Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Vụ án Hủy hoại tài sản gia đình ông :Huỳnh Xuân Long Phải có bị can chịu trách nhiệm


Xem dẫn chứng sau 

 http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=12722

Ông Nguyễn văn Lương Bí thư đảng ủy 



Nhấp vào đây xem kẻ cướp bắt đầu lộ mặt

Nhấp vào đây xem đất vừa cướp được,chúng xây ngay ,sau đó bị phá
http://www.youtube.com/watch?v=u4IMsrB_yg4&feature=share
vào đây xem nhà của quan tham Mễ trì Từ liêm Hà nội  
 http://www.facebook.com/media/set/?set=a.200662153383332.44498.100003186469112&type=3
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long 

Vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
 https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961

Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
 http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8

Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin 
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel 
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel



Những mánh khóe của các “quan xã” - Thứ Ba, 17/05/2011 08:00



(Congannghean.vn)-Không chỉ thực hiện những việc làm sai trái trong giao đất ở và đất rừng như trên, bộ sậu cán bộ xã Thanh An còn bị nhân dân tố cáo là mập mờ trong thu chi tài chính. Và quả thật, những tố cáo này là có cơ sở khi qua kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán về việc thu và sử dụng tiền đất từ năm 2004 - 2008 của UBND xã Thanh An cho thấy, tổng số tiền xã thu được từ năm 2004 - 2008 là 2.061.279.900 đồng.
Những ngày này, người dân xã Thanh An, huyện Thanh Chương vẫn bàn tán râm ran về việc 7 cán bộ (2 cán bộ huyện và 5 cán bộ xã Thanh An) bị UBND huyện Thanh Chương kỷ luật cảnh cáo về những sai phạm trong quản lý đất đai và tài chính.
Người nói “xử” như thế là vừa phải; người lại nói hình thức quá nhẹ. Bản kết luận nội dung tố cáo của UBND huyện Thanh Chương cũng như những thông tin mà người dân cung cấp cho chúng tôi đã chứng minh nhiều vấn đề liên quan đến những mánh khóe của các “quan xã” này.
Bán đất sai thẩm quyền, giao đất “nhầm” đối tượng

Thực hiện chủ trương giao đất theo phê duyệt của UBND huyện Thanh Chương, từ năm 2004 - 2008, UBND xã Thanh An đã tổ chức xét giao đất, lập hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt giao đất theo hình thức định giá.
Việc giao đất được xã thực hiện ở 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 7/2006 do ông Nguyễn Hữu Đức làm Chủ tịch UBND xã.
Giai đoạn này, xã Thanh An đã tổ chức đấu giá và xét giao 41 lô đất ở với tổng diện tích là 12.035 m2. Tuy nhiên, không chỉ bán số diện tích đất đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch, những người đứng đầu xã Thanh An còn “bạo dạn” bán luôn số đất chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch của huyện.
Cụ thể: Trong 41 lô đất xã bán, chỉ có 28 lô với diện tích 7.203 m2 là đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, 13 lô đất còn lại chưa có phê duyệt quy hoạch của huyện với diện tích 4.832 m2 được xã bán với số tiền 145.500.000 đồng.
Oái oăm thay, số tiền này cũng không được nộp vào ngân sách nhà nước mà được để lại ngân sách của xã để “chi cho những việc khác”.
Tương tự, giai đoạn từ tháng 8/2006 đến tháng 12/2008 do ông Nguyễn Công Đức làm chủ tịch xã thì các quan xã ở đây cũng tổ chức xét duyệt giao thêm 23 lô đất sai thẩm quyền với diện tích 5.986 m2, thu về 668.605.000 đồng để vào ngân sách của xã.

Bên cạnh việc bán đất sai thẩm quyền, việc giao đất lâm nghiệp của UBND xã Thanh An còn thể hiện nhiều mánh khóe chiếm dụng tinh vi hơn.
Từ năm 2004 đến 2006, xã Thanh An được Sở Tài nguyên & Môi trường cho phép Trung tâm kỹ thuật TN&MT tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và lập hồ sơ giao đất - cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo NĐ 163/CP của Chính phủ.
Sau khi hoàn thành, UBND xã Thanh An đã trình UBND huyện Thanh Chương quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho 322 hộ (391 thửa) với tổng diện tích là 1.060 ha. Sự việc có thể sẽ chìm vào im lặng nếu như không có đơn tố cáo của một số đảng viên lâu năm ở đây.
Qua tiến hành kiểm tra nội dung tố cáo, UBND huyện mới phát hiện ra trong số các hộ được giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất nói trên, có 7 hộ được giao 12 thửa đất lâm nghiệp với diện tích 113,8 ha không đúng đối tượng.
Nói chính xác hơn, số hộ này không phải là hộ sản xuất nông lâm nghiệp, không có hộ khẩu tại Thanh An nhưng vẫn được UBND xã Thanh An đưa vào hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất.
Điển hình như các hộ: Nguyễn Phương Úy, Nguyễn Phương Quý, Hoàng Văn Thành, Lê Đức Bảo, Bùi Xuân Quang theo địa chỉ trong hồ sơ giao đất là ở thôn kinh tế mới xã Thanh An nhưng thực tế những hộ dân này không có hộ khẩu thường trú ở xã này.
Đặc biệt hơn, trong số 7 hộ nói trên, có hộ của bà Hồ Thị Hòa được giao tới 4 thửa với tổng diện tích là 13,0 ha, địa chỉ theo hồ sơ giao đất là thôn 11, xã Thanh An.
Thực chất, qua xác minh bà Hòa chính là vợ ông Nguyễn Văn Lương - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh An từ năm 2004 - 2009, hiện là Phó trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Chương, có địa chỉ tại khối 7, thị trấn Thanh Chương. Tương  tự, hộ Giản Thị Bảy được giao 2 thửa đất tại Khe Dổi với diện tích 88.147 m2 và xứ Cồn Nghèn diện tích 5.961 m2.
Một trong những thửa đất mang tên bà Hòa, vợ ông Lương, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Thanh An
Tuy nhiên, qua xác minh, bà Giản Thị Bảy là vợ của ông Nguyễn Hữu Đức, nguyên Chủ tịch UBND xã Thanh An từ năm 2004 - 2006, nay là Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương.
Trù dập người tố cáo, bất minh trong thu chi tài chính

Không chỉ thực hiện những việc làm sai trái trong giao đất ở và đất rừng như trên, bộ sậu cán bộ xã Thanh An còn bị nhân dân tố cáo là mập mờ trong thu chi tài chính.
Và quả thật, những tố cáo này là có cơ sở khi qua kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán về việc thu và sử dụng tiền đất từ năm 2004 - 2008 của UBND xã Thanh An cho thấy, tổng số tiền xã thu được từ năm 2004 - 2008 là 2.061.279.900 đồng.
Tuy nhiên, các cán bộ ở đây đã “mạnh dạn” để lại tới 1.620.959.500 đồng để chi vào những việc khác và chỉ nộp Kho bạc Nhà nước vỏn vẹn 440.320.400 đồng trong tổng số hơn 2 tỷ đồng thu được.
Theo kết luận của UBND huyện Thanh Chương, mặc dù “Việc thu và quản lý tiền giao đất của UBND xã Thanh An có những sai phạm, tuy nhiên, xã đã sử dụng nguồn tiền đó đầu tư vào XDCB các công trình phúc lợi, mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định. Hiện các công trình này đều phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực…”.
Trên thực tế, kết luận này của huyện khá là mâu thuẫn và không hợp lý bởi điểm qua một số công trình mà xã Thanh An xây dựng thì đã thấy rất nhiều sai phạm. Điển hình như việc lắp đặt mái tôn Trường mầm non xã Thanh An trên thực tế chỉ hết 39.715.300 đồng nhưng UBND xã quyết toán lên đến 43.268.500 đồng.
Một mảnh đất, xã ghi 3 phiếu thu nội dung khác nhau để "ém" tiền Nhà nước
Công trình xây dựng chợ Đình xã Thanh An chưa được UBND huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB nhưng xã lại vội vàng chuyển 500 triệu đồng cho Công ty Thảo Nguyên là thừa so với giá trị thực tế phải thanh toán.

Quá trình tìm hiểu về vụ việc, chúng tôi còn phát hiện thêm nhiều vấn đề liên quan đến các cán bộ xã Thanh An nằm ngoài kết luận của UBND huyện Thanh Chương. Ví như chuyện ông Nguyễn Văn Giao, nguyên Bí thư chi bộ xóm 7 nhiệm kỳ 2008 - 2010 phát hiện ra nhiều khuất tất ở xã đã đứng ra viết đơn tố cáo lên huyện, tỉnh đề nghị làm rõ.
Đáp lại, ngày 15/6/2009, Ban Thường vụ Đảng ủy xã, đứng đầu là ông Nguyễn Văn Lương - Bí thư Đảng ủy xã đã bất ngờ ra quyết định đình chỉ sinh hoạt chi ủy đối với ông Giao với lý do ông Giao quấy rối, cản trở phong trào của xã.
Uất ức, ông Giao viết đơn khiếu nại lên Bí thư Huyện ủy, ngày 14/9/2009, Thường vụ Đảng ủy mới ra quyết định thôi đình chỉ sinh hoạt chi ủy đối với ông Giao.

Ngoài ra, ngay cả trong chuyện bán đất chưa được quy hoạch như chúng tôi đã nêu ở phần đầu, UBND xã Thanh An còn nghĩ ra “sáng kiến” để ém tiền bằng cách cho cán bộ xã viết nhiều phiếu thu khác nhau với hai nội dung: Tiền đất ở/tiền cấp quyền sử dụng đất và tiền đóng góp xây dựng quê hương/đóng góp xây dựng điện…
Với mánh khóe này, từ năm 2004 đến 2008, UBND xã Thanh An đã bán 36 lô đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và giao đất. Toàn bộ số tiền thu được là 814.105.000 đồng đã được chính quyền xã để lại sử dụng mà không nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Quốc Chuyên mua mảnh đất trị giá 30 triệu đồng thì phiếu thu tiền đất chỉ ghi 13 triệu đồng, tiền đóng góp xây dựng quê hương là 17 triệu đồng (chia làm 2 phiếu thu); gia đình ông Võ Bá Đức nộp tiền mua đất và phí trước bạ 21.210.000 đồng còn tiền xây dựng điện là 21.790.000 đồng…

Việc UBND huyện Thanh Chương quyết định xử lý kỷ luật mức cảnh cáo đối với 7 cán bộ trên phần nào lập lại sự nghiêm minh và lòng tin trong nhân dân, nhưng câu chuyện có vẻ như chưa chấm dứt ở đây bởi người dân đang băn khoăn: Sau những sai phạm trên, những cán bộ đó có đủ tầm để là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân hay không bởi trên thực tế, họ vẫn đang tự ứng cử vào đại biểu HĐND các cấp?
Việt Dũng - Văn Dũng


 

14 nhận xét:

  1. Dậy mà đi, dậy mà đi
    Ai chiến thắng không hề chiến bại
    Ai nên khôn không khốn một lần
    Dậy mà đi, dậy mà đi
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi

    Đừng tiếc nữa cần chi khóc mãi
    Dậy mà đi núi sông đang chờ
    Dậy mà đi, dậy mà đi
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi

    Bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà
    Bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà
    Dậy mà đi, dậy mà đi
    Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi

    Trả lờiXóa
  2. nguy cơ mất ổn định chính trị chứ không phải ở đâu cả. Tự bản thân các vị gây khó cho các vị, gây nên nguy cơ mất lòng dân ngày càng nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  3. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu một đất nước độc lập nhưng dân không có cơm ăn áo mặc, không có dân chủ tự do, thì cái độc lập đó cũng chẳng nghĩa lý gì.

    Trả lờiXóa
  4. “Trong chủ trương chung về chống tham nhũng thì người ta đã viết thành sách, nói nghe rất hay, sự thật thì người ta nói một đằng, làm một nẻo, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư hiện nay, vốn cũng là một nhà giáo như chúng tôi, ông rất sốt ruột về các tệ nạn của đất nước, nhưng ông không có khả năng giải quyết nổi tình hình của đất nước. Những người có trọng trách trong tay là thủ tướng, chủ tịch tỉnh, lãnh đạo công an, thực chất là họ không bao giờ giải quyết nạn tham nhũng. Năm 2010 có báo cáo của quốc hội cho biết, hơn 90% đơn thưa tố cáo của nhân dân không được thụ lý, giải quyết, trong có có 80% là đơn thưa về tham nhũng đất đai.”

    Trả lờiXóa
  5. “Người chỉ đạo chống tham nhũng ở địa phương là chủ tịch các tỉnh, không đơn tố cáo nào của dân mà không đến tay chủ tịch tỉnh, nhưng thật sự là các ông ấy cho vào sọt rác hết. Ở Việt Nam chống tham nhũng xem như là hòan tòan bất lực, không làm gì được, chỉ những anh tép riu, không ô, không dù, không vây cánh thì bị họ lôi ra xử lý, xông rồi đâu cũng vào đấy cả, báo chí có đăng tin nhưng rồi cũng chìm xuồng. Báo Tiền Phong cách đây không lâu có đăng là 100% người chống tham nhũng đều bị trù dập, càng ngày tham nhũng càng kinh khủng.”

    Trả lờiXóa
  6. “Điều đó cũng dễ hiểu, câu trả lời ngay trước mắt là nhà dột từ trên nóc xuống, nạn tham nhũng từ trên xuống dưới, trên bảo dưới không nghe, không làm. Họ tạo ra những đoàn thanh tra, với bộ tài nguyên môi trường, thanh tra chính phủ, cơ quan chuyên ngành, tham mưu cho thủ tướng, nhưng rồi cứ nghe theo tỉnh, bảo sao họ làm vậy, rồi chính những cơ quan quyền lực lại trấn áp dân. Chống tham nhũng họ chỉ giơ cao đánh khẽ thôi, không thực hiện được những gì dân yêu cầu, việc thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng, để những người dân có tinh thần đấu tranh vì công lý và sự thật, trực diện với tham nhũng thì cuối cùng họ bị tống vào tù. Ai cũng mở mắt, thấy rõ chiêu bài của nhà cầm quyền, không còn hiệu nghiệm đối với người dân nữa, việc nói là làm còn một khoảng cách rất xa.”

    Trả lờiXóa
  7. Vừa rồi vụ Văn Giang, Hưng Yên cũng thế, phó chủ tịch Hưng Yên nói dối, cho rằng cái clip công an đánh dân là do dàn dựng giả, để bôi nhọ chính quyền, nhưng thực tế hai anh phóng viên của đài Tiếng Nói Việt Nam xác nhận chính mình bị đánh (trong clip đó). Tóm lại, cái dối trá ở Việt Nam kinh quá, vì thế công cuộc chống tham nhũng không có tác dụng gì, hy vọng là cả chục năm nữa chúng ta sẽ chống được tham nhũng, chứ lúc này thì không cách nào cả.”

    Trả lờiXóa
  8. Ở quê tôi ,sáng sớm hàng ngày ,là mọi người mọi nhà thả chó ,vì đã nhốt qua đêm ,để tránh bị bọn cẩu tặc câu trộm ,mọi cổng ngõ vang tiếng chó sủa ,rồi xuất hiện một câu đố :(sáng sủa là gì ???)và cách giải nghĩa cho câu đó là từ (Chó )
    Thanh niên quê tôi mà nói (thằng này chông sáng sủa)thì rứt khoát sẽ có chuyện lỗ mũi ăn trầu
    Không biết nói ông phó chủ tịch UBND xã mễ trì có làm ông phật lòng nhưng theo ý dân quê tôi thì đúng là ông (sáng sủa..) thật

    Trả lờiXóa
  9. Một đảng, một nhà nước tự xưng cách mạng nhưng hiện nay đã đi vào con đường “phản
    cách mạng” cũng tức là phản động, chống lại nhân dân!
    Luận điểm này quan trọng, nó đánh tan luận điểm tuyên truyền cố hữu rằng “ý
    Đảng là lòng Dân”, Đảng
    với Dân là một!
    Một khi “một bộ phận không nhỏ” trong giới cầm quyền đã phản cách mạng, phản lại
    nhân dân, dân và họ đã đi trên hai con đường ngược nhau thì làm gì có “thời
    cơ vàng của dân tộc cũng (đồng thời) là thời cơ vàng của Đảng ta”

    Trả lờiXóa
  10. “Chắc anh thừa hiểu, ngay cả khi họ phạm tội, cảnh sát cũng không có quyền đánh như thế, huống chi họ tay không và không có biểu hiện chống đối nào. Cách đánh người ấy chỉ có ở thời trung cổ, còn nếu thời hiện đại thì chỉ thấy xảy ra dưới chế độ diệt chủng Pôn-pốt hồi 1975 – 1978. Những hình ảnh mồ mả bị quật tơi bời sau cuộc cưỡng chế mà TS. Nguyễn Xuân Diện chụp được chiều 30-4 cũng chỉ có thể hiểu là hình ảnh trả thù kiểu trung cổ mà thôi.”

    Trả lờiXóa
  11. Cha ông tôi đi làm cách mạng chỉ vì lời kêu gọi "Người cày có ruộng" nay nhìn những vụ cướp đất của người dân cày đẩy họ ra khỏi ruộng đồng -là thói quen của bao người nông dân ,giờ đây họ sinh sống làm sao để nuôi các con em đến độ tuổi lại lên đường nhập ngũ bảo vệ biên cương để cho một bộ phận ở hậu phương đánh đập người thân những người lính đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc thật đau xót biết nhường nào

    Trả lờiXóa
  12. Câu hỏi có tính thời đại: “Ai chỉ tay? Ai ra tay? Ai vỗ tay ?, Ai khoanh tay?, Ai còng tay? Và ai sẽ trắng tay?”...đã có trả lời chính xác rồi. Đã qua rồi cái thời cái gì cũng là “Của Dân – Do Dân – Vì Dân !”, có lẽ người Việt Nam hôm nay phải quen dần đi với những tín điều mới của thời đại: “Mọi thứ là của Đảng, của Tư Bản Đỏ” và cũng “Xưa” rồi “Diễm” cái gọi là “Liên Minh Công Nông” là động lực của cách mạng”.
    “Những ai còn ưu thời mẫn thế, còn thao thức trước những gì thuộc về cõi nhân luân dâu bể này, còn biết đau đớn trước những lợi quyền của người dân nước mình, đồng bào mình đang bị cưỡng đoạt… hãy theo sát tình hình để giúp đỡ mọi người cùng hướng tới những điều tốt đẹp”.

    Trả lờiXóa
  13. không ít thủ đoạn bằng việc dựa dẫm câu chữ trong luật để lấy quyền đè người như: “Điều 39: Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, khoản 1: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Họ giải thích rằng việc giải tỏa là đúng luật, do câu: “khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch…”.
    Cho nên, vì lợi ích cá nhân và phe nhóm, người ta có thể “xẻo thịt, băm nhỏ luật pháp” để lấy ra bất cứ miếng nào ngon và có lợi nhất, không cần đặt sự việc, cách thức theo đúng các điều, khoản, mục, điểm trong tổng thể bộ luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

    Trả lờiXóa
  14. Trong cái sự “ hỗn mang” của xã hội đương đại, các nhóm lợi ích đã hình thành, các quan đang ở giai đoạn “phong độ” của cái “cữ” phong trào thi đua làm giàu, thi đua cướp, giết, hiếp, để “ tao giàu, tao quyền lực cũng không kém gì mày” thì cái “ bánh xe lịch sử” này nhất quyết đè nát bất kỳ một ai muốn ngăn chặn nó.

    Trả lờiXóa