Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Doanh nghiệp vẫn nhức đầu về chuyện đất đai


Thứ năm, 24 Tháng tư 2003, 08:54 GMT+7
    In

Doanh nghiệp vẫn nhức đầu về chuyện đất đai

Trong khi hầu hết các loại tư liệu sản xuất đều đã trở thành hàng hóa và mọi doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận, thì đất đai vẫn luôn làm họ ""nhức đầu"" vì tính chất ""tế nhị"" của nó. Có cách nào gỡ khó cho họ không?
Doanh nghiep van nhuc dau ve chuyen dat dai
Đất không dành cho người nghèo
Có thể gọi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) là những ""người nghèo"" trong giới kinh doanh. Thiếu vốn, thiếu thông tin, lời nói thiếu trọng lượng..., họ thường gặp muôn vàn khó khăn khi tìm đất để sản xuất, kinh doanh. Ông Lê Tuấn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Kỹ nghệ và Hạ tầng tâm sự: ""Những doanh nghiệp (DN) nhỏ như chúng tôi gần như không biết thông tin gì về đất đai, nếu biết thì cũng đã muộn, đất đã về tay người khác. Đất của các dự án thì Chính phủ đều giao cho các DN lớn, các Tổng Công ty 90-91, có thể nói đó là đặc quyền đặc lợi cho một số ít DN may mắn"".
Khi được hỏi, vì sao các DNN&V không thuê đất trong các KCN, KCX, ông Hải cho biết, không mấy DN nhỏ đủ điều kiện tài chính để ""kham"" tiền thuê đất, vốn không rẻ chút nào. ""Mà đã thuê đất của KCN thì phải thuê 5-7ha, trong khi DN nhỏ chỉ có nhu cầu 1-2ha mà thôi"".
Một nguyên nhân khác khiến DNN&V khó tìm đất sản xuất, theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, Tổng thư ký Hiệp hội các DNN&V Hà Nội, là do cơ chế thực hiện việc cho thuê, trao quyền sử dụng đất cho DN chưa tốt. Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức lợi dụng ""miếng bánh màu mỡ"" này để trục lợi.
""Thiếu đất, chúng tôi khổ sở vô cùng""
Ông Huỳnh Xuân Long, Giám đốc Công ty Xương rồng Huỳnh Long tâm sự như vậy. ""Chủ trương Nhà nước thì đúng, nhưng cấp xã, huyện lại làm sai. Để có mặt bằng sản xuất, DN phải chịu trăm đường khổ ải. Nào phải xin xã, huyện, nào những rào cản giấy tờ và thủ tục hành chính, đến mức chúng tôi cảm thấy cái mặt bằng như những hố chôn chân DN. Vốn của DNN&V rất hạn hẹp, cứ đổ vào mặt bằng, cơ sở hạ tầng, đến khi cần vốn để làm ăn thì chúng tôi lại không vay được ai"", ông Long bức xúc.
Cơ sở của ông Long tập hợp được khá nhiều giống xương rồng ngoại nhập, sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ rất nhanh chóng. Ông lập kế hoạch trồng cây trong nhà kính, năng suất dự kiến rất cao, nhưng mấy năm rồi chưa xin được đất. ""Đi tư vấn, họ cho biết, phải nộp khoảng 550 triệu mới có được mặt bằng trên 1ha đất. Làm sao một DN như chúng tôi kham nổi số tiền đó"", ông Long than phiền.
Ông cho biết, ở các nước, làm nhà kính là việc rất bình thường, không có gì rắc rối. ""Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng tôi phải xin đủ thứ giấy phép, lắm đường lắm lối đến độ chúng tôi cảm thấy càng ngày càng rắc rối thêm. Đến lúc này, tôi nghĩ rằng không thể theo đuổi dự án này được nữa"", ông Long nói.
DN của ông Long cũng không thể vào KCN, bởi ""chỉ một số ngành nghề nhất định mới được vào KCN, chủ yếu là sản xuất công nghiệp. DN chúng tôi trồng cây trong nhà kính, làm sao vào đấy được? Muốn thuê đất ở ngoài cũng dở, bởi Luật Đất đai quy định giao đất cho cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Chúng tôi ở Hà Nội, rất khó đi thuê đất ở các tỉnh. Một đối tác Pháp của chúng tôi, chuyên nhập khẩu xương rồng vào Pháp, khi nghe tôi kể những ""đoạn trường"" ấy, tỏ ra rất buồn cười vì họ không hiểu tại sao ở Việt Nam làm ăn khó thế"".
Đấu giá quyền sử dụng đất - cơ hội cho DNN&V
Những cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất vừa rồi ở TP.HCM và Hà Nội được giới doanh nhân coi là sự kiện lớn. Ông Huỳnh Xuân Long cho rằng, bán đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức rất phù hợp để đất đai được sử dụng một cách hiệu quả hơn. ""Vấn đề là phải các thông tin về cuộc đấu giá phải được công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các DN được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Hiện việc đấu giá được tiến hành ngầm tại các địa phương, muốn tham gia thì chúng tôi phải, nói thẳng ra là hối lộ chính quyền xã, huyện..."", ông Long cho biết. Ông cũng khẳng định, Hà Nội có nhiều lô đất vừa và nhỏ, UBND có thể tổ chức đấu giá theo từng mức 1-2-3 ha... để DN lựa chọn.
  • Trịnh Hằng

Việt Báo


Chủ nhật, ngày 15 tháng tư năm 2012

THỜI THỔ TẢ



Mũ Cối Tàu đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.




Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”

Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc đều được coi là dân quí phái.Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh


Ở Hà Nội và Hải Phòng thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi. Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách “khệnh khạng” nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép “dẫm quai” cho sành điệu.



Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.


Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, nắp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh… dễ sợ!


Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.


Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm.


Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng… thật quá sang trọng.


Một yêu anh có sen kô

hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng.

( Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot:


Một yêu anh có sen kô

hai yêu anh có Pơ giô cá vàng)

 

Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn
Sau 1980 là thời đại của honda, Honda Super Cub C50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: ” Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa”






Và Không thẻ thiếu là vũ khí tối cao này : chỉ cần 1 tờ này đút trong túi ngực áo phin trắng thì đi chơi cầm chắc phần thắng.

Thêm tí nữa này:


Em cá vàng, hết xăng là co càng đạp


Mô kích đời đầu, trông gấu nhờ


Simson BS 51 đây, ngồi êm ra phết


Em Jawa 350, hàng khủng của rân trơi


Em MZ đấy, một thời vô đối, bằng Dôn-doi bi giờ


Em honda 67 cũng oách


Như em Min khù khờ


Anh chuyên thông đít bằng thứ này


Em Mifa xinh xắn


Anh Phượng hoàng nam điển trai

 

Phượng hoàng cái



Chú SK gù lưng, sưng bụng


Sony cửa lùa


Sanyo cũng rứa


Simson nữ đây. Khói thơm cực


Tai voi đểu của đảng

 

Tai voi hịn đây nài


và con cóc


Đài thời thiên đàng


Bàn là


Thuốc cho bần nông


Thú chơi tao nhã của anh hùi cửi truồng

Tập tin:Thoi bao cap.jpg

Nhà có điều kiện

Hết mịa rùi. Bài anh nhặt được ( không rõ tác giả), hình ảnh và lời bình của thằng anh & thằng Gúc
(Nguồn từ Blog Phọt Phẹt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét