Trữ trăm tấn vàng, người Việt thiệt hại ngàn tỷ
Thói quen tích trữ vàng lâu đời đã giúp người Việt tích lũy một lượng
vàng đến hàng trăm tấn. Đã từng có những ước tính 400 hay hơn 1.000 tấn
vàng trong dân nhưng chưa được kiểm chứng. Mặc dù vậy, với hàng trăm tấn
vàng đang nắm giữ, qua đợt giảm giá lần này, dân Việt Nam đã thiệt hại
hàng chục ngàn tới hàng trăm ngàn tỷ.
Trữ nhiều vàng, thiệt hại lớnCăn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ, nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2011 khoảng 500 tấn. Trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn. Cũng trong khoảng thời gian này, lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn/ năm trong giai đoạn 2007 - 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn. Như vậy, khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân.
Tuy nhiên, số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới cung cấp còn lớn hơn rất nhiều. Theo đó, vàng dự trữ trong dân ở Việt Nam khoảng 1.072 tấn. Đây là con số cộng dồn từ các hóa đơn mua bán vàng của Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 đến nay. Việt Nam xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về lượng vàng dự trữ.
Ngoài
ra còn số liệu nghiên cứu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS) công
bố thì số lượng vàng mà người dân Việt Nam tích trữ vào khoảng 460 tấn.
Như vậy, theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở hữu ước tính từ 400- 1.000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện nay.
Trong 2 tháng qua, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Theo tính toán, giá vàng cứ giảm 1 triệu đồng/lượng thì số tiền những người tích lũy vàng cả nước sẽ mất đi khoảng từ 10.400 tỷ đồng đến 26.000 tỷ đồng. Đây là con số thiệt hại quá lớn cho những ai tích trữ vàng, nhất là với những người mua số lượng lớn lúc giá cao đến nay vẫn giữ. Thậm chí, nếu tính giá đỉnh điểm trong những năm qua là 49 triệu và cao nhất trong năm nay gần 47 triệu/lượng, thì thiệt hại mà người nắm vàng gánh chịu còn lớn hơn.
Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc TienPhong Bank, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ chịu áp lực bán mạnh. Với những tác nhân từ sự sụt giảm của giá thế giới có thể về dưới 1200usd/ounce. Ở trong nước, với việc các NH có trạng thái âm phải tất toán trước 30/6 có thể cho thấy lực mua sau 30/6 sẽ không còn như thời điểm gần đây, điều này dẫn đến giá vàng Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm khoảng cách so với giá thế giới quy đổi. Sau 30/6 khoảng cách này hợp lý sẽ ở mức 2 triệu đến 3 triệuVNĐ.
Như vậy, giá vàng trong nước có thể chịu cảnh mất giá “kép” và giá vàng càng giảm mạnh, càng làm cho thiệt hại về vàng tăng lên.
Vàng vào giai đoạn rủi ro
Một nhà đầu cơ vàng đã từng thắng lớn trong những năm qua lại đang bị thua thiêt và mắc kẹt trong đợt giảm giá vàng lần này tâm sự: đầu năm trước, khi giá vàng ở mức 39 triệu đồng ông đã mạnh dạn đầu cơ, mua vào vài trăm cây 1 lúc, khi giá tăng lên tới 43 triệu đồng đã bán ra hết thu về khoản lời lớn. Sau đó, lại tiếp tục đầu cơ mua vào lúc giá lên 44 triệu đồng/lượng và bán ra lúc 46 triệu đồng/lượng. Với dự báo giá vàng còn tăng nên đã quyết định làm vụ lớn, vay thêm vốn mua vàng lúc giá đạt ngưỡng 47 triệu đồng/lượng, hy vọng bán ra ở mức xấp xỉ 50 triệu đồng/lượng, nhưng giá không tăng thêm mà đi theo chiều hướng giảm.
“Cứ chần chừ đợi giá lên, mãi không bán đến lúc vàng xuống 43 triệu đồng/lượng, thấy không hy vọng tăng mới bán thì đã lỗ nặng. Cả vốn lẫn lãi các lần trước không bù đắp nổi”, nhà đầu tư này tâm sự.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá vàng đang thấp nếu lúc này người dân có nhu cầu như phải trả nợ bằng vàng thì nên mua để thanh toán, còn mua để đầu tư sinh lợi thì không nên.
Giá
vàng phụ thuộc nhiều yếu tố như sự ổn định, tăng trưởng hay suy thoái
kinh tế, đặc biệt là kinh tế thế giới; tỉ giá hối đoái; giá của nhiều
loại hàng hóa khác. Bên cạnh đó, yếu tố đầu cơ của các tổ chức đầu tư và
kinh doanh vàng lớn trên thế giới cũng rất quan trọng. Với tiềm lực tài
chính mạnh, các tổ chức này có thể tạo ra lực cung - cầu đủ mạnh để tạo
ra mức giá vàng mới cho thế giới. Vì vậy, việc kinh doanh vàng với quy
mô lớn trở nên rất rủi ro đối với hầu hết nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam
hiện nay.
Dù giá vàng trong nước có giảm mạnh nhưng so với giá thế giới vẫn chênh nhau hơn 6 triệu đồng/lượng. Trong ngắn hạn, giá vàng đang giảm nhưng nếu nhiều người vẫn đổ xô mua sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ. Một là giá dừng lại, không giảm theo giá thế giới do nhu cầu mua vàng trong nước tăng lên, hai là nếu có giảm thì mức giảm không lớn. Cả hai trường hợp này người dân đầu tư vàng đều thiệt.
Về dài hạn càng không nên đầu tư vàng bởi giá vàng thế giới không phụ thuộc vào một nền kinh tế nào. Theo các chuyên gia, giá kim loại quý này có thể còn tiếp tục giảm, vì vậy không nên bị lôi kéo vào hoạt động mua vàng với số lượng lớn. Luôn đảm bảo rằng tài sản được đa dạng hóa và chỉ giữ vàng ở mức tối thiểu, không nên giữ tỷ lệ quá cao trong nguồn tài sản đầu tư.
Theo đó, tỷ lệ thích hợp trong danh mục tài sản của nhà đầu tư có thể từ 2-5%, tỷ lệ 5% được coi là "dũng cảm”. Cần có chiến lược thoát ra nhanh nếu vàng chiếm tỷ lệ trên 5% trong danh mục tài sản đầu tư, phải chủ động thời điểm bán vàng với giá cạnh tranh tốt nhất. Cần biết rõ khả năng dễ bị tổn thương của vàng, nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thương với vàng do không nhận thức được điều đó.
Trần Thủy
Trữ nhiều vàng, thiệt hại lớnCăn cứ vào số liệu thống kê của các ngân hàng Thụy Sĩ, nơi cung vàng chủ yếu cho thị trường Việt Nam, tổng lượng vàng nhập về Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2011 khoảng 500 tấn. Trong đó năm thấp nhất là 5 tấn và cao nhất là 80 tấn. Cũng trong khoảng thời gian này, lượng vàng miếng xuất sang các ngân hàng Thụy Sĩ trung bình khoảng 1 tấn mỗi năm, tối đa đạt 20 tấn/ năm trong giai đoạn 2007 - 2009. Lượng vàng gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 100 tấn. Như vậy, khoảng 400 tấn vàng còn lại vẫn được nắm giữ rải rác trong dân.
Tuy nhiên, số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới cung cấp còn lớn hơn rất nhiều. Theo đó, vàng dự trữ trong dân ở Việt Nam khoảng 1.072 tấn. Đây là con số cộng dồn từ các hóa đơn mua bán vàng của Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 đến nay. Việt Nam xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về lượng vàng dự trữ.
Như vậy, theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở hữu ước tính từ 400- 1.000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện nay.
Trong 2 tháng qua, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Theo tính toán, giá vàng cứ giảm 1 triệu đồng/lượng thì số tiền những người tích lũy vàng cả nước sẽ mất đi khoảng từ 10.400 tỷ đồng đến 26.000 tỷ đồng. Đây là con số thiệt hại quá lớn cho những ai tích trữ vàng, nhất là với những người mua số lượng lớn lúc giá cao đến nay vẫn giữ. Thậm chí, nếu tính giá đỉnh điểm trong những năm qua là 49 triệu và cao nhất trong năm nay gần 47 triệu/lượng, thì thiệt hại mà người nắm vàng gánh chịu còn lớn hơn.
Theo ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc TienPhong Bank, trong ngắn hạn, giá vàng sẽ chịu áp lực bán mạnh. Với những tác nhân từ sự sụt giảm của giá thế giới có thể về dưới 1200usd/ounce. Ở trong nước, với việc các NH có trạng thái âm phải tất toán trước 30/6 có thể cho thấy lực mua sau 30/6 sẽ không còn như thời điểm gần đây, điều này dẫn đến giá vàng Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm khoảng cách so với giá thế giới quy đổi. Sau 30/6 khoảng cách này hợp lý sẽ ở mức 2 triệu đến 3 triệuVNĐ.
Như vậy, giá vàng trong nước có thể chịu cảnh mất giá “kép” và giá vàng càng giảm mạnh, càng làm cho thiệt hại về vàng tăng lên.
Vàng vào giai đoạn rủi ro
Một nhà đầu cơ vàng đã từng thắng lớn trong những năm qua lại đang bị thua thiêt và mắc kẹt trong đợt giảm giá vàng lần này tâm sự: đầu năm trước, khi giá vàng ở mức 39 triệu đồng ông đã mạnh dạn đầu cơ, mua vào vài trăm cây 1 lúc, khi giá tăng lên tới 43 triệu đồng đã bán ra hết thu về khoản lời lớn. Sau đó, lại tiếp tục đầu cơ mua vào lúc giá lên 44 triệu đồng/lượng và bán ra lúc 46 triệu đồng/lượng. Với dự báo giá vàng còn tăng nên đã quyết định làm vụ lớn, vay thêm vốn mua vàng lúc giá đạt ngưỡng 47 triệu đồng/lượng, hy vọng bán ra ở mức xấp xỉ 50 triệu đồng/lượng, nhưng giá không tăng thêm mà đi theo chiều hướng giảm.
“Cứ chần chừ đợi giá lên, mãi không bán đến lúc vàng xuống 43 triệu đồng/lượng, thấy không hy vọng tăng mới bán thì đã lỗ nặng. Cả vốn lẫn lãi các lần trước không bù đắp nổi”, nhà đầu tư này tâm sự.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá vàng đang thấp nếu lúc này người dân có nhu cầu như phải trả nợ bằng vàng thì nên mua để thanh toán, còn mua để đầu tư sinh lợi thì không nên.
Dù giá vàng trong nước có giảm mạnh nhưng so với giá thế giới vẫn chênh nhau hơn 6 triệu đồng/lượng. Trong ngắn hạn, giá vàng đang giảm nhưng nếu nhiều người vẫn đổ xô mua sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ. Một là giá dừng lại, không giảm theo giá thế giới do nhu cầu mua vàng trong nước tăng lên, hai là nếu có giảm thì mức giảm không lớn. Cả hai trường hợp này người dân đầu tư vàng đều thiệt.
Về dài hạn càng không nên đầu tư vàng bởi giá vàng thế giới không phụ thuộc vào một nền kinh tế nào. Theo các chuyên gia, giá kim loại quý này có thể còn tiếp tục giảm, vì vậy không nên bị lôi kéo vào hoạt động mua vàng với số lượng lớn. Luôn đảm bảo rằng tài sản được đa dạng hóa và chỉ giữ vàng ở mức tối thiểu, không nên giữ tỷ lệ quá cao trong nguồn tài sản đầu tư.
Theo đó, tỷ lệ thích hợp trong danh mục tài sản của nhà đầu tư có thể từ 2-5%, tỷ lệ 5% được coi là "dũng cảm”. Cần có chiến lược thoát ra nhanh nếu vàng chiếm tỷ lệ trên 5% trong danh mục tài sản đầu tư, phải chủ động thời điểm bán vàng với giá cạnh tranh tốt nhất. Cần biết rõ khả năng dễ bị tổn thương của vàng, nhiều nhà đầu tư đã bị tổn thương với vàng do không nhận thức được điều đó.
Trần Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét