Dân có quyền đuổi những công bộc hư hỏng
“Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.*
* Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr.60.
Hà nội ngày 5 tháng 2 năm 2012
Đơn kêu cứu và tốcáo
Kính gửi: Ông Chủ tịch UBND huyện Từ liêm và UBND thành phố Hà nội
Đồng Kính gửi: Các cơ quan có chức năng
Tên tôi là: Huỳnh xuân Long hiện là thương binh1/4
Địa chỉ: số 5 Đại lộ thăng long xã Mễ trì huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội
Huỳnh Xuân Long số chứng minh 011045557 điên thoai 0923896175
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:
1/ Nguyễn Dũng Trung tá, Trưởng đồn công an Mỹ đình còn gọi là đồn Công an số 1 thuộc Công an huyện Từ liêm thành phố hà nội
2/ Ông
Nguyễn hữu Quyết hiện là Phó chủ tịch UBND Xã mễ trì Huyện Từ liêm
thành phố Hà nội cùng một số người là cán bộ nhà nước Về việc vào thời
gian tháng 2 năm 2011 đã kết hợp sử dụng lưu
manh côn đồ ,hành hung ,bức hại người dân ,và sau đó còn cùng nhau che
giấu ,bao che dối trá ,phi tang một cách vô sỉ .”Hành sử Lưu manh và côn
đồ tập thể của một số viên chức chính quyền địa phương ,Đang ở mức báo
động đỏ. Nhóm “Bạo lực đỏ “ cụ thể “vào
phá hủy tài sản là nhà ở của gia đình tôi chiếm đất xây nhà trái phép,
không một thủ tục hành chính tôi đã làm đơn khiếu nại gửu các cơ quan
nhưng không giải quyết tài sản bị phá hủy gồm 03 gian nhà 90 m2 cùng
70m2 quán bán hàng cùng một số tài sản khác trị giá 200 triệu đồng vào
thời điểm nă 2011 ”.
3/-Đề nghị thanh tra xác
minh trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây
thiệt hại hàng tỷ của gia đình ,người nông dân như tôi khi bị nhóm “lưu
manh đỏ” thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và trắng
trợn ngay trên mảnh đất của mình nhà mình đang ở
. Tôi đã làm rất nhiều đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng không thấy trả lời
Đề nghị áp dụng hình thức
sử lý thích đáng đối với người tố cáo Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy
định của pháp luật
4/ Yêu cầu khiếu nại tố cáo
_Đề nghị thanh tra xác minh
trả lời việc phá hủy 03 gian nhà cùng gần 100m2 quán bán hàng gây thiệt
hại 500 triệu đồng ,của gia đình người nông dân như tôi khi bị ,nhóm
lưu manh đỏ thực chất là chính quyền tước đoạt một cách trái luật và
trắng trợn ngay trên mảnh đất của mình có nhà đang ở
Đề nghị áp dụng hình thức sử
lý thích đáng đối với người tố cáo ,đã không còn làm công vụ ,thì đó là
hành vi ,phá phách cướp bóc như một lũ giang hồ ,khác chăng là đây là
một lũ giang hồ được khoác cái áo “công vụ “ Để dễ ràng hù dọa để cướp
đất mà thôi
Đề nghị khởi tố bị can với
tội danh:lợi dụng cức vụ quyền hạn ,làm việc trái đạo,trái luật,hủy hoại
tài sản của công dân,sử dụng xã hội đen để trấn áp dân ,cướp phá tài
sản của dân ,coi thường dân vu khống dân,gây hậu quả xấu về kinh tế và
trính trị đạc biệt nghiêm trọng
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
Hà nội ngày5/2/2012
NGƯỜI TỐ CÁO
Huỳnh xuân Long
Đt 0923896175
Hoặc truy tìm trên google :Huynh11000 kẻ cướp giữa hà nội
|
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
PHẢi KHỞI TỐ HÌNH SỰ
Đối
với Trung tá Công an Nguyễn DũngTrưởng đồn số 1 công an Huyện Từ liêm
cùng với việc khởi tố vụ án hủy hoại tài sản của gia đình anh Huỳnh
Xuân Long
Cùng
với việc khởi tố vụ án hủy hoại tài sản của gia đình anh Long, PHẢI
KHỞI TỐ HÌNH SỰ đối với về các tội danh: CHE GIẤU TỘI PHẠM, TỘI KHÔNG
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI
Nguyễn Dũng với vai trò là Trưởng đồn công an , đồn số 1 công an Huyện Từ liêm đáng
ra ngay sau khi nhận được thông tin nhà của gia đình anh Huỳnh Xuân
Long bị phá thì cần tiến hành điều tra, nắm thông tin để ra quyết định
khởi tố vụ án hủy hoại tài sản. Nhưng ngược lại, sau khi đã đầy đủ dấu
hiệu tội phạm qua hình ảnh ngôi nhà bị phá hủy trên các phương tiện
thông tin đại chúng ngày trong các ngày 1/4/2011 (Ông Long là người
trực tiếp cung cấp hồ sơ cho Trung tá Nguyễn Dũng ngay khi sự việc xẩy
ra ) thì Trung tá Nguyễn Dũng vẫn KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA
VỤ ÁN. Đây là hành vi vi phạm tội danh TỘI KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI
Trắng
trợn hơn nữa, Nguyễn Dũng đã vào hùa cùng với Nguyễn Hữu Quyết - Phó
Chủ tịch UBND Xã mễ trì Huyện từ liêm để phá hủy hoàn toàn nhà của ông
Huỳnh Xuân Long. Hành vi này của Nguyễn Dũng và Nguyễn Hữu Quyết là đã
vi phạm vào các tội danh CHE GIẤU TỘI PHẠM, Tội không tố giác tội phạm,
Tội vu khống và Tội phá hoại chính sách đoàn kết. Riêng đối với Trung tá
Công an Nguyễn Dũng thì càng DẤN SÂU hơn vào việc vi phạm tội danh TỘI
KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI CÓ TỘI. Hành vi này thể hiện
việc quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của Nguyễn Dũng đây chính là
hành vi CỐ Ý PHẠM TỘI theo Điều 9 Bộ Luật Hình sự.
Nghiêm
trọng hơn, nguy hiểm hơn và xảo quyệt hơn, với trình độ pháp luật của
một Trưởng đồn Công an, Dũng đã nhiều lần kết hợp với lưu manh vào nhà
tổ chức gây hấn ,đánh nhau ,chiếm Đất xây nhà,chiếm bãi rửa xe ,Hành vi
này thể hiện vai trò CHỦ MƯU, CẦM ĐẦU, CHỈ HUY, NGOAN CỐ CHỐNG ĐỐI, LỢI
DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN ĐỂ PHẠM TỘI, DÙNG THỦ ĐOẠN XẢO QUYỆT, CÓ TỔ
CHỨC, Cố Ý GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG của Trung tá Nguyễn Dũng nhằm che
giấu tội phạm, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội đối với
những kẻ hủy hoại tài sản của công dân mà cần phải NGHIÊM TRỊ theo Điều
3. Nguyên tắc xử lý của Bộ Luật Hình sự.
Ngoài
các tội danh cần truy tố như đối với Nguyễn Hữu Quyết gồm Tội che giấu
tội phạm, Tội không tố giác tội phạm, Tội vu khống, Tội phá hoại chính
sách đoàn kết thì Nguyễn Dũng cần phải bị truy tố và trừng phạt theo
Điều 294 Bộ Luật Hình sự như sau:
“Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Quá trình gửi đơn kêu cứu và tố cáo của
Ông Huỳnh Xuân Long
Ngày 19/3/2011 Phá quán bán hàng bao gồm có đơn ,ảnh bọn cướp
Ngày 22/3/2011 Gửi đơn cho Công an xã Mễ trì có đơn ,ảnh bọn cướp
Ngày 23/3/2011gửi đơn kêu cứu Công an huyện Từ liêm và Công an Hà nội
Ngày 1/4/2011 sáng phá nhà Sau khi bị
phá nhà Long đã trực tiếp cùng vợ ra gặp Dũng tại quán trên đường Lê
văn lương Trung hòa nhân chính
Ngày 4/4/2011Trực tiếp Long cùng Nguyệt ra Xã gửi đơn có đơn ,ảnh bọn cướp
Ngày 15/4/2011 Gửi đơn đến ban biên tập đài tiếng nói VN 58 Quán sứ Hà nội
Ngày 22/4/2011 Gửi đơn cho UBND huyện Từ liêm và UBND thành phố Hà nội
Ngày 28/11/2011 Gửi đơn cho Đào tăng Quýnh Chủ tịch xã Mễ trì
Ngày 14/2/2012 Long gửi đơn cho Bộ tư
pháp đồng gửi cho Chủ tịch UBND huyện Từ liêm và chủ tịch UBND xã Mễ trì
huyện Từ liêm 16/2/2012Xax ,Huyện ,Bộ tư pháp đã nhận được đơn,bưu
điện phản hồi
Ngày 16/2/2012 gửi đơn lên 03 đơn, cùng
5ảnh,Biên bản xã 02 tờ gửi đến vụ 1 vụ 2 Tổng thanh tra chính phủ tại
D29 đường Trần thái tông Cầu giấy Hà nội Ngày 20/2/2011 đã nhận được
bưu điện đã phản hồi
ngày 27/2/2012Văn phòng hội đồng nhân
dân UBND huyện từ liêm Có giấy biên nhận mã đơn thư số 0120150051200024
cung cấp thêm hồ sơ và hẹn thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012 đến để biết
gặp người giải quyết tiếp ...
Bây giờ gia đình ông Huỳnh
Xuân Long đã ly tán ,bởi sự "căm thù "của chính quyền Mễ trì đối với ông
Long ,vì đã cho những tên hung đồ phá sạch và san phẳng , chiếm đất
,nhà ông ta ?! Đấy lại là tội ác nữa ,bởi ai cho phép ,chính quyền
huyện Từ liêm phá nhà dân không có lý do ,khi mà mọi việc chưa rõ
ràng,Chính quyền muốn làm gì thì làm hay sao ???
Dù nhân danh nhà nước, đầy "quyền sinh, quyền sát", thì Chủ tịch xã vẫn là một con người, mang tính người, không thể thực thi nó bất chấp vận mệnh, cuộc sống con người. Nếu không, đó là một nhà nước không có tim.. không có Tâm...; lịch sử loài người đã từng chứng kiến như thế với nhà nước diệt chủng Đức Quốc ...xã hay Khơme đỏ...
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Thêm chú thích |
Vào đây xem nhà của quan tham Mễ trì Từ liêm Hà nội
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.200662153383332.44498.100003186469112&type=3
Nhấp vào đây xem những hình ảnh mà chúng vừa phá hủyhttp://www.youtube.com/watch?v=l4DZx9xOdqA&feature=channel
Nhấp vào đây xem Nhà Huỳnh long vưa bị phá hủy,bị cướp
http://www.youtube.com/watch?v=xJz4UuucF04&feature=endscreen&NR=1
Nhấp vào đây xem phin cướp cả của nông dân là người tàn tật
http://www.youtube.com/watch?v=qhg0mvH4_Vg&feature=endscreen&NR=1
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh về Huỳnh Long
Muốn chia sẻ album của bạn? Bạn có thể gửi cho bạn bè hoặc họ hàng liên kết này:
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của Huỳnh Long
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.131314000318148.26072.100003186469112&type=3&l=a39af9c823
Nhấp vào đây xem nhóm thợ xây nhà trên đất vừa chiếm được do Dũng chỉ đạo
http://www.youtube.com/watch?v=W7OnCXLvw6Y
Muốn chia sẻ album của bạn? Bạn có thể gửi cho bạn bè hoặc họ hàng liên kết này:
Nhấp vào đây xem phóng sự ảnh của ông Huỳnh Long
http://www.facebook.com/media/set/?set=a.131314000318148.26072.100003186469112&type=3&l=a39af9c823
https://plus.google.com/u/0/photos/106828133289063859935/albums/5695282377598744961
Bọn cướp đang bàn kế hoạch xây nhà
http://www.youtube.com/watch?v=0Ta19hG-OhA&feature=channel
Nhấp vào đây là nhà của Huỳnh Long
http://wikimapia.org/#lat=21.0031959&lon=105.7896762&z=18&l=38&m=b&v=8
Cướp của nông dân không một tấc đất
http://www.youtube.com/watch?v=Hu3UDibrqvA&feature=relmfu
Bọn cướp đang bàn cướp
http://www.youtube.com/watch?v=bD5yixH_weM&feature=channel
Nhấpvào đâyxem kẻcướp của nông dânlàai(khátvọngsống)1 http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc&feature=relmfu
Nhấp vào đây xem cướp của nông dân là ai (khát vọng sống )2
http://www.youtube.com/watch?v=l0LQy5lqncQ&feature=relmfu
Nhấp vào dưới đây để xem tập 1 phin về Huỳnh Long
http://www.youtube.com/watch?v=fcN3Op6KSxc
http://www.youtube.com/watch?v=k8xrRtaz1cA&feature=channel
Nhấpvào đây xem lập biên bản bọnvằn vện đến cướp ,phá hủy nhà
http://www.youtube.com/watch?v=itY2MuAefcQ&feature=channel
Bọn cướp đang bị gia đình bắt giữ
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=sOaNhw6xkoY
Nghiệp vụ Thanh tra Tư pháp và quy trình thực hiện một cuộc thanh tra
5.
Phương thức và các bước tiến hành hoà giải
5.1. Phương thức tiến hành hoà giải
Việc hoà giải được tiến hành chủ yếu bằng lời nói: tổ viên Tổ hoà giải trực tiếp gặp gỡ các bên, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục các bên đạt được sự thoả thuận tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm.
5.1. Phương thức tiến hành hoà giải
Việc hoà giải được tiến hành chủ yếu bằng lời nói: tổ viên Tổ hoà giải trực tiếp gặp gỡ các bên, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục các bên đạt được sự thoả thuận tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm.
Trong trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu
tổ viên Tổ hoà giải lập biên bản hoà giải thì Tổ hoà giải lập biên bản. Tuy
nhiên, biên bản hoà giải không phải là một chứng cứ pháp lý và cũng không làm
phát sinh hậu quả pháp lý. Đó chỉ là sự thoả thuận giữa các bên mang ý nghĩa
đạo lý, danh dự và tạo nên một sự ràng buộc về mặt đạo lý và tâm lý giữa các
bên. Trong trường hợp đã có biên bản hoà giải thành nhưng sau đó các bên lại
không muốn thực hiện thoả thuận đó thì không ai có quyền cưỡng chế các bên thi
hành kết quả hoà giải thành đã được ghi nhận trong biên bản. Tổ hoà giải cũng
chỉ có thể dựa vào biên bản hoà giải để thuyết phục các bên thực hiện kết quả
hoà giải.
Trong trường hợp được các bên đồng ý, việc
hoà giải cũng có thể lập thành biên bản.
Tổ viên Tổ hoà giải có thể dựa vào biên
bản hoà giải để làm cơ sở cho việc thuyết phục các bên tranh chấp đạt tới thoả
thuận và thực hiện thoả thuận. Đối với việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình,
nếu hoà giải không thành thì tổ viên Tổ hoà giải nên lập biên bản hoà giải
không thành làm cơ sở pháp lý để Toà án thụ lý vụ việc.
Tuy nhiên, từ quy định của Pháp lệnh, thì
hoà giải do tổ hoà giải thực hiện không nhất thiết phải tuân theo một thủ tục
chặt chẽ mà có thể tiến hành hoà giải ở mọi lúc, mọi nơi mà tổ viên Tổ hoà giải
thấy thuận tiện cho việc hoà giải và việc hoà giải đạt kết quả, không cần trụ
sở, biên bản, bàn giấy…tổ viên Tổ hoà giải chỉ dùng lời lẽ thuyết phục các bên,
giúp họ đạt được thoả thuận.
5.2. Các bước tiến hành hoà giải
Từ thực tiễn hoạt động hoà giải có thể
khái quát các bước tiến hành hoà giải được thực hiện như sau:
Bước
1: Trước khi hoà giải
- Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp
giữa các bên, người hoà giải cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên tranh chấp để
can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên khuyên nhủ hai bên
có thái độ đúng mực, tôn trọng trật tự trị an. phải, trái, đúng, sai sẽ được
giải quyết rõ ràng đồng thời nhắc nhở quần chúng xung quanh có trách nhiệm ổn
định tình hình, không nên có thái độ châm chọc, kích động “lửa cháy đổ thêm dầu”, không nên kéo bè, lập cánh tổ chức thành
cuộc ẩu đả lớn dẫn đến hành vi phạm tội… Đối với những vụ việc như đánh nhau,
gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn dân cư, tổ viên Tổ hoà giải cần có biện
pháp ngăn chặn kịp thời và hạn chế các thiệt hại về người, về vật chất có thể
xảy ra;
- Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây ra vụ
việc, kịp thời thuyết phục, không để “việc bé xé ra to”, “việc đơn giản thành việc phức tạp”;
- Có thể hội ý nhanh trong tổ hoà giải để
bàn biện pháp hoà giải, phân công các hoà giải viên nắm chắc vụ việc, tiếp xúc
với các đương sự để tiến hành hoà giải kịp thời. Nếu gặp vụ việc tranh chấp
phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự trong địa bàn dân cư thì Tổ hoà giải kịp thời báo cáo, kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết.
Đây là bước quan trọng, nếu làm tốt bước
này sẽ hạn chế, ngăn ngừa mâu thuẫn phát triển, tạo điều kiện cho việc hoà giải
tiếp theo.
Bước
2: Tiến hành hoà giải
Đây là bước quan trọng có tính chất quyết
định thành công hay thất bại của việc hoà giải. Để thực hiện bước này, tổ viên
Tổ hoà giải cần làm những việc sau:
- Trực tiếp trao đổi với từng bên, tìm
hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh;
- Lựa chọn thời gian thích hợp để các bên
gặp gỡ, trao đổi phân tích vụ việc, làm rõ đúng sai, dựa vào quy định của pháp
luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán để phân tích cho các bên thấy rõ
lỗi của mình;
- Nắm chắc đặc điểm, tâm lý của từng bên
cũng như tính chất vụ việc để áp dụng “nghệ
thuật” hoà giải, tránh vội vàng, nôn nóng, “chụp mũ” hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên;
- Khi hoà giải tại gia đình (hoặc nơi do
các bên tranh chấp yêu cầu), chủ yếu dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết
phục các bên, không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện;
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người tiến
hành hoà giải chủ trì buổi gặp gỡ trao đổi, có thể mời thêm một số người làm
chứng hoặc đại diện của một số tổ chức đoàn thể, người cao tuổi, người có uy
tín, bạn bè thân thích... tham gia. Việc gặp gỡ trong buổi hoà giải phải tạo ra
được thái độ thân mật, cởi mở và chân thành trên cơ sở “tình làng, nghĩa xóm”,
không lấy biểu quyết hoặc dùng áp lực, áp đặt thoả thuận của các bên.
Bước
3. Sau khi hoà giải
Trong bước này, người tiến hành hoà giải
có thể thực hiện các công việc sau:
- Nếu vụ việc hoà giải thành, tổ viên Tổ
hoà giải cần động viên, thăm hỏi các bên và nhắc nhở các bên thực hiện cam kết
của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết. Có thể biểu dương, động
viên kịp thời việc thực hiện các cam kết của các bên trong các cuộc họp dân cư;
- Nếu vụ việc hoà giải không thành thì tổ
hoà giải cần dàn xếp ổn định và hướng dẫn các bên đề nghị các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giải quyết.
Dù hoà giải thành hay không thành, người
làm công tác hoà giải cũng cần ghi chép vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ
cho việc thống kê báo cáo và tổ chức hội ý rút kinh nghiệm trong tổ hoặc đề đạt
xin ý kiến của Ban Tư pháp xã.
Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành hoà giải
- Thường xuyên nắm tình hình để kịp thời
phát hiện và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư;
- Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của
các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải đặc biệt là những người
có vai trò quan trọng và uy tín cao trong gia đình, họ tộc và trong cộng đồng
dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc cần chú ý và phát huy vai
trò của Già làng, Trưởng buôn, Trưởng bản...;
- Khi vận dụng các phong tục tập quán của
từng địa phương vào việc hoà giải cần xem xét phong tục, tập quán đó có trái
với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hay
không. Chỉ được vận dụng các phong tục tập quán tốt đẹp, không trái với những
quy định của pháp luật.
Nghiệp vụ Thanh tra Tư pháp và quy trình thực hiện một
cuộc thanh tra
|
|
Để có thêm tài liệu tham khảo về công tác chỉ đạo nghiệp vụ thanh
tra của Thanh tra Tư pháp, chúng tôi xin trình bày một số khái niệm cơ bản
của nghiệp vụ thanh tra và quy trình thực hiện một cuộc thanh tra để cán bộ
thanh tra và những người quan tâm đến công tác thanh tra trong ngành Tư pháp
cùng tham khảo.
|
|
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “nghiệp vụ” được
hiểu là: “công việc chuyên môn của một nghề ”. Từ đó, có thể hiểu “nghiệp vụ
thanh tra” là “công việc chuyên môn của nghề thanh tra”.
Từ khái niệm “nghiệp vụ thanh tra” đưa ra ở
trên, chúng ta có thể hiểu “nghiệp vụ Thanh tra Tư pháp” là “công việc chuyên
môn của nghề Thanh tra Tư pháp”, hay nói cách khác “nghiệp vụ Thanh tra Tư
pháp” là khả năng, kiến thức, mức độ thành thạo xử lý tình huống trong hoạt
động Thanh tra Tư pháp và những hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn do ngành
Tư pháp quản lý.
Để hiểu rõ hơn,
chúng ta cần phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra:
Một là về chủ thể tiến hành: Theo Từ điển
Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Giữa kiểm tra và thanh tra có một mảng giao thoa về chủ thể, đó là Nhà nước.
Nhà nước tiến hành cả hoạt động thanh tra và kiểm tra, đó là một chức năng
chung của quản lý Nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của “chu
trình quản lý”. Tuy nhiên, chủ thể của kiểm tra rộng hơn của thanh tra rất
nhiều. Trong khi chủ thể tiến hành thanh tra phải là Nhà nước, thì chủ thể
tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc có thể là chủ thể phi nhà nước,
chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên...), hay như hoạt
động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp.
Hai là về mục đích thực hiện: Mục đích của
thanh tra bao giờ cũng rộng hơn, sâu hơn đối với các hoạt động kiểm tra. Đặc
biệt, đối với các cuộc thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo thì sự khác
biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra càng rõ hơn
nhiều, bởi: thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, bất bình của
nhân dân trước những việc mà nhân dân cho là quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị vi phạm cho nên mục đích của hoạt động thanh tra không còn chỉ là xem
xét, đánh giá một cách bình thường nữa.
Ba là về phương pháp tiến hành: Với mục đích
rõ ràng hơn, rộng hơn, khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra cũng áp dụng
những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề
như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt,
quá trình thanh tra các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần
thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác
động lên đối tượng bị quản lý.
Bốn là về cách thức xử lý vi phạm: Từ kết quả
kiểm tra, người kiểm tra hoặc các đoàn kiểm tra thông thường chỉ tiến hành
rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả trong phạm vi đơn vị được kiểm tra và yêu
cầu làm đúng theo quy định và hướng dẫn của cấp trên. Trong khi đó, căn cứ
vào kết quả thanh tra, các Đoàn thanh tra không chỉ rút kinh nghiệm với phạm
vi rộng hơn, mức độ sâu sắc hơn mà còn có thể kiến nghị cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền tiến hành các hình thức kỷ luật thích đáng, cá biệt nếu có dấu
hiệu vi phạm pháp luật hình sự còn có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra
để xem xét khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
Phân biệt giữa thanh
tra với điều tra:
Điều tra hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm:
điều tra xã hội học, điều tra dân số, điều tra về kinh tế...Tuy nhiên, với
mục đích tránh hình sự hoá công tác thanh tra, ở đây chỉ so sánh thanh tra
với điều tra hình sự. Với ý nghĩa này, điều tra là hoạt động của các cơ quan
có thẩm quyền nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Như vậy, có thể nói
giữa thanh tra và điều tra hình sự có sự khác nhau về chủ thể, mục đích, đối
tượng và phương pháp tiến hành như sau:
Một là về chủ thể
tiến hành:
Theo quy định của Luật Thanh tra, chủ thể tiến
hành thanh tra là các tổ chức thanh tra và chủ yếu là Đoàn thanh tra hoặc
Thanh tra viên.
Hai là về mục đích
tiến hành:
Trong khi mục đích của điều tra hình sự là
chứng minh tội phạm thì mục đích của thanh tra là những nội dung đã được quy
định tại Điều 3 Luật thanh tra là:
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật;
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các
biện pháp khắc phục;
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ba là về phương pháp
tiến hành:
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra áp dụng
tổng hợp các biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như: khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi, bắt, khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng,
lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, hỏi cung bị can, trưng cầu giám
định, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra... Trong khi đó các phương
pháp tiến hành thanh tra lại do Luật thanh tra và các văn bản pháp luật có
liên quan khác quy định như đối thoại, xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình
chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc làm khi xét thấy
việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...
Phân biệt giữa thanh
tra và giám sát:
Trong Từ điển Tiếng Việt, “giám sát” được hiểu
là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không”.
Như vậy, có thể nói: ở mức độ ý nghĩa chung
nhất, giám sát và thanh tra đều được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa
vụ của chủ thể được thanh tra, giám sát và đối tượng chịu sự thanh tra, giám
sát. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác nhau cơ bản là: trong khi thanh tra
luôn luôn gắn liền với quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước thì
giám sát có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang tính quyền lực
nhà nước.
+ Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được
tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay
một số hệ thống cơ quan nhà nước khác, chẳng hạn như: hoạt động giám sát của
Quốc hội đối với Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan nhà
nước ở địa phương.
+ Giám sát không mang tính quyền lực nhà nước:
Là loại hình giám sát được tiến hành bởi các chủ thể phi Nhà nước như hoạt
động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt
trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; hay đơn
giản chỉ là giám sát thi công một công trình.
Xét về lĩnh vực hoạt động thì Thanh tra Bộ Tư
pháp tiến hành thanh tra trên các lĩnh vực sau: kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng,
chứng thực; hộ tịch; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; quốc tịch; lý lịch
tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản;
trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm; hợp tác
với nước ngoài về pháp luật và công tác tư pháp khác.
Thanh tra Sở Tư pháp tiến hành thanh tra trên
các lĩnh vực sau: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục
pháp luật; thi hành án dân sự cấp huyện (theo sự uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp); công chứng, chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán
đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý và công tác tư pháp
khác.
Quy trình thực hiện thanh tra
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng
thiết yếu trong quản lý nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản
lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định
của pháp luật. Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và khoa học về
nghiệp vụ thanh tra cũng như thực tiễn công tác thanh tra, một cuộc thanh tra
thông thường được tiến hành theo ba bước gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành
thanh tra và kết thúc thanh tra. Sự phân chia thành các bước như vậy chỉ mang
tính chất tương đối vì các bước này có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, bước
trước tạo tiền đề để tiến hành bước sau, bước sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện
bước trước và có những việc được thực hiện ở bước này, cũng là yêu cầu của
bước kia, có những nội dung ở bước sau đã được hình thành trong khi tiến hành
bước trước.
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VÀ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra
nhằm thiết lập những nội dung, kế hoạch để tiến hành thanh tra, bao gồm các
công việc sau:
1. Thu thập thông
tin
Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định
nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn
diện các thông tin có liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc
cần thanh tra.
1.1. Thu thập các
thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra.
- Lập đề cương thu thập thông tin với nội dung
thông tin cần thu thập.
- Tổ chức thu thập thông tin.
- Tổng hợp từ đơn thư khiếu nại, tố cáo.
1.2. Nguồn thông
tin.
- Từ kho dữ liệu của cơ quan; từ các báo cáo,
phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài,…) và đơn thư khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước
trong ngành, cơ quản quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan.
- Thông tin từ việc khảo sát trực tiếp tại tổ
chức, cơ quan là đối tượng thanh tra.
2. Lập báo cáo khảo
sát
Nghiên cứu, phân tích các thông tin đã thu
thập được, lập báo cáo khảo sát theo nội dung và trình tự sau:
- Tổ chức bộ máy, nhân sự, đặc điểm và mô hình
tổ chức đơn vị, quy trình nghiệp vụ chuyên ngành.
- Hoạt động, kết quả hoạt động và sự việc liên
quan đến các quy định của ngành.
- Cơ chế, chính sách, chế độ và các tiêu
chuẩn, định mức. Cần chú ý những chính sách, chế độ đặc thù.
- Tình hình, số liệu tổng quát và chi tiết về
tài chính, tài sản, vụ việc:
+ Trường hợp thanh tra toàn diện phải phản ánh
tổng thể, toàn diện về hoạt động của đơn vị.
+ Trường hợp thanh tra một hoặc một số nội
dung thì phản ánh số liệu tổng quát và chi tiết của nội dung thanh tra.
- Nhận định, đánh giá những vấn đề nổi cộm,
khả năng và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình
thực hiện.
- Những thuận lợi, khó khăn và tình hình thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan, tổ chức đối với đối tượng thanh
tra.
- Đề xuất những nội dung cần thanh tra,
trong đó nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổ chức, cơ quan, cá
nhân cần đến thanh tra, xác minh.
3. Lập kế hoạch
thanh tra
Kế hoạch thanh tra gồm những nội dung cơ bản
sau:
Mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra;
Nội dung thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung
trọng tâm, trọng điểm;
Danh sách các đơn vị được thanh tra, xác minh;
Thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra;
Lập kế hoạch chi tiết cho từng nội dung thanh
tra, trong đó nêu rõ: những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành,
nơi cần đến làm việc, thời gian triển khai, kết thúc; nhân sự Đoàn thanh tra
(Trưởng Đoàn, phó Trưởng Đoàn và các thành viên), phân công nhiệm vụ cho tổ,
nhóm (nếu có) và các thành viên Đoàn thanh tra.
4. Ra quyết định,
phê duyệt kế hoạch thanh tra
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trình thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc người được giao nhiệm vụ trình chánh
thanh tra dự thảo quyết định thanh tra kèm theo kế hoạch thanh tra và báo cáo
khảo sát.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc chánh
thanh tra ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Quyết định thanh tra phải thể hiện rõ tên cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời
hạn thanh tra; thành lập Đoàn thanh tra và các tiêu chí khác (theo mẫu số 1
đính kèm).
Trường hợp cuộc thanh tra có nội dung đơn
giản, thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra được ra trước khi có kế hoạch
thanh tra; nhưng sau khi có quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra (hoặc
thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập) có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
5. Chuẩn bị triển
khai thanh tra
Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng
Đoàn thanh tra có trách nhiệm:
5.1. Thông báo kế
hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị những công việc liên quan tới
buổi công bố quyết định thanh tra.
Nội dung, biểu mẫu yêu cầu đối tượng thanh tra
chuẩn bị và báo cáo Đoàn thanh tra;
Thành phần dự họp công bố quyết định thanh
tra;
Thời gian, địa điểm công bố quyết định thanh
tra.
5.2. Họp Đoàn thanh
tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
- Tổ chức họp Đoàn thanh tra để quán triệt kế
hoạch thanh tra đã được phê duyệt, quy chế Đoàn thanh tra; bàn các biện pháp
cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho phó Trưởng
Đoàn (nếu có) và từng thành viên Đoàn thanh tra.
- Đối với cuộc thanh tra có nhiều nội dung
phức tạp hoặc cuộc thanh tra diện rộng hoặc thành phần Đoàn thanh tra có các
thành viên là người của nhiều cơ quan, đơn vị tham gia; Trưởng Đoàn thanh tra
hoặc người được người ra quyết định thanh tra giao nhiệm vụ, tiến hành quán
triệt và tổ chức tập huấn những nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp
tiến hành.
- Chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến nội dung thanh tra.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao, từng thành viên
trong Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết của mình, trình
Trưởng Đoàn phê duyệt trước khi triển khai thanh tra. Kế hoạch phải nêu rõ
nội dung công việc, phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện.
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và
những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn
thanh tra.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH THANH TRA
1. Công bố quyết
định thanh tra
Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày ký quyết
định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh
tra với đối tượng thanh tra.
Thực hiện công bố đầy đủ nội dung quyết định
thanh tra và nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc, kế hoạch tiến hành
thanh tra.
Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo Đoàn thanh
tra những nội dung mà Trưởng Đoàn thanh tra đã thông báo và những nội dung
khác Đoàn thanh tra thấy cần thiết.
Lập biên bản cuộc họp công bố quyết định thanh
tra. Biên bản được ký giữa Trưởng Đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Thực hiện thanh
tra
Thực hiện thanh tra là quá trình sử dụng các
phương pháp thanh tra, phát hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận
chính xác, trung thực, khách quan. Đoàn thanh tra tiến hành theo các bước
sau:
2.1. Thu thập thông
tin
2.1.1. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp
tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Tài liệu gồm: Báo cáo quyết toán,
các báo cáo thu, chi tài chính, sổ, biểu mẫu, chứng từ kế toán và tài liệu
liên quan (nếu là thanh tra việc sử dụng ngân sách của cơ quan Thi hành án,
thu chi thi hành án, thu và nộp phí THA, xây dựng và quản lý đất đai) ; báo
cáo tổng kết, phân tích đánh giá, kết luận của các cơ quan đã kiểm tra, các
báo cáo thống kê, tổng hợp về công tác nghiệp vụ, và tài liệu khác có liên
quan.
Trưởng Đoàn hoặc người được giao chủ trì thanh
tra, xác minh tại đơn vị:
- Lập phiếu yêu cầu đối tượng thanh tra cung
cấp tài liệu mà trong hồ sơ đã thu thập còn thiếu, phiếu yêu cầu nêu rõ tên
tài liệu, thời gian và địa điểm cung cấp (theo mẫu số 2 đính kèm).
- Lập văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra tổng
hợp, thống kê tình hình, số liệu về thu, chi tài chính và các sự việc, hiện
tượng cần thiết theo nội dung thanh tra.
2.1.2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và báo cáo do
đối tượng thanh tra cung cấp. Đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm, bảo
quản, khai thác, sử dụng tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu.
2.1.3. Trường hợp cần giữ nguyên trạng tài
liệu, Trưởng Đoàn thanh tra ra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ
tài liệu có liên quan tới nội dung thanh tra. Việc niêm phong, mở niêm phong
khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phong thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật.
2.2. Nghiên cứu,
phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có
mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất
cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách
nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
- Phân tích các báo cáo, tài liệu thu thập
được để nhận diện vấn đề, sự việc.
- Đối chiếu số liệu giữa sổ tổng hợp với báo
cáo; đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp; đối chiếu giữa chứng
từ kế toán với việc phản ánh trên sổ kế toán.
- Kiểm tra, xác định tính hợp pháp, hợp lý của
chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan. Xác định sự phù hợp về trình
tự thủ tục của chứng từ kế toán và những quy định về trình tự, thủ tục, của
các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Kiểm tra, xác định tính trung thực của
chứng từ, tài liệu:
Xem xét, đối chiếu khối lượng công việc theo
chứng từ với khối lượng công việc thực hiện.
Xem xét, đối chiếu các chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn, định mức đã áp dụng thanh toán so với quy định của người có thẩm
quyền.
Xem xét việc vận dụng thực tế so với các quy
định của chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của người có thẩm quyền.
- Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu
hiệu giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái phép; chiếm đoạt, chiếm dụng, sử
dụng trái phép tài sản, công quỹ; có hành vi đang hoặc sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì Trưởng
Đoàn thanh tra ra quyết định kiểm kê, niêm phong, tạm giữ, tạm đình chỉ hành
vi sai trái hoặc báo người có thẩm quyền quyết định. Việc kiểm kê, niêm
phong, tạm giữ, tạm đình chỉ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2.3. Ký bản xác nhận
hoặc biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từng nội dung, sự việc dự
kiến kết luận với đối tượng thanh tra.
2.4. Đối chiếu tình
hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về sự việc được
phát hiện.
2.5. Củng cố chứng
cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm
của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
2.5.1. Yêu cầu giải trình:
Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa
rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra chuẩn bị chi tiết nội dung yêu cầu
đối tượng thanh tra giải trình bằng văn bản (có chữ ký của người giải trình).
2.5.2. Đối thoại, chất vấn:
Trường hợp giải trình của đối tượng chưa rõ,
tiến hành tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra để làm rõ thêm đúng,
sai về nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Người tổ chức đối thoại, chất vấn phải chuẩn
bị chi tiết nội dung đối thoại, câu hỏi chất vấn; câu hỏi có trọng tâm, trọng
điểm để đối tượng trả lời. Người tiến hành đối thoại, chất vấn phải chủ động,
tập trung vào nội dung chủ định, không đi vào nội dung, sự việc không liên
quan.
Kết thúc đối thoại, chất vấn lập biên bản, ghi
đầy đủ, chính xác những sự việc hai bên đã trao đổi; trường hợp cần thiết thì
ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại, chất vấn.
2.5.3. Thẩm tra, xác minh:
Những chứng cứ và giải trình của đối tượng
thanh tra chưa rõ, thành viên Đoàn thanh tra kịp thời báo cáo Trưởng Đoàn để
thẩm tra, xác minh.
Trước khi thực hiện thẩm tra, xác minh phải
lập kế hoạch. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy
đủ tài liệu chứng minh.
2.5.4. Làm việc với cơ quan quản lý có liên
quan:
Làm việc với cơ quan chủ quản về những sự việc
liên quan đến chỉ đạo, quyết định của cấp trên.
Làm việc với các cơ quan ban hành chính sách,
chế độ có liên quan đến những sự việc dự kiến kết luận mà chính sách, chế độ
chưa quy định hoặc quy định chưa rõ.
Kết thúc làm việc phải lập biên bản, trường
hợp không đến làm việc trực tiếp thì có yêu cầu bằng văn bản.
2.5.5. Làm việc với cán bộ, quần chúng có liên
quan:
Trường hợp có nhiều cán bộ, quần chúng phản
ánh sự việc liên quan đến nội dung thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra nghiên
cứu, đề xuất, báo cáo người ra quyết định thanh tra có kế hoạch nghe ý kiến
phản ánh của cán bộ, quần chúng trong phạm vi đơn vị được thanh tra; ý kiến
của cán bộ, quần chúng được ghi chép đầy đủ.
2.6. Trưng cầu giám
định.
Đối với những vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật
của các lĩnh vực khác nhau nhưng Đoàn thanh tra không đủ khả năng kết luận về
chuyên môn, kỹ thuật đó thì Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định
thanh tra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện
theo quy định của pháp luật.
2.7. Hoàn thiện số
liệu, chứng cứ.
Sau khi làm rõ nguyên nhân đúng, sai, tiến
hành rà soát, hoàn thiện hồ sơ chứng lý, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ
và ký kết với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận số
liệu còn thiếu.
2.8. Xử phạt vi phạm
hành chính.
Trong quá trình thanh tra, phát hiện sai phạm
phải xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật thì thanh tra viên hoặc
Trưởng Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt
hành chính hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính.
3. Bàn giao hồ sơ,
tài liệu
Ngay sau khi kết thúc công việc, người được
giao nhiệm vụ có trách nhiệm:
- Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận
số liệu và toàn bộ chứng cứ thu thập được cho Trưởng Đoàn thanh tra; tài liệu
được lập thành danh mục, đánh số thứ tự.
Lập báo cáo tóm tắt sự việc, đề xuất kết luận
và kiến nghị xử lý, nêu rõ căn cứ của đề xuất.
- Giao trả hồ sơ tài liệu không cần giữ cho
đối tượng thanh tra; việc giao trả được lập thành biên bản (theo mẫu số 3 kèm
theo).
4. Lập biên bản
thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra lập biên bản thanh tra
với thủ trưởng cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định thanh tra. Biên bản
thanh tra nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ để
kết luận.
5. Gia hạn thanh tra
Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời hạn
thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết
định gia hạn và chỉ tiến hành khi quyết định được ban hành.
6. Thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo trong quá trình thanh tra
6.1. Báo cáo của
thành viên Đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, các thành viên, tổ
trưởng, nhóm trưởng (nếu có) có trách nhiệm thường xuyên báo cáo Trưởng Đoàn
về tình hình, kết quả công việc được phân công và những vấn đề cần xin ý kiến
chỉ đạo.
6.2. Báo cáo của
Trưởng Đoàn thanh tra.
- Định kỳ hằng tuần, Trưởng Đoàn thanh tra có
trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thanh tra cho thủ trưởng cơ quan thanh
tra và người ra quyết định thanh tra. Báo cáo những thuận lợi, khó khăn,
những nơi đã và đang làm việc, nội dung thanh tra, kết quả thanh tra, những
vấn đề cần phải xin ý kiến chỉ đạo và kế hoạch tuần tiếp theo.
- Trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn,
vướng mắc vượt khả năng và thẩm quyền của Trưởng Đoàn thì Trưởng Đoàn có
trách nhiệm báo cáo kịp thời người ra quyết định và thủ trưởng cơ quan thanh
tra cùng cấp xin ý kiến chỉ đạo.
BƯỚC 3: KẾT THÚC THANH TRA
1. Thực hiện thời
hạn thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm
bảo kết thúc thanh tra tại đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết
định thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có).
2. Báo cáo kết quả
thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc
thanh tra tại đơn vị, Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra
và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra.
Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết
luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc về xử lý, Trưởng Đoàn chủ
động trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan để đảm bảo cho
việc kết luận được chính xác, khách quan.
Báo cáo kết quả thanh tra (do Trưởng Đoàn ký)
phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra; những nội dung
chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được
duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của đối tượng thanh tra
hoặc của thành viên Đoàn thanh tra; những đề xuất về chính sách, chế độ và
quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên
nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.
Dự thảo kết luận thanh tra chỉ phản ánh nội
dung kết luận và kiến nghị xử lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc,
căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp
hành.
Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận
thanh tra trình người ra kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng
văn bản của các thành viên trong Đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng
định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của Trưởng Đoàn
về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do
người khác thực hiện; trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ nguyên nhân,
chứng lý.
3. Kết luận và lưu
hành kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày nhận được
báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo
cáo và ra kết luận thanh tra.
Trước khi trình người ra kết luận, bộ phận
hoặc người được giao nhiệm vụ tiến hành rà soát dự thảo kết luận, tham mưu
giúp người ra kết luận quyết định.
Trong quá trình ra kết luận thanh tra, người
ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh
tra hoặc đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề mà báo
cáo của Trưởng Đoàn chưa rõ. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh
tra yêu cầu tiến hành thanh tra bổ sung để có đủ căn cứ kết luận.
Trước khi ra kết luận người kết luận thanh tra
có thể tổ chức làm việc với đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra
hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra trả lời bằng
văn bản, nêu rõ những nội dung chưa thống nhất, nguyên nhân và chứng cứ.
Khi có kết luận chính thức, người ra kết luận
thanh tra tổ chức công bố hoặc gửi kết luận thanh tra cho đối tượng thanh
tra.
Người ra kết luận thanh tra có thể uỷ
quyền tổ chức làm việc với đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra
hoặc công bố kết luận thanh tra.
Kết thúc làm việc về dự thảo kết luận
hoặc công bố kết luận thanh tra phải lập biên bản ghi ý kiến hai bên.
Việc gửi kết luận thanh tra thực hiện theo quy
định tại Điều 43 Luật Thanh tra và Điều 35 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày
25/3/2005 của Chính phủ. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc xử lý sau thanh tra hoặc có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra,
thấy không cần thiết gửi toàn bộ kết luận thì trích nội dung kết luận có liên
quan hoặc có văn bản đối với từng sự việc gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân
đó.
4. Bàn giao, lưu trữ
hồ sơ thanh tra
Sau khi lưu hành kết luận thanh tra,
trong thời hạn hai ngày làm việc, Trưởng Đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ
cuộc thanh tra cho những bộ phận, người được giao nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật.
Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập
thành biên bản, lưu cùng hồ sơ cuộc thanh tra.
5. Họp rút kinh
nghiệm Đoàn thanh tra
Trưởng Đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành
viên trong đoàn họp rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu, nhược điểm trong quá
trình điều hành, quá trình thanh tra của từng người, rút ra những bài học
kinh nghiệm, kiến nghị khen thưởng người làm tốt và xử lý những cán bộ có sai
phạm.
Cuộc họp rút kinh nghiệm được thực hiện ngay
sau khi lưu hành kết luận thanh tra và lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh
tra.
Trên đây là quy trình thực hiện một cuộc thanh
tra đã được áp dụng tại Thanh tra Bộ Tư pháp, chúng tôi xin trình bày để các
cán bộ làm công tác thanh tra, đặc biệt là thanh tra trong ngành Tư pháp và
các độc giả cùng tham khảo. Chúng tôi rất mong tiếp nhận
được sự đóng góp ý kiến xây dựng nghiệp vụ cho Ngành, chia sẻ
thông tin, kiến thức hoặc hỏi đáp, thắc mắc về nghiệp vụ thanh tra theo địa
chỉ của tác giả: Hoàng Quốc Hùng – Thanh tra Bộ Tư pháp, Tel: 8231127 &
0913001513 & HungEmail:hq@moj.gov.vn.
|
|
( Ngày 27 tháng 11 năm 2007 )
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét