Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Kẻ cướp đất phá hủy nhà bị lộ diện

Đoạn video này được quay bằng thiết bị quay lén. đối với nhóm Kiêu binh Thanh tra xã Mễ trì huyện Từ liêm thành phố Hà nội ,hình ảnh trong video có lúc có ,lúc không ,lúc mờ ,hình ảnh không được vuông góc đối với người cần quay ,nhưng nó có giá trị chứng minh
1/ Nhà cần phá dỡ không phải nhà của Huỳnh xuân Long mới xây dựng ,

2/ Khu nhà mới xây dựng và đang xây dựng trong video Thanh tra XD đang đi dán thông báo (đây là những hình ảnh dán thông báo lần 2 ) nhưng hiện vẫn còn nguyên

3/Khu nhà của Huỳnh Xuân Long thì đã bị phá dỡ không một thủ tục giấy tờ theo kiểu luật rừng ...(Phá để cho im mồm ) nhà những kẻ cướp đất xây nhà thì ngang nhiên tồn tại và thậm chí còn phát triển thêm... thách thức dư luận .....

Vụ án cướp đất Hủy hoại tài sản (có tổ chức )của gia đình ông :Huỳnh Xuân Long Phải có bị can chịu trách nhiệm

Thực tế nhiều vụ án được khởi tố rồi lại "chìm xuồng", thậm chí có vụ án cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng bị can không bị đình chỉ sinh hoạt Đảng rồi lại leo lên chức vụ cao hơn nữa....

Chính vì vậy, dư luận không khỏi băn khoăn khi cho tới nay vẫn chưa thấy bị can nào phải chịu trách nhiệm trong vụ án "Hủy hoại tài sản" của gia đình ông Huỳnh Xuân Long ở Mễ Trì Từ Liêm Hà Nội sau hơn một năm (1/4/2011 nay 20/4/2012)...trong thực tế người đứng ra nhận trách nhiệm phá hủy nhà và quán bán hàng của gia đình ông Long rất rõ ràng , (tên Hùng bị cơ quan Công An cùng gia đình bắt quả tang)

Có hình ảnh con người ,cư trú nơi làm việc rất rõ ràng

Người đến đập ,phá hủy nhà ông Long đã được xác định. Nhưng ông này chỉ nói rằng là bà Nguyệt làm lán tại đất nhà mình và chứng minh được sổ đỏ của nhà mình (sổ đỏ của gia đình ông Hùng là người đứng ra nhận trách nhiệm vào phá hủy ,cướp tại gia đình ông Long bà Nguyệt Tại vị trí chỗ khác không phải ngay tại vị trí xẩy ra sự việc )

Ông Bình Công An đồn số 1 từ liêm cơ quan công an đã công nhận hành vi ông Hùng vào phá nhà là sai Nhưng sai ...thế thôi à ? chỉ trả lời mồm thế thôi à ..?

Còn ông phó chủ tịch xã Nguyễn hữu Quyết chỉ đạo người của xã vào phá . bởi cơ quan có thẩm quyền của Xã, của Huyện.vào phá nhưng không có thủ tục giấy tờ gì ?

Phía chính quyền Huyện cụ thể là Bà Nguyễn thị thu Hiền và ông Thủy ... thanh tra huyện Từ liêm thì đang làm việc ...ghi trong biên bản "UBND xã cưỡng chế.... " cưỡng chế ai.. ?. ai được lệnh cưỡng chế ..? . ai bị cưỡng chế ? Lý do cưỡng chế ..? .biên bản cưỡng chế đâu ...? .biên bản kiểm đếm đâu... ?cưỡng chế khu nhà của ông Long bà Nguyệt để làm gì... ?... đã có phương án đền bù nhà chưa mà phá dỡ ...? thời điểm ,thời gian ?,địa điểm ngày 30 tháng 3 năm 2012 Sự việc sai rõ như ban ngày lại còn quanh co dối trá ,thật là vô liêm sỷ !

Hành động hủy hoại tài sản của công dân này không thể gọi là (thi hành công vụ được..) ,mà tội danh đã thể hiện rõ là cướp ngày ...cướp trắng trợn .cướp có tổ chức .của nhóm kiêu binh có quyền lực gồm Công an (Dũng )UBND xã (Quyết phó chủ tịch )xã Mễ trì Từ liêm Hà nội

UBND xã và UBND huyện đang thanh tra vấn đề này tại sao nâu thế ??sự việc xẩy ra trên một năm rồi ?Ông Long thì bị phá nhà,bị cướp,bị ra vỉa hè để sống ?

Hay là muốn người trực tiếp phá nhà ông Long ,bà Nguyệt nhận "lỗi"....
Dư luận cho rằng cơ quan tố tụng chưa thể khởi tố bị can vì đang "mắc" ở trong mối quan hệ này... Nếu người của xã vào phá hủy nhà (thực thi công vụ... ) bởi cơ quan có thẩm quyền thì ông ta không có tội gì cả... Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có bị can nào chịu trách nhiệm.
Nhấp vào liên kết dưới đây để xem thêm thông tin
 Kẻ cướp của Huỳnh xuân Long lộ mặt
 http://www.youtube.com/watch?v=cf4IqERLnzs&feature=relmfu
http://huynhxuanlong.blogspot.com/2012/04/vu-huy-hoai-tai-san-gia-inh-ong-huy...
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.131314000318148.26072.10000318646911...



Quy trình thu hồi đất và giải phóng mặt bằng

1. Căn cứ pháp lý:
1.1. Luật đất đai
1.2. NĐ 84/2007/NĐ-Cp ngày 25/5/2007 quy định về thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng
1.3. TT 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/1/2008 quy định chi tiết NĐ 84/2007/NĐ-CP
2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự tham gia của của Chủ đầu tư (Tổ chức giải phóng mặt bằng) – ND 197/2004
2.1. Lãnh đạo UBND Huyện làm Chủ tịch
2.2. Đại diện cơ quan Tài chính – Phó CT
2.3. Chủ đầu tư - Uỷ viên thường trực
2.4. Cơ quan TN và MT - uỷ viên
2.5. Đại diện UBND xã - uỷ viên
2.6. Đại diện hộ gia đình có đất bị thu hồi - uỷ viên (hai người)
3. Quy trình
3.1. Giai đoạn 1 - Lập phương án tổng thể
3.1.1. UBND tỉnh ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất (VB chấp thuận địa điểm đầu tư)
3.1.2. Sở TN và MT chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi
3.1.3. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của Chủ đầu tư) lập phương án tổng thể và nộp 01 bộ tại Sở Tài chính để thẩm định.
3.1.4. Cơ quan tài chính phối hợp với Sở TN và MT cùng các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình UBND tỉnh xét duyệt.
3.1.5. Căn cứ vào Tờ trình của Cơ quan tài chính, UBND tỉnh ký QĐ phê duyêt phương án tổng thể
3.2. Giai đoạn 2 - Quyết định thu hồi đất:
3.2.1. Tổ chức giải phóng mặt bằng thông báo với người đang sử dụng đất về Phương án tổng thể
3.2.2. Sở TN & MT trình UBND tỉnh về QĐ thu hồi đất, căn cứ vào đó UBND tỉnh ký QĐ thu hồi đất
3.2.3. QĐ thu hồi đất gửi đến người có đất bị thu hồi và niêm yết tại trụ sở UBND xã
3.2.4. Tổ chức giải phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm kê thực hiện kê khai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai
3.3. Giai đoạn 3 - Lập phương án cụ thể
3.3.1. Tổ chức giải phóng mặt bằng lập Phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3.3.2. Căn cứ Tờ trình của Sở tài chính, UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường cụ thể
3.3.3. Phổ biến và niêm yết công khai QĐ phê duyệt phương án bồi thường cụ thể tại UBND xã và người sử dụng đất
3.3.4. Thực hiện việc chi trả bồi thường
4. Phương án đền bù tổng thể; Gồm các nội dung cơ bản như sau:
4.1. Các căn cứ để lập phương án
4.2. Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa, giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất
4.3. Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư
4.4. Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư
4.5. Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề
4.6. Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời.
4.7. Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời
4.8. Dự toán kinh phí thực hiện phương án
4.9. Nguồn kinh phí thực hiện phương án
4.10. Tiến độ thực hiện phuơng án


 Không được khỏa lấp vụ Văn Giang - Hưng Yên!

Pháp luật

Nguyễn Ngọc Già

Tác giả gửi đến Dân Luận

Với giá đền bù rẻ mạt không bằng nửa tô phở bò Kobe TRỊ GIÁ 650.000 đồng (1) mà đám trọc phú ăn sáng hàng ngày, Văn Giang - Hưng Yên đã đẩy người nông dân vào tận cùng nỗi bi hận, phẫn uất nhất trong lịch sử "người cày có ruộng" hôm nay. Nộ khí xung thiên của hàng ngàn người dân vẫn đang bốc cao tận trời xanh! Tại sao giới cầm quyền Văn Giang - Hưng Yên nhẫn tâm đến điên dại và mù quáng vì tiền như thế?!

Thật bình tâm ngồi "bươi" lại đám giấy lộn được gọi là "luật" cho thấy:

Theo QĐ 742, Văn Giang - Hưng Yên đã sử dụng LUẬT ĐẤT ĐAI 1993 làm căn cứ, bởi QĐ 742 được ông Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30/6/2004, trong khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực kể từ 01/7/2004.

Vậy, kể từ khi QĐ 742 ra đời vội vã, mọi vấn đề phải dựa vào LUẬT ĐẤT ĐAI 1993 cùng tất cả văn bản nghị định liên quan. Một trong những Nghị định quan trọng nhất, chính là nghị định 52/1999/NĐ - CP (xin gọi tắt là NĐ 52) ban hành ngày 08/7/1999 (2). Nghị định này buộc phải đưa vào quy trình thực hiện cho MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ vào thời điểm QĐ 742 có hiệu lực.

Theo NĐ 52, tại phần "PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG" (Ban hành kèm theo Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ) chỉ rõ:

Các dự án nhóm A gồm: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TRÊN 100 TỈ ĐỒNG.

Vậy dự án Ecopark thuộc dự án nhóm A.

Tại Điều 31, NĐ 52 quy định như sau:

Thay đổi nội dung dự án đầu tư (trích):
3. Dự án bị đình, hoãn hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau:

a) Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được người có thẩm quyền cho phép bằng văn bản;

c) Kéo dài việc thực hiện dự án quá 12 tháng so với các mốc tiến độ ghi trong quyết định đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được người có thẩm quyền chấp nhận.

Từ ngày 30/6/2004 cho đến 30/6/2005, khoảng thời gian 12 tháng này phía Ecopark đã kéo dài vừa đủ để DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI NÀY PHẢI BỊ ĐÌNH CHỈ, HOÃN HOẶC HỦY BỎ theo điều 31 khoản 3 mục c nói trên.

Nếu Ecopark muốn tiếp tục thực hiện dự án buộc phải ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN theo luật đất đai 2003. Đây là mấu chốt cho mọi vấn đề khuất tất suốt từ 2004 - 2012. Trong khi đó Văn Giang - Hưng Yên vừa sử dụng QĐ 742 (do Luật đất đai 1993 chi phối) vừa sử dụng Luật đất đai 2003 là cách làm mâu thuẫn, thiếu hiểu biết luật pháp (dù cố tình hay vô tình) cũng là điều buộc phải truy cứu trách nhiệm quản lý của họ.

Nói cách khác, QĐ 742 ban hành ngày 30/6/2004 hoàn toàn vô giá trị ngay lập tức khi chiếu theo Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004.

Một quyết định cấp Chính phủ, vô giá trị chỉ qua một ngày là cách làm việc gì đây? Trong khi đó, Văn Giang - Hưng Yên luôn đổ vấy "làm đúng theo quyết định của Thủ Tướng", lối ăn nói này có phải đã đưa ông Nguyễn Tấn Dũng vào thế triệt buộc? Cần phải truy cứu từ đầu những ai có liên quan, dính líu từ khi QĐ 742 ra đời cách đây 8 năm!


***


Mới đây theo trang VNN cho biết "Phó chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ tướng vụ Văn Giang" (3), trong đó có các nội dung chính như sau:

- Dự án khu đô thị Văn Giang được phê duyệt và thực hiện từ năm 2004 theo công thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trình tự thủ tục thực hiện triển khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, được địa phương, các bộ ngành hữu quan của TƯ thẩm định kỹ lưỡng.

Luận điểm "triển khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật" sai hoàn toàn khi dựa vào Luật đất đai 1993 và NĐ 52. Đây là lời báo cáo láo.

- Triển khai dự án, UBND tỉnh và các nhà đầu tư đã rất quan tâm áp dụng các chính sách đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng và các biện pháp giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất, thực hiện theo đúng pháp luật, chế độ tại thời điểm. Dự án được thực hiện với cơ chế chính sách đền bù hỗ trợ cao nhất tại thời điểm trên địa bàn tỉnh và là dự án duy nhất được giao đất đền bù liền kề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi.

Luận điểm này không có số liệu cụ thể, chủ quan, lấp liếm, đơn cử:

+ Giải quyết việc làm gì cho người nông dân? Bao nhiêu người đã được giải quyết việc làm? Thu nhập, sự ổn định đời sống người nông dân khi nhận việc làm mới ra sao?

+ Ngay tại thời điểm này (2012) QĐ 742 HOÀN TOÀN VÔ GIÁ TRỊ bởi căn cứ mấu chốt là Luật đất đai 1993 đã hết hiệu lực thi hành.

+ Đền bù hỗ trợ cao nhất, nghĩa là 135.000 đ/m2. Cao nhất so theo tiêu chuẩn nào? Văn bản luật nào cho phép Tỉnh Hưng Yên có quyền tự định giá đất? Giá đền bù có tính đến mức độ mất giá của tiền đồng VN chưa? Một mét đất của người dân chưa bằng 3 tô "Phở 24", không đến một nửa tô "phở bò Kobe"!!! Sao tàn ác, phi nhân đến thế! Giá điện, giá xăng thì các cơ quan công quyền đòi tiếp cận theo giá quốc tế, vậy còn giá đất tiếp cận theo giá nào?

Sau cưỡng chế, tình hình nhân dân 3 xã ổn định, nhiều hộ dân không nhận tiền hỗ trợ đền bù đã nhận ra sai lầm vì nghe nhóm chống đối xúi giục và kích động.

Bao nhiêu hộ "nhận ra sai lầm"? Nhóm "chống đồi xúi giục và kích động" là những ai?

Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.

Đây là luận điểm chủ quan, chụp mũ thô bỉ, vu khống trắng trợn, ngậm máu phun người của Nguyễn Khắc Hào - Phó CT Hưng Yên. Ngoài ra, với giọng điệu vô giáo dục của một tên cướp cạn, Nguyễn Khắc Hào ĐE DỌA tất cả những ai đang lên tiếng kêu oan cho dân Văn Giang như: bà Lê Hiền Đức, TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, GS. Nguyễn Huệ Chi, GS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Nguyễn Thanh Giang, Nhà giáo Phạm Toàn, Nhà văn Hoàng Hưng, PGS.TS Hoàng Dũng, TS. Phan Hoàng Oanh, TS. Nguyễn Đình Nguyên, GS. Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng v.v... Nguyễn Khắc Hào trở nên hỗn hào với nhân dân hết mức tưởng tượng! Nguyễn Khắc Hào cũng vi phạm vào điều 121 (tội vu khống), 122 (tội sỉ nhục) - Luật Hình sự và phỉ báng vào việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đang diễn ra.

Người dân Văn Giang - Hưng Yên và cả nước cần nhận rõ bộ mặt của bọn cướp Văn Giang - Hưng Yên: vừa cướp đất dân, vừa đàn áp dân, vừa tỏ ra trong sáng như là NẠN NHÂN đau khổ, uất ức, vô tội khi bị "cản trở" để "thi hành công vụ".

Ghê người cho thói điêu toa của những tên "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" xông vào làng xóm bình yên tạo cảnh lá lai: "đầy đồng vang tiếng ruồi xanh", "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"!!!


***


Tôi tha thiết yêu cầu đồng loạt các ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ngay trong kỳ họp gần nhất phải đặt lên bàn ông Nguyễn Sinh Hùng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu, bà Tòng Thị Phóng, ông Huỳnh Ngọc Sơn và cả UB Thường vụ Quốc hội hồ sơ nhức nhối về Tiên Lãng, Văn Giang và hàng ngàn hồ sơ dân mất đất khác. Đại biểu Quốc hội phải chất vấn công khai, chất vấn đến tận cùng trước toàn bộ 500 vị đại biểu.

Tôi tha thiết yêu cầu ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại biểu Quốc hội Hưng Yên hãy lên tiếng cho người dân oan khuất.

Tôi tha thiết yêu cầu ông Hoàng Hữu Phước - Đại biểu Quốc hội Tp.HCM - đã từng phát biểu "Quốc hội không có chỗ cho lợi ích cục bộ" (4). Ông hãy lên tiếng cho dân oan. Đây cũng là thời cơ hiếm có cho ông lấy lại uy tín trước cử tri cả nước, sau những phát biểu gây ồn ào dư luận vừa qua.

Tôi tha thiết yêu cầu ông Dương Trung Quốc, bà Lê Thị Nga (Phó chủ nhiệm UB tư pháp QH), ông Bùi Đình Súy (Ban dân nguyện QH), bà Hà Thị Khiết (Trưởng ban dân vận TW), ông Chu Sơn Hà, ông Trần Du Lịch, ông Trương Trọng Nghĩa v.v... và những vị đại biểu quốc hội nào đang đau với nỗi đau dân oan mất đất hãy lên tiếng!

***


Thật tê tái trước những người nông dân bơ vơ, trơ trọi, không còn điểm tựa, không nơi bấu víu. Công lý ở đâu?! Xin đừng để những tiếng thét gào, than khóc vang lên nữa! Đã quá đủ!

Cưỡng chế thu hồi đất gây thiệt hại phải bồi thường

"Sau 15 ngày kể từ ngày giao trực tiếp quyết định hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế, người bị cưỡng chế không bàn giao đất, cơ quan chức năng có thể thu hồi đất theo quy định của pháp luật", luật sư Nông Thị Hồng Hà trả lời bạn đọc.
> Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất khi nào?

Theo Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai (thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng) chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 38 Nghị định này;
b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.
2. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người có đất bị thu hồi khiếu nại về giá đất bồi thường, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất, việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 40 Nghị định 69/2009/NĐ-CP cũng quy định: Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật, người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Theo quy định tại Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có 12 trường hợp Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, trong đó có trường hợp gây thiệt hại do “Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Đối với việc bồi thường thiệt hại do việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi gây ra cần phân biệt:
- Nếu việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất do người thi hành công vụ tự ý gây ra, cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường (khoản 1 Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
- Nếu việc cưỡng chế vượt quá diện tích đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ, cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường…” (điểm c, khoản 2 Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).
Cũng theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần trong các trường hợp quy định tại Luật này được Nhà nước bồi thường. Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc: Kịp thời, công khai, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ và được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Luật sư Nông Thị Hồng HàCông ty Luật Hồng Hà
114 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội



CẢNH BÁO HẠN CUỐI 30/6/2012 ĐỂ KHỞI KIỆN ĐẤT ĐAI


Hà Nội ngày 25  tháng 4 năm 2012

KÍNH GỬI: CHỦ BLOG XUÂN DIỆN, BASAM…..
Luật sư Trần Vũ Hải gửi tới Quý vị lời chào trân trọng, và đề nghị với Quý vị một việc như sau:
Luật Tố tụng Hành chính được Quốc Hội thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Nghị Quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc Hội được thông qua cùng ngày để hướng dẫn việc thi hành Luật Tố tụng Hành chính. Theo đó quy định  NGÀY 30/6/2012, HẠN CUỐI ĐỂ KHỞI KIỆN NHỮNG HÀNH VI, QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỊ KHIẾU NẠI TỪ NGÀY 01/6/2006 ĐẾN NGÀY 30/6/2011.
Quy định rất quan trọng này chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (kể cả Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa án các cấp), Báo chí, giới Luật sư quan tâm để hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp biết, nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối với những vụ khiếu nại đất đai chưa được giải quyết thỏa đáng. Thời hạn trên đã sắp hết, nhưng rất ít người dân và doanh nghiệp biết đến quy định này. Có khả năng qua thời hạn trên, những người dân và doanh nghiệp liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên họ sẽ bị mất quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ việc liên quan, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ dựa vào quy định trên để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ.
Ngày 12/4/2012 chúng tôi  đã gửi bài viết kèm dưới đây tới nhiều cơ quan Báo chí  với mong muốn thông tin về quy định nêu trên được truyền tải  tới người dân, doanh nghiệp và hy vọng các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia pháp lý quan tâm đến để hướng dẫn những người dân, doanh nghiệp có những việc liên quan. Nhưng đến nay chúng tôi chưa thấy cơ quan Báo chí nào đăng.           
Nay chúng tôi đề nghị Quý vị đăng để độc giả gần xa biết để thông tin cho người thân, dân chúng, doanh nghiệp có những việc liên quan.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng!

Người dân và doanh nghiệp cần lưu ý:

NGÀY 30/6/2012, HẠN CUỐI ĐỂ KHỞI KIỆN NHỮNG HÀNH VI, QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BỊ KHIẾU NẠI TỪ NGÀY 1/6/2006 ĐẾN NGÀY 30/6/2011 
                  
Luật sư Trần Vũ Hải

Ngày 24/11/2010, Luật Tố tụng hành chính (Luật TTHC) được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Luật này thay thế Pháp lệnh  thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Pháp lệnh TTGQCVAHC) ban hành năm 1996 được sửa đổi bổ sung trong các năm 1998, 2006.

 Thời hạn khởi kiện theo Luật TTHC nói chung là 1 năm tính từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi hành chính, trong khi Pháp lệnh TTGQCVAHC quy định thời hiệu khởi kiện là 30 hoặc 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.

Liên quan đến những hành vi hành chính, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại trước ngày Luật TTHC có hiệu lực, Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội được ban hành để thi hành Luật TTHC đã quy định cụ thể tại Điều 3 như sau:

“Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01 tháng 6 năm 2006 đến ngày Luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Trước đây, Pháp lệnh TTGQCVAHC liệt kê tại Điều 11- khoản 17 những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, nhưng đã liệt kê không đầy đủ. Ví dụ: Khiếu kiện các quyết định, hành vi hành chính cưỡng chế thu hồi đất đã không được coi thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính. Khi các cơ quan hành chính giải quyết hoặc thậm chí không giải quyết các khiếu nại của người dân, doanh nghiệp liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, người dân dù không đồng ý cũng không được khởi kiện tại tòa án. Số lượng khiếu nại về cưỡng chế thu hồi đất đã gia tăng trong thời gian qua, và việc giải quyết những khiếu nại này đã bế tắc cho đến khi Luật TTHC có hiệu lực, gây bức xúc trong nhân dân, và gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Luật TTHC đã khắc phục tình trạng trên, quy định hầu hết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính (trong đó cả trong lĩnh vực quản lý đất đai) thuộc thẩm quyền của tòa án (trừ một số trường hợp thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). Đồng thời với Điều 3 của Nghị quyết số 56/2010/QH12 nêu trên đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đã khiếu nại những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong thời gian từ ngày 1/6/2006 – 30/6/2011.

Đáng tiếc, một quy định rất quan trọng như trên đã không được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí nhiều chuyên gia pháp lý, kể cả luật sư, cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bộ phận tiếp dân và thanh tra chính quyền các cấp, các cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Tòa án các cấp), các phóng viên về mảng nội chính, các báo Pháp luật cũng chưa  nắm rõ quy định này. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết thời hạn khởi kiện đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trước ngày 1/7/2011. Sau ngày 30/6/2012, những người dân và doanh nghiệp liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên họ sẽ bị mất quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ việc liên quan, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ dựa vào quy định trên để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ.

Về việc khởi kiện đối với những hành vi hành chính, quyết định hành chính loại này, ngày 29/07/2011, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính”, có quy định tại Điều 4: “Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56”

1 - Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:

          a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);

          b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân  hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

2- Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.

3- Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.

Như vậy, người dân và doanh nghiệp cần lưu ý đến thời hạn 30/6/2012, nếu họ không đồng ý với những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai được ban  hành trước ngày 1/7/2011. Họ cần chú ý, họ phải có bằng chứng đã khiếu nại những quyết định hành chính, hành vi hành chính này trong thời gian từ ngày 1/6/2006-1/7/2011. Bằng chứng được thể hiện như giấy báo phát của bưu điện, giấy biên nhận của cơ quan bị kiện, cơ quan tiếp dân hoặc thông báo của những cơ quan này về việc đã nhận khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại…Trong trường  hợp họ không lưu được những giấy tờ biên nhận này, sẽ khó khăn cho họ trong việc khởi kiện.

          Chúng tôi đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới luật sư, luật gia cần nhanh chóng phổ biến những nội dung Nghị quyết đã nêu trên của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao, để người dân và doanh nghiệp biết được quyền khởi kiện của mình và không vì sự thiếu hiểu biết mất đi quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

            Mặt khác, chúng tôi kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị Quốc hội gia hạn thời hạn trên thêm 6 tháng, vì các cơ quan chức năng đã có thiếu sót không phổ biến rộng rãi quy định quan trọng này cho nhân dân. Nếu chỉ vì thiếu sót từ các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp không biết quyền của mình, bị mất quyền khởi kiện, mất cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, rõ ràng trách nhiệm thuộc về Nhà nước.

RẤT NGẠC NHIÊN



Ngạc nhiên 1:

Đó là thông cáo Báo chí của Hải Phòng về việc xử lý vụ Tiên Lãng theo kết luận của Thủ tướng. Biết là thông cáo báo chí thì chỉ nêu kết quả, không như báo cáo với Thủ tướng về xử lý vụ việc, nhưng điều lạ là trong phần về Đoàn Văn Vươn, bàn tay chế biến ra cái sai, cố nói cho dài, nói lấy được hơi lộ và thô khiến dư luận bất bình: Những cái gì thuộc về trước đó như lấn đất, chặt cây rừng…đã được xử lý, đã hợp lý hóa cho người ta, nay nhắc lại để làm cái gì đây? Lải nhải như bà bán cá về người ta thế hóa ra Chính quyền cũng thấp lắm, cố đấm ăn xôi, tìm cách để chứng minh anh Vươn không phải người tốt chứ gì? Nói thế, viết thế không làm xấu anh Vươn đi được đâu, lại khiến người đời thấy Hải Phòng nhỏ người đấy. Cái gì trước đó người ta sai (nếu thực sự đúng là sai), chính quyền đã xử lý xong từ tám hoánh, nay cố nhắc lại như là sự lu loa bêu riếu, hóa ra góc nhìn của chính quyền với người dân xa lạ quá, cay cú quá. Trong khi đó, đích xác là, cái việc tổ chức cưỡng chế sai nhà anh Vươn không phải do những sai phạm của anh Vươn như đã nêu trên mà chính là cưỡng chế để cướp, cưỡng chế ” trái pháp luật và trái đạo lý”- lời Thủ tướng kết luận. Đấy là chưa nói tới việc, chính quyền bây giờ lại còn đưa ra cái sai là chưa đăng ký thường trú thì nghe phì cười. Hai mươi năm người ta ở đấy, khai hoang, lập trang trại, làm ăn yên ổn, giờ lại còn nhắc đến đăng ký thường trú thường triếc, hộ khẩu hộ khiếc, sai phạm sai khiếc, ruồi nó cười.

Ngạc nhiên 2:

Kết luận của Thủ tướng dùng từ rất rõ, điều tra việc ai chỉ đạo phá nhà Đoàn Văn Quý, giờ thì thông cáo báo chí dùng là nhà coi đầm. Khổ. Cứ loay hoay cái từ nhà, chòi, nhà coi đầm làm cái gì khi chứng cứ rành rành ra thế. Đã gọi là phá thì cái nhà xí người ta mà dám phá cũngtội. Đến giờ này mà chưa chỉ rõ mặt ai là kẻ chỉ đạo và thực hiện phá nhà thì hỏi đứa con nít cũng lắc đầu không tin được. Lại còn củng cố chứng cứ? Hì hì. Buồn cười. Hãy đọc nguyên văn câu này của Thủ tướng: “Việc Lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn làdấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh”

Ngạc nhiên 3:

Vụ việc Tiên Lãng nói cho cùng là Hải Phòng kết luận nhưng Chính phủ chưa kết luận. Nghĩa là những cán bộ liên quan dù đã bị kỷ luật, đã bị cách chức vẫn còn phải ngồi đấy để chờ chỉ đạo của Thủ tướng. Thế thì việc gì Hải Phòng lại đưa ông Hiền (bị cách chức chủ tịch huyện) lên làm chuyên viên Sở Nội vụ? Việc đáng lo là tìm cho ra thủ phạm phá nhà dân, xử lý nhanh vụ án Đoàn Văn Vươn theo chỉ đạo Thủ tướng không lo, đi lo việc cho một người mà bất cứ lúc nào cũng phải phục vụ cơ quan điều tra về hành vi sai trái của mình.

Chán rồi. Không muốn nói nữa.

Các bác CM, nhà cháu đọc, không đưa CM lên, khôngthời gian duyệt, nhà cháu còn kiếm khoai nữa các bác nhé.


Đôi khi cần có 1 lời nhắc nhở, chỉ để biết rằng mình còn được quan tâm


Đôi khi cần có 1 lời hỏi han, chỉ để biết rằng ta còn hiện hữu


Đôi khi cần 1 lời trách móc, chỉ để biết rằng họ muốn ta tốt hơn

Và đôi khi xa nhau để biết rằng ta đã từng được hạnh phúc ...!

Đôi khi cũng cần 1 cái LIKE để biết mọi người đã ghé và còn quan tâm đến mềnh !

— ở Ha Noi, Vietnam.


Năm mươi năm, hơn nửa đời người, nửa thế kỷ, cũng trôi qua trong một thoáng chớp mắt. Khi còn trẻ thơ, ta thấy những năm tháng làm trẻ nhỏ ấy mới thật dài, mới thật là ý nghĩa, là sự tận hưởng niềm vui của cuộc đời, nhưng ta lại dại dột mong cho nó mau qua, mong mau lớn, mau trưởng thành... Để rồi, khi nhìn lại đời mình, ta không khỏi tiếc nuối cho những năm tháng đã qua. Rồi từ khi trưởng thành, khi ta hai mươi, đến nay là năm mươi, thì có ba mươi năm đã trôi qua một cách rất nhanh chóng, đến độ ta không kịp nhận ra mình đã bắt đầu bước vào tuổi già, không còn mộng mơ, sôi nổi, mà chỉ nghĩ đến một nơi chốn cuối cùng...
Năm mươi mà chưa ngủm thì bảy mươi, cố lắm thì cũng tám mươi, hai, ba mươi năm nữa cũng có là bao, chớp mắt cái là xong. Điều băn khoăn của ta là vị trí cuối cùng của mình có phải là nghĩa địa không, hay mãi mãi sẽ ở lại trong lòng của mọi người?

— ở Ha Noi, Vietnam.

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích

Thêm chú thích


.Mỗi cuộc tình là một dòng sông!
Lúc thẳng, đôi bờ ,trôi.. êm ã!
Khi quanh co, bên lỡ, bên bồi!
Khi em quá yêu tôi, tôi thờ ơ thấy ghét!
khi em bước đi rồi, tôi nhung nhớ, buồn đau!
................................................!!!!!!

Ừ! Như thế! tấm lòng người là vậy!
Yêu;ghét; giận hờn và nghi kỵ lẫn nhau!
Thương yêu đó, rồi giận hờn nhau đó!
Biết làm sao cho trọn vẹn mối tình?

Em ở nơi xa, anh người hư ảo !
Thương nhớ làm sao khi cách mặt xa lòng?
Ừ! Em sợ, cả mọi người đều thế!
Có khác chăng, chỉ bối cảnh tương phùng!

Hai chữ T /Y không hình hài, sắc thái !
Không bán mua, không vay mượn , van xin!
Chỉ có thể hiến dâng, trao gửi!
Không đo lường, chẳng thể thống kê!

Yêu là vậy, khó tìm lời biện giãi!
Say bên nhau và sầu thẳm cùng nhau!
Ai biết được, ngày sau, mưa hay nắng?
Ai dối lòng, ai đằm thắm, cảm thông?

Ừ! Như thế, tấm lòng người là vậy!
Vướng phải thứ này, nên sợ cái kia!
Như chim Nhạn, sợ trời cao mây phủ!
Cá ao tù, chẳng thích nước sông sâu!

Yêu là vậy! Chẳng thể nào biện giãi!
Say bên nhau và oán hận vì nhau!

— ở Ha Noi, Vietnam.

 



 
                Quán "Không" Người

Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.

Quán không

 
 

Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói:
- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.
Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được?
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
Vị thương gia ậm ừ trả lời:
- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.
Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau, vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.
Nhờ quán không nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui,liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa. Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.

"Cuộc đời ngắn tựa gang tay/ Ngọt ngào không hết thì đắng cay làm gì" 


SÂN KHẤU HÀI Ế KHÁCH LÀ PHẢI



36 Votes

Mấy năm gần đây, bà con mình thích xem tấu hài, nhất là sân khấu Sài Gòn, đâu đâu cũng tấu hài. Tấu hài từ sân khấu lớn đến sân khấu nhỏ, đến nhà hàng, quán Bar..tấu hài tất. Bắc Nam đều tấu hài, đều đắt xô, nghệ sĩ no đủ.

Nhưng bây giờ sân khấu tấu hài Bắc Nam ế khách.

Tìm mãi không ra nguyên nhân.

Giờ thì rõ.

Chuyện ngoài đời, trên báo chí đủ tấu hài rồi thì người ta nhọc công đi xem tấu hài, tốn tiền mua vé làm gì.

Chuyện người ta hành xử sau khi lộ hành vi đánh người dã man của lực lượng cưỡng chế với hai nhà báo VOV ở Văn Giang còn lôi cuốn hơn cả tấu hài.

Léo nhéo như Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên về vụ việc này ngoài việc làm nhân dân nổi khùng,các nhà báo điên tiết, vẫn phải phì cười vì cái lối nói xằng nói bậy, phát ngôn như bà hàng cá. Léo nhéo kiểu đó, hồi trước mạ mình thường bĩu môi nói: léo nhéo như mèo cháy lồn (Người Quảng Bình gọi mẹ là mạ).

Hay như cái ông Hào phó chủ tịch nghe nói có mần thơ vừa mới đấy mạnh mồm đe có thế lực phản động phản điếc, móc nối móc niếc, cắt dán clip giả cờ líp diếc, rồi đùng cái, hóa ra clip thật.

Rồi như giám đốc công an tỉnh thừa nhận có nhìn thấy nhà báo bị đánh đang bị tạm giữ ở công an huyện, thế mà sau đó cả chục ngày lại nói tôi chưa biết gì về việc này, rồi sau khi khó cưỡng lại được sự thật thì tới nhà đài, thông cảm nhé, thông cảm nhé.

Lại ông Chánh văn phòng  sung sướng thông tin, có đánh có đánh, nhưng chỉ là một dân phòng.

Nói chung, đọc, cười, cười mà không phải cười ha hả, cười hơ hơ, mà cười bĩu môi, cười mím lợi, nhưng rõ ràng là hài thật, hài hơn sân khấu diễn, hài ấy gọi là hài đời. Hài đời nhiều tới mức chẳng ai thèm đi xem hài diễn.

Thôi, khép lại vụ này bằng một tiếng cười nhé: hậc.


http://www.facebook.com/lists/103995166404470
Mời quý vị vào đây vào đây xem nhé

 http://www.facebook.com/media/set/?set=a.200662153383332.44498.100003186469112&type=3
 Nhấp vào đây xem những hình ảnh mà chúng vừa phá hủy
 http://www.youtube.com/watch?v=l4DZx9xOdqA&feature=channel
 Nhà Huỳnh long vưa bị phá hủy,bị cướp
http://www.youtube.com/watch?v=xJz4UuucF04&feature=endscreen&NR=1
 Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long 
Nhấp vào đây xem nhóm thợ xây nhà trên đất vừa chiếm được do Dũng chỉ đạo
http://www.youtube.com/watch?v=W7OnCXLvw6Y
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
 https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961
Bọn cướp đang bàn kế hoạch xây nhà 
http://www.youtube.com/watch?v=0Ta19hG-OhA&feature=channel
Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
 http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8
 Nhấp vào đay xem Bọn cướp đang bàn cướp
http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM&feature=channel
 Nhấp vào đây xem phin cướp cả của nông dân là người tàn tật
 http://www.youtube.com/watch?v=qhg0mvH4_Vg&feature=endscreen&NR=1
 Nhấpvào đâyxem kẻcướp của nông dânlàai(khátvọngsống)1 http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc&feature=relmfu
Nhấp vào đây xem cướp của nông dân là ai (khát vọng sống )2

http://www.youtube.com/watch?v=l0LQy5lqncQ&feature=relmfu  Cướp của nông dân không một tấc đất
 http://www.youtube.com/watch?v=Hu3UDibrqvA&feature=relmfu
http://www.youtube.com/watch?v=Hu3UDibrqvA&feature=relmfu
Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin về Huỳnh Long
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel 
 Nhấpvào đây xem lập biên bản bọnvằn vện đến cướp ,phá hủy nhà
http://www.youtube.com/watch?v=itY2MuAefcQ&feature=channel
 Bọn cướp đang bị gia đình bắt giữ
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=sOaNhw6xkoY


            Buồn vui thời điêu linh: thời Bao cấp
 
Jul 27, 2011 7:32 AMPublicPageviews 36 2
Bắt ở trần phải ở trần
Cho may-ô mới được phần may-ô
Hai câu ca dao thuộc loại ‘lẩy Kiều’ vừa dẫn là một trong những bức biếm họa xác thực nhất vẽ lại hình ảnh của thời bao cấp. Đối với những người đã sống qua thời kỳ này, tưởng không cần phải giải thích loại ca dao ‘tức cảnh sinh thời’ đại loại như trên. Tuy nhiên, đối với các thế hệ sau, con cháu của chúng ta không thể nào tưởng tượng được áo may-ô, một loại áo lót dùng cho đàn ông, cũng thuộc một trong số hàng chục mặt hàng do nhà nước sản xuất và cung cấp cho nhân dân. Vì thế mới gọi là… bao cấp.
Từ điển tiếng Việt xuất bản trước thời bao cấp hoàn toàn không có mục từ Bao cấp. Phải đến Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (1), bao cấp mới được chính thức xuất hiện trên sách vở. Từ điển giải thích: “Bao cấp là cấp phát phân phối, trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng”. Đối với người dân bình thường, đó là một định nghĩa rườm rà, khó hiểu với những từ ngữ ‘dao to búa lớn’. Người dân chỉ cần hiểu một cách đơn giản: Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hàng ngày…
Đường phố Hà Nội năm 1973
Trên thực tế, thời bao cấp kéo dài từ năm 1954 đến 1986 tại miền Bắc và từ năm 1975-1986 tại miền Nam. Theo cách gọi của tôi, một người miền Nam , đó là thời kỳ điêu linh sau khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
Tại miền Bắc, trước khi bước vào thời kỳ bao cấp, Hà Nội đã sống trong ‘cảm giác no đủ’ của những ngày đầu tiếp quản từ tay thực dân Pháp. Nhà văn Tô Hoài (2) kể lại trong hồi ký Cát bụi chân ai:
Chín năm ở rừng, không có lương, quần áo phát theo mùa, xà phòng tắm và giặt cũng lấy ở kho từng miếng, cơ quan sắm dao kéo húi đầu cho nhau. Trở lại thành phố, khó đâu chưa biết, nhưng thức ăn hàng hóa ê hề. Chiều chiều, uống bia Đức chai lùn bên gốc liễu nhà Thủy tạ. Nhà hàng Phú Gia vang đỏ, vang hồng, vang trắng… vỏ còn dính rơm như vừa lấy ở dưới hầm lên. Áo khoác da lông cừu Mông Cổ ấm rực, người ta mua về phá ra làm đệm ghế. Hàng Trung quốc thôi thì thượng vàng hạ cám. Kim sào, kim khâu, chỉ mầu, củ cải, ca la thầu, sắng xấu, mỳ chính, xe đạp cái xe trâu cao ngồng. Ca xi-rô ngọt pha vào bia cho những người mới tập tọng uống bia. Bắt đầu được lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng la cà hàng quán được. Có cảm tưởng cả loài người tiến bộ đổ của đến mừng Việt Nam Điện Biên Phủ”.
Cái cảm tưởng ‘cả loài người tiến bộ ‘đổ của’ đến mừng Việt Nam Điện Biên Phủ’ chỉ là một giấc ngủ ngày, bất ngờ thiếp đi trong khoảnh khắc để rồi bừng con mắt dậy với thực tế phũ phàng của đêm đen. Hàng hóa nhiều như Tô Hoài liệt kê không phải do Hà Nội sản xuất mà vì mới tiếp quản thành phố nên có sẵn trong kho của thực dân. Thế cho nên, nguồn hàng không phải tự mình làm ra ấy cạn kiệt một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do của sự khởi đầu một thời kỳ trì trệ kéo dài hơn 30 năm tại miền Bắc và hơn 10 năm tại miền Nam.
Cửa hàng mậu dịch thời bao cấp
Ngay từ năm 1955, công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa tin: công nhân viên, trên nguyên tắc, mỗi năm được cấp từ 5 đến 7 mét vải, khi sinh đẻ được cấp thêm 5 mét diềm bâu khổ 7 tấc. Bình quân cứ 10 người người dân đọc một tờ báo Nhân dânCứu quốc. Các quan chức từ cấp Thường vụ Ban thường trực Quốc Hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng, các chuyên gia nước ngoài, các đoàn ngoại giao được hưởng tiêu chuẩn nua quạt điện.
Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ. Nhân viên làm việc trong các cơ quan hay người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh sẽ chỉ được nhận một phần lương rất nhỏ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ được quy ra tem phiếu, riêng gạo được mua bằng sổ.
Sổ đăng ký mua lương thực
Theo Kinh tế Việt Nam 1955-2000, nhà xuất bản Thống kê, so với năm 1978, mức lương năm 1980 chỉ bằng 51,1%  và năm 1984 chỉ còn 32,7%. Một sự tụt hậu đáng kể về giá-lương-tiền của thời bao cấp. Về kinh tế, sách đã dẫn mô tả: “Thời bao cấp không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng, cụ thể như lạc [đậu phụng] chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau. Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người trồng lạc không ăn lạc, không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán … Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán kiếm lời”.
Cái gì cũng có thể và cần phải quản lý chặt chẽ. Tư tưởng chính làm nền tảng cho sự quản lý này đã biến cả xã hội lẫn con người thành một thứ đất sét, muốn nhào nặn thế nào cũng được. Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp
Mỗi hộ gia đình công nhân viên được cấp 1 sổ mua gạo có số lượng hàng tháng tương đương với tiêu chuẩn của các cá nhân từ 16 đến 21 kg mỗi tháng đối với người lớn, tùy theo mức độ lao động, lao động nặng thì được hưởng nhiều gạo hơn. Cán bộ có chức tước thì phiếu gạo ít vì lao động nhẹ hơn nhưng lại được cấp phiếu mua các mặt hàng thiết yếu nhiều hơn.
Trẻ em ngày ấy được gọi là ‘hộ ăn theo’ căn cứ theo tiêu chuẩn của bố mẹ sẽ được hưởng khoảng từ 10-14 kg/tháng. Để mua được gạo cũng là cả một vấn đề. Mỗi khu vực dân cư sẽ được quy định mua gạo tại 1 cửa hàng lương thực, cửa hàng lại phân lịch bán cho từng tổ theo lịch bán luân phiên. Hình ảnh thường thấy là người lớn, trẻ em đi xếp hàng mua gạo từ 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết gạo. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.
Dù xếp hàng đầu nhưng cũng không bảo đảm là sẽ được mua trước nếu có những sổ thuộc dạng ‘ưu tiên’ hoặc ‘chen ngang’ do có móc ngoặc với nhân viên thương nghiệp. Thời bao cấp người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn nên việc quản lý của nhà nước theo hộ khẩu và sổ gạo là chính sách rất hữu hiệu. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện trong thời kỳ này: mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!
Chưa hết, gạo đỏ lại được thường xuyên được thay thế bằng những loại lương thực khác như bột mì, sắn khô sắt lát, ngô (bắp), bo bo (hạt lúa mì) hay gạo tấm. Tấm là thứ gạo nhỏ xíu bung ra từ những đầu khuyết của hạt gạo, ăn rất hay bị đầy bụng và "tốn" vì gạo tấm nấu không nở, khi thành cơm thì 1 lon tấm chỉ bằng 1/3 lon gạo thường!
Phiếu mua đường, loại 500 gam/tháng, năm 1979
Những câu vè dưới đây nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:
Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối 
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có đếch
Vải sợi chưa về
Săm lớp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu
Phiếu cung cấp thịt ‘cơ động’ (?) dành cho bộ đội
Mậu dịch viên... bán thịt
Chế độ bao cấp ngoài việc khiến người dân lúc nào cũng đói còn hủy hoại những giá trị đạo đức căn bản của con người. Trong Cát bụi chân ai, Tô Hoài kể lại: “Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn. Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ: các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu. Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp…” 
Quả thật, trong xã hội bao cấp, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt. Ăn cắp bởi quá thiếu thốn và cũng bởi ăn cắp quá nhiều nên không bị coi là hành động xấu nữa. ‘Cái khó không bó cái khôn’, nhưng chỉ là ‘khôn vặt’ theo kiểu ‘đói ăn vụng, túng làm liều’:
Chính sách em học đã thông
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều
Thời bao cấp, xã hội bị phân hóa. Đó là điều nghịch lý trong xã hội chủ nghĩa vốn hướng đến một Thế giới Đại đồng. Số liệu ghi trong cuốn Kinh tế Việt nam 1945-2000: “Trong khi người dân thường mỗi tháng chỉ được 150 gram thịt, thì cán bộ cao cấp được 6kg, tức là bốn chục lần nhiều hơn. Và tính ra chênh lệch là 100 đồng. Ngoài ra còn thuốc lá, chè, đường, sữa, len dạ, cũng tạo ra khoản chênh lệch khoảng 100 đồng nữa”.
Nhiệt tình cách mạng của cán bộ thời kháng chiến ngày nào giờ chỉ xoay quanh vấn đề… ăn. ‘Ăn’ được hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, người ta ‘ăn’ theo nhiều kiểu, tùy vào cấp bậc, địa vị:
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu
Thời bao cấp, xe hơi ở Hà Nội rất hiếm, nên chỉ cần nhìn một chiếc ‘xe con’ đi qua người ta biết ngay cán bộ cấp nào ngồi trong đó. Xe Pobeda, và sau này là Vonga màu đen, dành cho  cấp bộ trưởng trở lên. Các thứ trưởng và cấp tương đương đi những chiếc nhỏ hơn, loại Moskovits. Có người ‘sành điệu’ còn quả quyết: chỉ cần nhìn cách trang trí xe cũng có thể thấy được vai vế của người chủ.
Cán bộ cấp càng cao càng có dịp đi công tác ở các nước Đông Âu và con cái họ, những ‘cậu ấm, cô chiêu’, được đi lao động hoặc đi học tập bên Tây. Đến khi về nước họ rước về những mặt hàng của các nước anh em như Liên Xô thì có tủ lạnh Saratov, xe Minsk, đồng hồ Pôljot, nồi áp suất… Đông Đức thì có xe máy SimSon, xe đạp Dianond, Mifa; Tiệp Khắc có xe gắn máy Bebetta, xe đạp Favorit… Tầng lớp ‘tinh hoa’ của chế độ tạo thành một nhóm đặc quyền, đặc lợi trong thời kỳ bao cấp.
Một gia đình cán bộ thời bao cấp
Bàn về con người và tư tưởng thời bao cấp, Vương Trí Nhàn (3) phân tích: “Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Và chỉ có những niềm vui tầm thường. Mua được cân gạo không bị mốc, vui. Cưới cho con trai cô vợ làm ở cửa hàng lương thực nên cả họ mua bán dễ dàng, quá vui. Đi bộ mấy cây để đến nghe nhờ đài [radio] ở một nhà bạn, cũng đã vui lắm. Vui đấy rồi thấy sự khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó”. 
Tôi trích đoạn văn trên qua một bài viết nhan đề Nhân cuộc trưng bày về cuộc sống Hà Nội 1975-1986. Cuộc trưng bày này được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học, tập trung vào các tư liệu, hiện vật của Hà Nội trong khoảng thời gian từ 1975-1986. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đứng ra tổ chức nhưng điều khá thú vị là được sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ SIDA (Thụy Điển), Quỹ Ford (Hoa Kỳ).
Cuộc trưng bày sử dựng đồng thời các hiện vật gốc do người dân hiến tặng, được kết hợp với việc tái tạo và phục dựng một số bối cảnh của cuộc sống thời bao cấp. Trọng tâm của cuộc trưng bày nói lên tiếng nói của cộng đồng thông qua những câu chuyện, những ký ức những suy nghĩ, đánh giá của người dân về cuộc sống của mình trong thời kỳ ‘đêm trước’ Đổi mới.
Theo tôi, thiếu thốn về cái ăn, cái mặc chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, điều quan trọng hơn cả là không gian sống của các gia đình.  Ký ức của một người ở Nam Định về thời bao cấp:
Mẹ tôi phải tính đến chuyện làm thêm, tăng gia sản xuất, cắt gốc rau muống, rau khoai trước ruộng muống nuôi lợn, bóc lạc thuê cho Ngoại thương. Bốn mẹ con chỉ có một cái giường để ngủ. Lạc chất trong nhà hàng bao cao đến nóc, lợn hai con ăn ở với người ngay dưới gầm giường. Mỗi một trận mưa to, một trận bão, giấy dầu lợp mái, ngói vỡ bay tứ tung ... bốn mẹ con và lợn ngồi ôm nhau, vài cái xô đặt để hứng nước, nước dưới chân giường chảy qua như suối, cá rô đi hàng đàn, ba ba bò lổm ngổm. Mỗi một lần như vậy chỉ thấy mẹ khóc và rồi cả ba anh em khóc theo. Lo lắng, sợ nước ngấm vào lạc làm lạc mốc thành thành phẩm loại B loại C và phải đền. Sợ hai con lợn lăn ra ốm thì không biết cuối năm bấu víu vào đâu mà trả nợ...”.
Gian bếp bên chuồng lợn
Tại miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long vốn là vựa thóc nhưng trong thời bao cấp chính sách ‘ngăn sông cấm chợ’ không cho phép nông sản được xuất tự do ra khỏi địa phương. Tất cả đều được nhà nước ‘thu mua’ với hàm ý ‘vừa tịch thu, vừa mua lại’.
Dưới mắt người nông dân đó là hình thức ‘mua như cướp’ theo ‘giá nghĩa vụ’ hoặc ‘giá khuyến khích’… Ngược lại, đến khi nhà nước bán cho người tiêu dùng, họ ‘bán như cho’, người mua có cảm tưởng được cửa hàng… bố thí chứ không thực sự là đi mua với đồng tiền của mình! 
Thu mua lúa hay thu mua các mặt hàng khác đều giống nhau. Năm 1978, giá thành 1m2 vải ‘calicot’ sản xuất tại Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng nhưng phải bán cho nhà nước với giá 1,2đ/m2. Giá thành 1m2 vải dệt theo kiểu oxford tính ra hết 10đ nhưng công ty phải bán cho Nhà nước giá 9đ. Nhìn cảnh đóng hàng xuất cho nội thương với giá thấp hơn thực tế, người công nhân phải rơi nước mắt.
Giá của hai thứ vải trên nếu bán ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12 lần. Cũng vì thế, người dân và cả cơ quan nhà nước cũng chạy theo thị trường tự do để hình thành một nền kinh tế ‘ngầm’ song hành cùng nền kinh tế do nhà nước quản lý. Người dân buôn gạo từ địa phương này sang địa phương khác, chỉ vài ký mỗi chuyến nhưng cũng hưởng chênh lệch để ‘cải thiện’ cuộc sống gia đình.
Tại Sài Gòn, một số cơ quan, xí nghiệp ‘lách’ luật, bung ra trong việc ‘đi đêm’ với xí nghiệp bạn hoặc với tư thương, Công ty Kinh doanh Lương thực của bà Ba Thi (Nguyễn Thị Ráo) là một trường hợp điển hình của một ‘huyền thoại’. Năm 1980, với trình độ lớp 4 trường làng, bà Ba Thi được bổ nhiệm làm giám đốc công ty để lo cung cấp lương thực cho gần 4 triệu dân với ‘giá kinh doanh’ không ‘bù lỗ’ nhưng cũng không nhằm thu lãi cao.
Có thể đó là cách giải quyết của những lãnh đạo có ‘tâm’ trước sự thiếu thốn trong đời sống của nhân dân nhưng cũng không loại trừ những ‘phi vụ’ chạy vào túi riêng của những người trong cùng băng nhóm. Xã hội bắt đầu hình thành những ‘Mafia kinh tế’ để sau này tạo ra một giai cấp mới là ‘tư sản đỏ’.
Năm 2006, báo Tiền Phong dùng cụm từ Màu thời gian xám ngắt (nhại chữ của Đoàn Phú Tứ Màu thời gian tím ngát trong bài thơ Hương thời gian) để nhắc lại cái bóng kinh hoàng của thời bao cấp. Đối với người miền Nam vốn đã quen sống trong nền kinh tế tư bản, thời bao cấp chắc không ‘xám ngắt’ mà phải là ‘đen tối’.
Cũng may, người ta ngộ ra đó là một sai lầm chết người nên mới có… thời kỳ ‘đổi mới tư duy kinh tế’. 
===

===
(1) Giáo sư Hoàng Phê sinh tại làng Bảo An, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nay là xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam . Cháu đời thứ 11 của Tổng đốc Hoàng Diệu. Thuở thiếu thời, ông học tại quê nhà rồi theo học ở Hội An, Huế, Sài Gòn. Sau cách mạng tháng 8/1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, Việt Bắc. Năm 1954, ông làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học, và tạp chí Ngôn ngữ học, giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hoàng Phê (1919 - 2005) là một nhà từ điển học, chuyên gia về chính tả tiếng Việt. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1998.  
(2) Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
(3): Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học đồng thời là nhà phê bình văn học. Các bài viết của ông xuất hiện trên báo Văn Nghệ từ tháng 3/1965, sau đó ông viết đều đều trên các báo Văn Nghệ, Văn Nghệ quân đội. Lúc đầu VTN chỉ tập trung về mảng văn học đương đại cho đến đầu thập niên 1980, ông có ý thức dần dần trở lại với văn học sử, nhất là giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 và đã viết một số bài nghiên cứu về các nhà văn tiền chiến như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng...
===

7 nhận xét:

  1. các nhân viên công lực hành xử tàn ác với người nông dân là thương binh Huỳnh xuân Long, tôi nghĩ cũng có thể giải thích qua kết quả thí nghiệm tâm lí của Gs Zimbardo. Những người công an này cũng như bất cứ ai trong chúng ta (tức cũng biết phải trái, nhận thức được cái đúng cái sai), nhưng theo Zimbardo, vì ở trong môi trường giáo điều và được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác. Nói cách khác, những người công an này bị “phơi nhiễm” (exposed) bởi những giáo điều độc hại nào đó, nên cái ác thắng thế cái thiện và dẫn đến những hành động mà chúng ta thấy trong các clip video mang tính lịch sử.

    Trả lờiXóa
  2. Chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì là cao quý, trong sáng chỉ còn để lại bọn khôn ngoan cơ hội, bọn trục lợi, bọn ăn may theo trình tự : Trong chiến tranh, người trẻ chết trước người già, người nghèo cùng khổ bán máu chết thay cho bọn giầu có quyền, có chức. Người ít học chết thay cho bọn có học, chết thay cho bọn đầu cơ chính trị.

    Trả lờiXóa
  3. thói quen bạo hành, trấn áp, đánh người đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của không ít công an viên - khiến họ không còn phân biệt được đâu là dân (phải tôn trọng, lễ phép), đâu là kẻ thù (phải kiên quyết, khôn khéo) như cụ Hồ đã từng căn dặn? Nên nhớ trên thế giới không ai gọi tên ngành công an là công an nhân dân như ở VN, điều đó nói lên điều gì?...Bởi với tình trạng trên, rồi đây bất cứ ai trong chúng ta (kể cả người thân của các công an viên) cũng sẽ có lúc trở thành nạn nhân của thói vô cảm, tàn bạo trên.”

    Trả lờiXóa
  4. “Hậu
    quả là ngày nay bất cứ người cộng sản nào cũng phải chọn một trong hai sự ‘PHẢN
    BỘI’ không thể thoái thác: hoặc
    là phản lại (hoặc từ bỏ) học thuyết sai
    lầm để trung thành với nước
    với dân (cũng là trung thành với tấm lòng và mục tiêu chân chính của Mác),hoặc
    là cứ ‘trung thành’ với học thuyết sai lầm thì lại phản dân tộc, phản tiến hoá. Người
    cộng sản tử tế chọn cách ‘phản’ thứ nhất! Còn phần lớn người cộng sản có quyền
    bính trong tay thì chọn cách ‘phản’ thứ hai, và gọi sự ‘phản’ của họ là đức
    tuyệt đối trung thành. Thái độ im lặng thực chất là gián tiếp đồng loã với cách
    phản bội thứ hai”.

    Trả lờiXóa
  5. Tráo trở lật lọng không đâu bằng quan chức các cấp Từ liêm và vấn đề tại sao chúng dám tráo trở lật lọng như vậy.Mong các vị đứng đầu chính phủ và Nhà nước trả lời hay các Vị không tồn tại... trong con mắt và ý thức của đám quan lại này nên chúng mặc sức tự tung tự tác như Từ Hải vậy....

    Trả lờiXóa
  6. Bạn ơi, chúng nó từ trên xuống dưới đều là 1 lũ bán nước buôn dân, tụi Chính quyền tỉnh cũng là thừa hành thôi, bạn rõ chưa, nếu cấp TƯ ko bật đèn xanh thì đố cha thằng tỉnh làm bạo vậy...

    Trả lờiXóa
  7. nguy cơ mất ổn định chính trị chứ không phải ở đâu cả. Tự bản thân các vị gây khó cho các vị, gây nên nguy cơ mất lòng dân ngày càng nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa