng-xăng xạo-xự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc
chẳng khác chi một giấc huỳnh lương mộng; mỗi bậc phẩm đều đặng một vai
tuồng cuả Ðấng cầm quyền thế-giái ban cho; dầu thanh cao, dầu hèn hạ
cũng phải gắng làm cho rồi trách nhậm, hầu buổi chung cuộc, hồn lià cõi
trần, đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán; ai giữ trọn bậc phẩm
thì đặng toà nghiệt-cảnh tương công chiếc tội, để vào địa vị cao hơn
chốn Ðịa cầu 68 nầy; ai chẳng vẹn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào
nơi u-minh-địa, để trả cho xong tội tình căn quả cho đến lúc trở về nẻo
chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ; bằng chẳng biết sửa mình thì luật
Thiên-điều chồng-chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội
ác. Bậc nhơn-sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân
hồi; vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng. Các bậc Thần
Thánh nếu chẳng biết mối Ðạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục,
thì biển khổ trần nầy cũng khó mong thoát đặng.
Trời Nam may
đặng một yến sáng của Ðấng Ðại-Từ-Bi dẫn khách trần bước lần ra con
đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê; dụng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ
tâm thay chung đỉnh, lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lừng trời,
vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiên-nhiên, biết rõ cơ màu nhiệm mà
làm khách u-nhàn thanh nhã, núi thẫm rừng xanh. Phủi hết muôn sự ở cõi
trần vô vị nầy, ấy là một sự khó thi hành của khách phàm tục; mấy ai
nong-nã tìm đến cảnh Thiêng-liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.
Ðạọ Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.
Phương tu. của anh em.. bổn đạo mình, nếu tùy ..theo tôn chỉ của Tam giáo..,
thì phải làm thế nào.. cho gồm trọn cả tinh thần của ba đạo..: Nho.., Đạo..,
Thích., mới phải..; nhưng ..xét sự khó khăn ..thì chẳng thế nào làm ba đạo một
lượt.. cho đặng hoàn toàn..
Vậy …thì chúng ta cứ lần lượt luyện tinh thần rồi tập buộc mình.. hằng ngày sửa
tánh ..tu thân, từ từ ..lần bước đến.. cho tận nẻo đạo của Thầy đã khai ra
quảng đại, đẹp đẽ.., quang minh.., trước mắt chúng ta đó...
Tục ngữ nói..: Tu.. hành…
Tu …là trau giồi lấy tinh thần mình rồi…
Hành.. là luyện tập thân mình phải biết tùng phục tinh thần sai khiến …mà làm
đạo…
Ấy ..vậy phép tu chẳng phải luyện nội tinh thần mình theo đạo hạnh mà thôi..,
mà… cái thân thể mình đây ..phải tùy tùng phù hạp với đạo tâm, thể đạo chơn
chánh ..bởi gương mình.., hễ chúng sanh ngó đạo nói mình.., xem mình cho là đạo
mới phải...
Đạo.. chẳng phải nơi lời nói.., mà lại nơi kết quả sự mình làm..; chẳng phải
nói câu kệ.. câu kinh.. mà tại cuộc hành vi người giữ đạo... Cái khó khăn của
đạo chẳng ở nơi sự giảng dạy mà ở tại sự thật hành... Cái hay của đạo ..chẳng
phải ở tại nơi yếu lý.. mà ở nơi ..cuộc kết quả sự giáo truyền...
Lạ chi.., mình muốn nhủ người bắt rồng.., cột phụng.., nghĩ có khó chi ..tiếng
biểu.., song cốt yếu là ..biết người có phương bắt.. hay là cột đặng cùng chăng..?
Hễ.. muôn điều chi nói ra mà thế gian làm không đặng thì đành cho là mị mộng…
Huống chi anh em ..đồng đạo của mình ngày nay chẳng khác nào như người đi đường
trên nẻo lạ..; tốt hơn ..nên khuyên nhủ họ mỗi ngả khá ghi vôi.., để dấu bước
lần hồi khi khỏi lạc...
Trừ ra các kinh điển Hớn-văn.., hay là Pháp-văn.. cùng.. của các nước khác..,
xưa để lại.., rõ hữu ích.. cho đạo lược dịch ra.., thì tôi chẳng luận chi.. chớ
tôi thấy phần nhiều.. sách vở của nhiều người đạo hữu viết ra ..chẳng dùng văn
từ lý lẽ giản dị, lại dùng văn mắc mỏ, ý tứ rất cao kỳ, làm cho phần đông coi
không hiểu thấu nên không bổ ích chi cho đạo hết…
Rất đỗi là ..Thầy còn phải dùng tiếng nói dễ dàng rẻ rúng.. mà làm thi ..dạy
đạo thay… Nhờ vậy.. mà văn từ của Thầy ai coi ..cũng hiểu… Tôi xin chư đạo hữu
coi cách hành văn của Thầy.., đọc lại mấy bài thi ..Thầy dạy đạo.. thì sẽ thấy
rõ, ý tứ.. dầu cao kỳ.., mà câu văn ai cũng hiểu.. Tôi dám chắc rằng ..tuy vậy
mặc dầu mà cái ngòi văn tuyệt bút rõ ràng.., hễ càng thấu tứ.. lại càng thâm
thúy nơi lòng..
Tôi nhớ có một phen..kẻ nghịch Đạo.. để lời dèm pha biếm nhẽ rằng văn từ của
Thầy xem rất thường tình.. Tôi chấp bút phân phiền cùng Thầy. Thầy dạy rằng:
Con ôi,.. trong anh em của con phần dốt nhiều hơn phần hay chữ.., đứa ám muội
đông hơn.. đứa thông minh; Thầy đến chăm nom dạy dỗ đứa ngu dốt ..hơn là đứa
hay giỏi..; thà.. là đứa sáng khôn quá hiểu mà chê Thầy hơn đứa dốt nghe đạo
Thầy không rõ lý... Thầy cười.. rồi tiếp nữa rằng: Thầy muốn đạo của Thầy làm
thế nào cho trẻ con lên ba tuổi cũng hiểu đặng.., con nghĩ sao con..? Lại cười
nữa.
Tôi hiểu lòng nhơn từ ..quá lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo…
Tôi.. chủ ý tỏ Thánh tứ ra đây cho chư đạo hữu làng văn hiểu,.. đặng từ đây ..tùy
ý muốn của Thầy,.. dầu gặp phải vấn đề khó khăn, cũng gắng chí.. luận bàn cho
giản dị…
Ôi.., phương tu ..cũng lại là một vấn đề khó giải lắm chút…, nhưng may ..tôi
nhờ ơn Đại Từ-Phụ ..thương dạy dỗ nên mượn điệu văn thô kịch.. mà viết ra đây...
Ước ..giúp ích công tu ..chư đạo hữu đôi chút, là thỏa nguyện. Luận lý dầu thô
sơ.., xin ..chư đạo hữu nam nữ nghĩ tình tha lời dị nghị…
Tôi chỉ luận hình thể trước đã.., rồi sau sẽ luận đến tinh thần…
Bổn phận người tu.. đối với Đời., đối với Đạo.., đối với Trời ra thế nào..?
Ai ai.., đã mang mảnh xác phàm nầy rồi thì cũng tùng theo ba cái luật thiên
nhiên là:…
- Luật đời.., luật đạo.., và luật Trời...
Ba luật ấy…tương tợ như phù hạp với luật điều của Tam-Giáo…
Sức mạnh của tiền
tiền... là tiền... tiền ..là tiên.. tiên... là tiên. tiền là tiền ..là tiền
có tiền ..ta mua được tình yêu..
có tiền.. ta mua ... cả trần gian...
có tiền ...ta như tiên.. như phật ...
có tiền... trong tay... ta oai ..tựa trời
này.. như.... nếu ai..muốn nhờ ai.. biết điều đi .. biết điều đi ...cứ lặng thinh ......mà rút tiền ...
Còn ai dính dô...chuyện tà gian ..cướp nhà băng..giết người yêu ...mướn luật sư cũng.. là ..song ...
Còn như các cô.. mắt... thì ti hí..mũi thì tum ..húp..đến viện thẩm mỹ ..đút tiền cho bác sĩ...khác.. như tiên giáng trần ...
Còn như.. quý ông ...tuổi già khú đế ...héc ..mec ..si quắc...lái ..mẹc xe đéc..có tiền trong túi...gái tơ theo ào ..ào ...
Ai.. không mê tiền là ...dại
Ai.. không ham tiền là ..sạo
Ai ..chê tiền là điên ..là kẻ điên
Ôi.. nhân gian cuộc đời này..bao nhiêu câu chuyện...tình đời nghe sao .mà...ồn ào ...
ối ..tiền không nói năng ..gì..
Tiền là tiền ..tiền là tiên...tiền là tiên ...tiền ..là tiền.. là tiền
Đồng
tiền... không phấn không hồ ...mà sao khéo điểm khéo tô mặt người
...giàu sang nhiều kẻ tới nhà..khó khăn..giữa chợ ..ruột già không
..thăm
Trong lưng ..chẳng có một đồng ...
Lời nói như rồng.. chúng chẳng thèm nghe..
Vai mang túi bạc kè kè.. ..
Nói bậy.. nói bạ chúng nghe ..dầm dầm
Có tiền ..ta mua được.. tình yêu ..
Có tiền ..ta mua . cả trần gian ..
Có tiền ..ta như.. tiên ..như phật
Có tiền.. trong tay ta oai ..tựa trời
Này ...như nếu ai ..muốn nhờ ai..
Giúp điều chi ..biết điều đi
Cứ lặng thinh ...mà rút tiền
Còn ai dính dô ..chuyện tà gian..cướp nhà băng..giết người yêu ..mướn luật sư ...cũng là song ..
Còn như các cô..mắt thì ty hí ..mũi thì tum húp..đến viện thẩm mỹ đút tiền bác sĩ.. khác như tiên giáng ..trần ..nè
Còn như.. quý ông.. tuổi già khú đế.. hét- mẹc -se -quắc ....lái mẹc- xe --đéc có tiền trong túi ..gái tơ.. theo ..ào ào..
.
Ai.. không mê tiền.. là dại
Ai ..không ham tiền ..là sạo
Ai.. chê tiền là điên ,..kẻ điên...
Ôi ..nhân gian cuộc đời này ..
Bao nhiêu câu chuyện ..tình đời ..nghe sao.. mà ồn ào.
tiền.. ..không nói câu nào
Tiền.. là tiền.. tiền.. là tiên.. tiên ..là tiền ......tiền ...là tiên...là tiền
Trai thì lo.. nổi ăn nổi học,
Dầu nghèo thế nào cũng mong mỏi ..cho con nên.
Chỉnh cầu ..con gắng chí cho bền,
Lập danh phận ..cho thê vinh ..tử ấm.
Nghèo.. nhịn ăn ..nhịn sắm,
Để cho con ..đặng tấm thân.. lành.
Chẳng kể già.. áo bã quần manh,
Để cho trẻ đẹp.. xinh.. cùng thế sự.
Nhiều đứa ..dại muốn sang đủ thứ,
Chẳng kể cha.. bạc cữ tiền ngày.
Lắm đứa ngu..thịt rượu no say..,
Chẳng nghĩ mẹ.. tiền may bạc vá.
Con nên ..thì còn khá.., đứa hư ..vốn báo.. đời,
Nuôi cả đời.. nuôi đã mòn hơi,
Còn thêm.. nỗi.. ăn chơi.. gây tội báo..
Mình muốn.. tròn nhơn đạo làm con,..
Với cha mẹ.. phải làm sao..?
Hễ bé thơ.. tập.. vào bái ra chào..,
Quyền..cha mẹ, Trời cao kia dám sánh.
Lời ..sai khiến.. lòng.. đừng.. sanh nạnh,
Lịnh mẹ.. cha Thần Thánh ..cũng không bì...
Khi dạy răn ..đòn bọng chớ sân si.,
Hình ..vua chúa.. có khi còn phải kém.
Cơn ..hỏi tội đừng mưu che ém,
Công dưỡng sanh quyền chém vốn không vừa...
Sự nên hư ..định liệu phải thừa,
Quyền thầy dạy.. cũng chưa so bẳng...
Đừng cải lẽ.. những điều phải chẳng,
Tấm thân già.. hiểu đặng cuộc đời hơn..
Đừng phiền lòng.. cơn giận lúc hờn,
Hễ để dạ.. giận hờn.. già dạy trẻ.
Đừng so sự bù chì nặng nhẹ,
Mẹ đã cân con.. để đứa nào hèn.
Đừng cà nanh.. những tiếng chê khen,
Chê khen ..vốn nhiều phen mưu ..chước khéo..
Đừng ..tức.. mẹ vả xiên.. ngắt xéo,..
Ấy phép linh.. mẹ sửa méo.. ra tròn.
Đừng.. hờn ..cha mạnh cú ..nặng đòn,
Ấy tài diệu.. cha trui con ra bén...
Đừng ghét già ..hay chọn kén,
Ấy.. là phương vun quén nên nhà.
Đừng ghét già ..có tánh lo xa,
Ấy ..là kế để pha đồng đều họa phước.
Đừng thầm trách ..già hay mực thước,
Ấy chước già ..nhiều lượt đã đo đời.
Đừng trách già .tiện tặn ít ăn chơi,
Ấy nhắc.. thuở ..cùng thời già có đói.
Đừng ..ghét tánh già ..hay lòn lỏi,
Ấy ..nhớ cơn nghèo đói.. phải chìu người.
Đừng..giận già ..ít nói ít cười,
Ấy rầu đẻ con.. mười nuôi.. đặng bảy...
Đừng ..chê tánh. già hay thờ lạy,
Bởi nuôi con ..khấn vái biết bao phen.
Đừng ..gớm già.. mặc tiện.. ăn hèn,
Vì nhớ.. đã nhiều phen.. gần ở lỗ.
Đừng nhạo. già thờ cha.. cúng tổ,
Già..ngậm ngùi.. nhớ thuở giỗ ..rau dưa.
Lại đừng giận cha. hay rầy nói cù cưa,
Vì sợ trẻ ..mắc lừa ..đời xảo quyệt.
Đừng giận mẹ.. cằn nhằn mắng nhiếc..,
Vì lo con ..chẳng biết ..thế gian hùng.
Gái lớn lên giữ chữ phụ tùng,..
Trai chớ khá buông lung theo chúng bạn.
Hết 2/4
bắt đầu 3/3
Lật đời vậy đó (năm)
Muốn. cách mặt xứ xa ..định bạn,.
Đừng ..để già ..những mảng phập phồng lo.
Gái.. nồi cơm.. bát nước đói no.,
Trai..thang thuốc.. ngày lo an vấn...
Thường.. nhớ lúc mẹ cha lận đận,..
Đủ ..khôn ngoan gắng phận ..lo lường.
Thế .nhọc.. công giúp đỡ thung đường.,
Để.. cha mẹ ..dựa nương như con gậy...
Khi ..tuyết trở đêm lo đắp đậy,..
Thương.. đôi thân vì đấy ..mới ra mình..
Hằng ngày ..dâng miếng ngọt mùi lành,
Đền bù ..thuở nhọc nhằn.. già lúc trước.
Phải ..nhớ hiếu đúc mồi loài ô thước,
Đặng ..đền bồi cho được nghĩa cù lao..
Dầu... lớn khôn ..tước cả quyền cao.,
Cũng.. nhớ thuở.. thai bào công ..chín tháng..
Dầu mình.. có giàu sang ức vạn,.
Nhớ lúc cha.. bạc tháng tiền ngày..
Dầu mình sang ngự điện ngồi ngai,
Cũng nhớ thuở.. mẹ chầm gai cha kết lá..
Dầu mình ..có thiếp hầu trăm ả..,
Cũng nhớ.. nơi chòi lá mẹ ..ru con..
Dầu mình vinh kẻ cúi người lòn,
Cũng.. nhớ thuở cha ẵm con.. ngồi đợi mẹ...
Mình ra.. có quân hô ..tướng ré,
Nhớ.. lúc cha.. ké né cửa nha môn...
Mình dầu nên.. đáng mặt vương tôn,..
Cũng.. nhớ mẹ.. mủng trôn vai gánh...
Dầu.. mình ..có giỏi hơn Tiên Thánh,
Cũng.. nhớ cha ..có tánh thật thà...
Dầu.. mình giàu rộng.. thế.. xa hoa,.
Cũng ..nhớ mẹ ở nhà.. bòn cắc nhỏ.
Mình mua ..một trận cười,.. ngàn bạc đổ..,
Nhớ.. lúc cha đương.. rổ mẹ nong sàng.
Mình dầu.. đồng bạn tác.. cùng quan,
Đừng.. hổ phận bần hàn ..cha mẹ.
Đừng ..thấy khó mà ra.. ké né..,
Vì hổ ..ngươi hai lẽ..nhục vinh.
Đừng.. thấy điều dốt nát.. mà khinh,
Xem ..lại mảnh thân hình.. nhìn máu mủ.
Đừng.. thấy lẫn rầy la mà phụ,
Phải nhớ hồi ..còn bú tới thôi nôi.
Đừng.. chê rằng thấp trí ..chẳng tuân lời,
Phải nhớ lúc.. dạy chơi buổi nhỏ...
Đừng.. thấy mắng mà đành chẳng ngó,..
Nhớ ..công cha buổi nhỏ.. dạy,.. răn trừng...
Đừng..phiền rằng:... lỗi, phải,.. oan, ưng;
Nhớ buổi nhỏ ..cha cưng không.. đánh đập.
Đừng.. phiền cách trị gia ..cao thấp,
Nhớ.. thơ ngây cha.. tập đến trường.
Đừng.. phân tình ..cha ghét mẹ thương,..
Nếu.. cha mẹ ..ghét tiêu xương ra ..cát đất..
Đừng.. tranh phát gia tài đặng thất Hết 3/
nam hát
Nếu cha ngu ..của mất hồi mô.
Trai lớn khôn tứ hải ngũ hồ,
Vai.. gánh nặng cơ đồ công tổ phụ...
Phải ..hiểu rõ hai điều ..vinh xú,
Hiển.. tông môn ..quy củ.. nghiệp nhà.
Của.. mẹ cha cực nhọc làm ra..,
Giọt ..nước mắt phải hòa.. cùng ..giọt máu.
Đôi phen ..chịu.. cơm mơi .chiều cháo,
Mới ..còn dư ..để gạo lại ..cho con..
Biết.. đạo nhà ..chẳng để.. hao mòn,..
Lựa ..đem ném.. đầu non ..quăng..đáy biển..
Mình.. dầu.. đặng ăn.. sang.. quý miếng,.
Tưởng ..mẹ cha chịu.. tiếng.. chết thèm..
Dầu.. mình không có.. sức làm ..thêm,
Lại ..bao nỡ đành đem giao ..kẻ khác.
Gia sản.. để cho ra đến mạt..,
Ắt ..đem thân.. làm mọi ..nhà người...
Câu ..tích kim.. lời đã đáng lời,
Cơ nan.. thủ phép Trời ..đã định.
Phải.. chi ..đặng ..để lòng.. khéo tính..,
Noi gương ..cha nhịn.. tánh ..bốc rời.
Giữ ..của bền ..của đẻ ra lời......,
Trọn ..sự nghiệp ..truyền đời ..con tới ..cháu...
Ngặt ..đời lại.... ưa điều.. hung bạo..,
Mảng.. tranh giành ..kiện cáo.. phải hư nhà...
Chia.. gia tài bạc.. đắp nền tòa,...
Giàu ..vạn hộ.. cha làm.. mà con ...hết của...
Có .câu phương ngôn:.. Chẳng cái sự
vô phước nào hơn.. là đương giàu lớn.. mà sa cơ ra giàu nhỏ..; lại chẳng có sự đại
phước nào hơn ..là đương nghèo khó ..đặng đủ ăn...
Nếu mình. không giữ đặng.. gia tài
của cha mẹ chia lại mình.., dầu cho một vật... nhỏ mọn.. gọi là dấu tích đi nữa ..mình
đã sang trọng thế nào,.. cũng là ..người vô phước...
Nhiều người mượn tiếng.. môn đường
..ít đức.., đặng che mình bạc nhược để hư nhà. Nếu mình biết lo xa.. đừng ăn lớn xài
to.. đâu đến mạt... Nếu luận cho đích xác.. tại nơi mình ..phá của.. mới ra nghèo...
Phải ..noi gương cha ..giữ lái giữ
lèo..,
Phương tiện tặn.. làm theo đâu thốn thiếu...
Lẽ. hay dở ..phải lo định liệu..
Cả ..anh em.. nương níu lấy nhau..,
Nhớ.. tấc đất.. ngọn rau, cũng ..công lao ..cha mẹ....
Đừng ..để ý người ..giành kẻ xé..,
Toàn.. cả nhà.. lớn bé..xúm đồng lòng...
Của .chia tư.. nhập lại làm công..,
Gương ..cột đũa.., gương hay.. dùng phải dịp...
Đừng kể nể.. kẻ hơn người hiếp..,
Xúm xích ..nhau ..chung hiệp.. làm bè...
Hễ anh hòa ..anh nói em nghe..,
Còn ..em thuận.. ắt dặt dè anh phải thuận...
Cha mẹ làm ra ..của.. để lại cho con..
chỉ có mong.. cho cả giòng giống nương sự giàu có ..đặng sang trọng lâu dài,.. hầu
tránh cho khỏi nghèo hèn ..chịu phận tôi đòi ..của thế sự... Nếu mình... biết lo gìn
giữ, đặng cư xử.. vuông tròn.., thì đạo làm con mới vẹn..
Nữ hát
Người đạo hạnh:....
Dầu cây cỏ công cha vun quén,
Cũng không lòng nhổ ném cho đành...
Huống gia tài cha mẹ sẵn dành,..
Công co cỏm tấm manh vành sắt.
Hễ thấy của.. mẹ cha trước mắt,
Xem .của như người,..nhắc nghĩa thâm ân...
Hễ. thương cha nhớ mẹ ân cần,..
Gìn.. trọn vẹn gia phần người để lại.
Có đâu lẽ.. cho trai cho gái,..
Phải.. nhớ câu nặng ngãi sanh thành...
Dầu.. trong cơn cầu lợi mua danh,
Cũng.. chớ khá.. đua tranh hao kém của.
Cha.. mẹ giàu ..để con bồ lúa..,
Cha ..mẹ nghèo... để đũa ăn cơm...
Sang.. để của,.. khó để tình;...
Tình.. với của ...khá nhìn ..đồng giá quý..
Làm trai ví... gìn lòng chí khí,..
Dầu.. tay trơn ..mưu trí ..lập thân mình.
Phải so đo.. tình trọng ..của khinh,...
Đừng vị ..của không nhìn.. tình cốt nhục...
Hễ ..biết đạo.. làm con đôi chút,
Đời mẹ cha ..sửa nhục ..ra vinh...
Ơn.. mẹ cha ..dầu biết thâm tình,
Tội ..cha mẹ nài xin ..thành kiếp phước...
Đừng học.. thói ..của quân bạo ngược..,
Xử mẹ cha ..tội phước quá hơn tòa...
Đừng theo phường xác quỷ thịt ma..,
Cha mẹ.. khoảng hình ra không mặt.
Đừng quen ..tánh tôi loạn ..con giặc,
Cưu hờn xưa mà khúc mắc mắng vong hồn.
Đừng học đòi. lũ dại học khôn,
Phân thương ghét quên ơn cúc dục.
Có nhiều kẻ:...
Cha mẹ dạy sanh.. tiền chẳng phục,
Đến lớn khôn... ngồi khóc nhắc từ lời.
Chừng biết thương ..cha mẹ hết đời,..
Dầu moi.. đất vạch Trời ..tìm chẳng đặng.