Bài văn lạ về nỗi sợ của loài người
Cập nhật lúc
02/12/2012 01:25:00 AM
(GMT+7)
- Diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói: "Tôi chỉ sợ luật pháp"... Phải chăng
bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần
thiết?Ảnh minh họa |
Trong bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải trên trang tạp chí điện tử Đẹponline ngày 14.9.2012 có đoạn đối thoại sau:
- Còn anh, anh sợ “thằng”nào?
- Tôi chỉ sợ luật pháp.
- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?
- Đấy, chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.
Lấy “Sợ” làm đề tài, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình .
Bài làm:
Napoleon từng nói “Kẻ nào sợ bị khuất phục, kẻ đó sẽ thất bại.” Bởi thế nên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được khích lệ động viên bằng những câu nói “Đừng sợ thất bại”, “Chớ sợ khó khăn”… Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, cái sợ dường như thật vô ích, cái sợ trở thành một thứ ngăn trở con người tiến lên, thành công. Vậy mà trả lời phỏng vấn một tờ báo, khi được hỏi sợ điều gì, diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói :”Tôi chỉ sợ luật pháp.” “- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?” “- Chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.” Phải chăng bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?
Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một nỗi nguy hiểm hoặc một mối đe dọa nào đó có thể xảy đến với mình. Sợ là một biểu hiện tâm lý mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống, nó luôn hiện diện thật phong phú. Một đứa bé có thể sợ không có mẹ ở bên, một học sinh sợ bị điểm kém, một cô gái nhút nhát có thể sợ khi đối diện với đám đông, một người bán rong sợ trời mưa gánh hàng bị ế, một người sắp rời khỏi cuộc đời sợ cái chết,…. Theo các nhà tâm lý học thì sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm sinh, bản năng của mỗi con người, nó là một điều rất đỗi bình thường.
Đa phần ta vẫn thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc không tốt, nó khiến con người trở nên nhụt chí, trở nên hèn nhát và cản trở thành công. Kinh Phật cũng đề cao cái “vô úy”, “vô sở úy” (Tức là không sợ hãi) mà răn rằng: “Đừng nên để lòng vào chỗ sợ hãi lắm mới xa lìa trong trường chiêm bao tráo trác”.
Nếu sợ thất bại mà không dám đối diện với khó khăn, không dám thử, không dám khám phá những cái mới, cái sợ đó sẽ khiến con người trở nên nhỏ bé và giới hạn khả năng của chính mình. Turgot nói: “Có những người vì sợ gãy chân mà không dám bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy?” Quả thực, với cuộc sống phong phú này thì một lần dám đối diện với thử thách, một lần dám “liều” thì con người sẽ khám phá và mở rộng hơn rất nhiều cuộc sống vốn ngắn ngủi, đó là khi thành công đến, là khi tìm thấy và khẳng định được chính mình.
Nếu sợ cường quyền mà khuất phục, cúi đầu để được sống, để đạt được mục đích đê hèn thì nỗi sợ hãi đó cũng thật đáng khinh. Sợ cấp trên nên nịnh nọt để được thăng tiến, để không bị trù dập, sợ mất cơ hội mà tranh giành, đấu đá dẫm đạp nên mọi giá trị. Những nỗi sợ đó khiến con người vốn nhỏ bé lại càng bị kéo xuống thấp hơn.
Nhưng không phải vì thế mà cứ sống một cách ngang tàng, không biết sợ bởi lẽ có những nỗi sợ lại rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết tiết chế nỗi sợ hãi và biết sợ hãi đúng lúc, đó có khi lại là một cách hay để sống tốt cuộc sống của mình.
Bởi lẽ đối diện với bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống, cái sợ sẽ khiến con người trở nên cẩn trọng hơn. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó lường, những thay đổi mà con người không thể biết hết, sợ những hiểm nguy đó cũng giống như một người đi trong đêm sợ bóng tối vậy. Để từ nỗi sợ đó, ta sẽ tính toán cẩn thận và có những bước đi đúng đắn. Sợ thất bại, ta sẽ cẩn trọng để không phải mắc sai lầm, để đi đến thành công nhanh chóng hơn. Nếu không biết sợ, ai cũng có thể nhắm mắt làm liều, làm bừa thì hậu quả sẽ khôn cùng. Vụ sập cầu Cần Thơ năm 2008 chẳng phải cũng là biểu hiện của sự thiếu cẩn trọng mà căn nguyên của nó cũng chỉ vì không biết sợ hay sao?
Hơn nữa, đôi khi cái sợ lại là biểu hiện trái chiều của thái độ trân trọng với cuộc đời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.” Một ví dụ giản dị nhất của nỗi sợ, đó là sợ cái chết. Sợ cái chết không chỉ là một nỗi sợ bản năng của con người mà với những người biết trân trọng cuộc sống, sợ cái chết vì còn nhiều điều chưa hoàn thành, vì còn nhiều dự định còn ấp ủ. Không yêu đời sao phải ngại chết, không trân trọng tình người sao phải sợ mất tình?
Ta vẫn thường nhìn nhận sự sợ hãi đồng nghĩa với hèn nhát, thiếu can đảm, từ đó mà xem nhẹ, coi khinh cái sợ. Nhưng đôi khi, có những nỗi sợ hãi lại tôn con người lên, khẳng định phẩm giá của con người, như nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao - một con người không biết sợ bất cứ thế lực nào nhưng lại có một nỗi sợ thật cao quý “sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Chính cái sợ đó đã tôn vinh Huấn Cao lên thêm một bậc của kẻ anh hùng.
Trở lại với cuộc đối thoại ngắn của diễn viên Lương Mạnh Hải để thấy được một trong những điều con người nên sợ hãi, đó là sợ pháp luật. Người ta thường nói, nếu không làm điều gian tà, độc ác, sao phải sợ sự trừng trị của pháp luật? Nhưng Lương Mạnh Hải lại cho rằng người thiện lương mới là người sợ pháp luật. Bởi lẽ cái sợ sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật với những kẻ gian tà thực chất chỉ là cái sợ bề ngoài, cái sợ thuộc về bản năng khi phải đón nhận một bản án không tốt dành cho mình. Còn cái sợ pháp luật của người lương thiện đó không chỉ là cái sợ để hướng con người biết giới hạn, biết hành xử đúng mực mà đó là cái sợ khi phải đối diện với tòa án lương tâm trong chính mỗi con người.
Xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng không biết sợ pháp luật? Đó là khi những quy tắc, chuẩn mực, giới hạn bị phá vỡ, khi mọi quyền của con người bị xâm phạm một cách ngang nhiên. Đó là khi ai cũng có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để gây tội ác, như những dư chấn sau vụ án Lê Văn Luyện, đó là tội ác của Lê Anh Tuấn, không biết sợ pháp luật vì biết mình chưa đủ độ tuổi luật định để nhận bản án thích đáng của pháp luật đối với tội ác dã man của mình.
Bởi thế mà cái sợ không phải lúc nào cũng là vô ích, vô nghĩa. Sợ để biết sống đúng mực, sợ để biết trân trọng những gì đáng quý trong cuộc đời, sợ để biết cẩn trọng hơn. Đó là cái sợ nên có trong cuộc đời.
Cuối cùng, thực chất, sợ và không sợ cũng chỉ tồn tại trong cùng một mối quan hệ mà thôi, vì sợ cái này mà không sợ cái kia. Nó giống như sự can đảm của người lính, không sợ cái chết bởi sợ sống một cuộc sống còn tồi tệ hơn cái chết, đó là cuộc sống của một dân tộc đã chết. Nó cũng giống như nhà bác học Ga-li-lê không sợ giáo hội Thiên Chúa giáo thế kỉ XVIII vì sợ chân lý bị đánh cắp khi bảo vệ quan điểm Trái Đất quay quanh mặt trời của mình. Bởi vậy sợ và không sợ, cái nào nên, cái nào không nên thực chất không có ranh giới rõ rãng, ranh giới đó do chính mỗi người tự đặt ra khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Để làm sao, dù không sợ hay sợ thì ta vẫn luôn hành xử một cách đúng mực.
Còn tôi, tôi sợ một ngày tôi đánh mất chính mình…
Hớt tóc Sài thành chiều khách từ A tới Z
Các cô thợ chẳng cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp
vai, pha nước cam cho khách uống rồi dìu vào phòng. Lát sau, ông khách
trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy
áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
> Cà phê khoe ngực, khoe đùi ở Sài Gòn
Ở thành phố được gắn liền với biệt danh "Hòn ngọc Viễn
Đông", dịch vụ "em út" nhiều không đếm xuể. Chỉ cần lượn vài vòng thành
phố sẽ thấy khắp nơi, từ quán nhậu, quán cà phê đến quán bar, vũ
trường, tiệm karaoke trương bảng tuyển nữ tiếp viên rầm rộ với yêu cầu
tuyển dụng giản đơn "trẻ, đẹp, yêu nghề, dễ bảo".
Hớt tóc - loại hình dịch vụ tưởng chừng chẳng liên
quan gì đến cái vụ mỹ nữ với hồng nhan nhưng ở đất Sài thành, dân kinh
doanh tông đơ kháo nhau cái nghề gọt đầu cho mày râu mà thiếu bóng hồng
coi như... trớt quớt!
Một bộ phận không nhỏ đấng tu mi nam tử ở "thành phố
hoa lệ" này có cái thú vào tiệm hớt tóc phải có "mấy em" mới chịu. Tay
nghề của các em ra sao họ chẳng quan tâm, chỉ cần mấy cô thợ nữ đỏm
dáng, mặc sexy, chiều khách thì các ông khoái. Vì khoái mà có ông vào
tiệm hớt tóc chỉ để được gội đầu, lấy ráy tai, hoặc nhổ tóc bạc và sau
đó thì… "tiến xa". Và cũng vì khoái mà có ông đầu trụi lủi nhưng cứ dăm
bảy ngày lại lén vợ chui vào tiệm cho mấy em... hớt tóc.
Ông Chín Thẩu (phường Phước Long B, quận 9) tuổi ngoài
50, tóc có mấy sợi loe hoe nhưng rất hay vào các tiệm tông đơ để được
các cô thợ nữ... hớt tóc. Nói là thợ cho oai chứ kỳ thực những tiệm "hớt
tóc dzui dzẻ" mà ông Thẩu chui đầu vào các cô thợ chẳng biết ất giáp
cái việc ủi tông đơ hay xỉa kéo.
"Nói thiệt là các ẻm nó có hớt nhưng là hớt bằng mồm.
Hớt vậy đã lắm, nhột lắm, đảm bảo hớt một lần là ghiền, là muốn hớt
hoài, hớt mãi", ông Thẩu tâm tình khá sỗ sàng rồi huỵch toẹt: "Cái này
thiên hạ hay nói là hớt tóc trá hình. Nói vậy nghe nó tệ nạn quá, gọi là
hớt tóc dzui dzẻ thì đúng hơn bởi vô trỏng rồi cả khách và các em đều
dzui. Khách dzui vì được các em trổ tài điệu nghệ phê thấu trời. Còn các
em dzui vì có được thu nhập, có khi nhờ làm khách hài lòng mà được boa
đậm".
Các chân dài trong một quán hớt tóc thanh nữ ở TP HCM. |
Vì điểm tới lui là những tiệm hớt tóc nhạy cảm nên để
tránh sự lồng lộn của "sư tử Hà Đông", ông Thẩu cùng ông bạn Sáu Bảnh
(phường Long Bình, quận 9) thường đi "tác nghiệp" ngoài quận. Mỗi khi
ngứa đầu ngứa tai muốn "đi gội lấy ráy", hai ông phải dạt sang các quận
khác cho chắc ăn. "Lẩn quẩn trong quận dễ gặp người thân quen, sợ đến
tai mấy bả khó tránh bi kịch bị xé xác lắm", ông Bảnh cho biết.
Rồi ông Bảnh chia sẻ: "Nói thiệt bà xã tôi nhìn oải
lắm, lúc nào cũng nhàu nh, nhăn nhó, da thịt thì nhão nhoẹt nên chán,
hay đi chơi bời. Tôi chỉ thích vào tiệm hớt tóc bởi so với các tiệm
massage, quán karaoke, quán nhậu thanh nữ... thì vào tiệm hớt tóc an
toàn, thoải mái, ít tốn kém hơn. Lúc nào căng thẳng chỉ cần lủi vào cho
các em nó 'mần' là phê".
Nay hớt tóc, mai cạo mặt, ngày kia lấy ráy tay, ngày
kế tiếp gội đầu... nên bộ đôi "cao thủ tông đơ" Chín Thẩu và Sáu Bảnh
rành rẽ rất nhiều "con đường sung sướng" tập trung đông các tiệm hớt tóc
nhạy cảm. Sau khi liệt kê hàng loạt địa điểm như đường Điện Biên Phủ,
Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh (quận
10)..., ông Bảnh bật mí, dạo gần đây ông và chiến hữu thường tới lui mấy
quán ở quận Tân Bình, đặc biệt là đường Bạch Đằng gần khu sân bay: "Ở
đó ok lắm, các em nó rất yêu nghề, khách muốn hớt kiểu gì cũng được
chiều tới bến".
Ở đường Bạch Đằng, trên đoạn phố chỉ hơn 100 m nhưng
có đến hơn chục điểm hớt tóc thanh nữ có các cô thợ ăn vận mát mẻ nổi
tiếng "quậy tới bến" với màn hớt tóc bằng lưỡi, bằng môi…, bằng các động
tác mơn trớn quái dị. Trong lúc cô thợ đỏm dáng ăn vận theo môtíp
truyền thống "trống trên hở dưới" bận "hớt tóc" thì ông khách nằm dài
trên ghế câu cổ hôn hít, ông thì táy máy "khám điền thổ" một cách thản
nhiên. Có ông chẳng biết hớt tóc kiểu gì mà khi bước ra từ căn phòng đèn
màu mập mờ thì mặt mũi bơ phờ. Hỏi ra mới biết vào vòng trong, tốc độ
"hớt tóc" của cả khách lẫn thợ rất ác liệt nên khách mới… "mệt" như vậy.
Tại tiệm T.Đ, sau khi đón khách bằng động tác uốn éo
lả lơi, nghe khách đòi hớt tóc, cô thợ phốp pháp õng a õng ẹo bảo "anh
đi nhầm chỗ rồi, em hổng có biết mần cái món cắt gọt đâu, sở trường của
em là... xoa với bóp thôi".
Trong khi đó, anh Trung (Việt kiều Canada) cho biết,
được một số bạn bè từng về Việt Nam vui chơi mách bảo ở quận 1 có điểm
hớt tóc đúng nghĩa "thiên đường" nên khi vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất,
anh lập tức "hú" taxi đưa đến tận nơi để được mục kích sở thị. "Đúng như
đoạn clip mà một anh bạn chuyển cho tôi xem trước đó, tiệm này rặt gái
với gái, cô nào cũng xinh tươi, ăn vận mát mẻ và phục vụ khách chu đáo
tận tình". Anh bật mí: "Vào đây bạn đừng mong sẽ trở ra với mái đầu được
cắt hớt như ý nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ nào đó. Mấy cổ chỉ giỏi
phục vụ khách các khoản khác thôi. Thông thường lúc đầu là màn bóp vai,
vuốt keo tóc và sau đó muốn gì là việc của bạn".
Sợ rằng diễn tả của mình không đủ ý, anh Trung cho xem
đường link liên quan đến tiệm hớt tóc được cánh Việt kiều trẻ hay các
thiếu gia đang sinh sống tại Sài Gòn thường xuyên tới lui. Clip dài hơn
10 phút với em út lố nhố, nhún nhảy tươi vui. Khách vừa bước vào lập tức
được dàn mỹ nữ ùa tới cúi chào lịch sự. Từ đầu đến cuối clip, chẳng
thấy các cô thợ kia cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam
cho khách uống và dìu khách đi vào phòng trong. Lát sau, ông khách trở
ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo,
lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Một lần vào tiệm như vậy, anh Trung bảo, phải "tiêu"
ít nhất 1 vé (100 USD), có khi còn hơn, trong khi ở Canada, kiếm đỏ mắt
cũng chẳng thể có kiểu hớt tóc "ngộ đời" như vầy. "Khi đã có trải
nghiệm, tôi mới biết vì sao tiệm hớt tóc ấy được cánh Việt kiều gọi là
"thiên đường". Tôi cũng hiểu vì sao khách vào đấy được chủ kinh doanh
cho quay phim thoải mái. Bởi sau khi đốt khoản tiền khá lớn, khách còn
là kênh quảng cáo miễn phí cho chủ tiệm khi phát tán đoạn phim cho bạn
bè. Cứ thế người này truyền tai người kia, Việt kiều trẻ về nước là muốn
đến thiên đường một lần cho biết. Và các thiếu gia lắm tiền ở Sài Gòn
xem việc vào đấy tiêu tiền, giựt le với các cô thợ là đẳng cấp.
Lãnh đạo Công an phường 2 (quận Tân Bình) cho rằng,
muốn dẹp thì phải có chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải bắt quả tang.
Các chị em quá quen mặt công an địa phương nên chuyện bắt tận tay day
tận mặt chẳng phải dễ. Dù vậy, sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Công an
phường 2 đã lập biên bản, xử lý đóng cửa nhiều điểm... và hiện nay, nạn
hớt tóc nhạy cảm không còn lộng hành như trước bởi đã có cả chục điểm bị
triệt dẹp.
Theo An ninh Thế giớ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét