Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Đại gia sau biến động: Kẻ mất trắng, người lay lắt

Đại gia sau biến động: Kẻ mất trắng, người lay lắt

Sau cơn biến động kinh tế, nhiều đại gia đã hứng chịu những thay đổi lớn trong cuộc đời mà họ không ngờ đến. Có những người mất trăng phải trốn ra nước ngoài, vào tù; người may mắn hơn vẫn tồn tại nhưng lay lắt chờ qua ngày.
 >> Đại gia thủy sản Phương Nam hồi sinh trong vòng tay ngân hàng

Trốn chạy và vào tù
 

Tuần qua, đại gia một thời thủy sản Phương Nam - Sóc Trăng đã có giấy phép kinh doanh mới sau hơn nửa năm sóng gió dữ dội, đứng trước nguy cơ phá sản. Sau khi được các NH, cổ đông tái cấu trúc, số nợ của doanh nghiệp đã giảm đáng kể; công ty tuyển thêm lao động; được các ngân hàng tạm ngưng tính lãi 3 năm và khoanh, giãn nợ từ 3-5 năm... và cam kết cho vay thêm vốn mới, Phương Nam sẽ có tiền để hoạt động.

Một DN và thương hiệu thủy sản được giữ lại nhưng ông chủ của nó thì đã không được may mắn thế. Ông Lâm Ngọc Khuân đã trốn ra nước ngoài với lý do chữa bệnh không thể xoay sở, bỏ mặc khoản nợ nần lên tới hơn 1.600 tỷ đồng.

Không chỉ bỏ lại DN với số nợ ngàn tỷ, ông Khuân và cả gia đình bỏ lại toàn bộ gia sản lớn của mình để trốn. Trong đó có cả dinh cơ nổi tiếng to đẹp như tòa lâu đài bị các ngân hàng thu hồi kinh doanh khách sạn để trừ nợ. Đại gia đình đám một thời đã không còn dấu ấn nào trên vùng đất mình đã thành danh.

Công ty Thái Sơn phá sản, ông chủ phải vào tù.
 Công ty Thái Sơn phá sản, ông chủ phải vào tù.

Cùng thời điểm rơi vào khó khăn như Phương Nam vào cuối năm 2012, một đại gia thép ở Hải Phòng là Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Thái Sơn - một doanh nghiệp top DN tư nhân lớn nhất của Việt Nam, đã phải bán mình với giá chỉ 1 USD.

Vụ mua bán nói trên là chưa từng có và nó đánh dấu sự sụp đổ của một đại gia lừng danh đất cảng. Ngay sau đó, cả hai bố con ông Chủ tịch Thái Sơn là Phạm Văn Thụ bị bắt tạm giam do liên quan đến các khoản nợ xấu hơn 1.300 tỉ đồng.

Thái Sơn vốn là DN xuất khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng, là một DN tư lớn hàng đầu ở Việt Nam nhưng lại sụp đổ quá nhanh và không còn khả năng thanh toán, được bán như cho. Sự suy sụp của doanh nghiệp này bắt đầu đúng từ thời điểm nền kinh tế trong nước cũng như thế rơi vào cuộc khủng hoảng năm 2008, khi mà giá sắt thép giảm gần một nửa.

Thái Sơn đã thua lỗ lớn từ việc nhập lượng lớn thép cũng như nhiều quyết định đầu tư dàn trải hàng trăm tỷ đồng và việc lãi suất ngân hàng dâng lên quá nhanh trong khi doanh nghiệp tồn kho lớn.

Trong hàng loạt những câu chuyện biến động này không thể đến loạt doanh nhân liên quan đến ACB bị khởi tố và bắt giảm. Đình đám nhất là địa gia Nguyễn Đức Kiên, sau đó là CEO ngân hàng kỳ cựu Lý Xuân Hải cũng bị bắt. Chủ tịch ACB - Nguyên bộ trưởng Trần Xuân Giá cũng bị khởi tố. Hàng loạt lãnh đạo ngân hàng này cũng bị liên đới.

Sống lay lắt

Thống kê của VCCI hồi đầu tháng 5/2013 cho thấy, trong 10 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh với 700.000 doanh đăng ký kinh doanh, nhưng hiện tại không còn nhiều trong số đó trụ lại được. Số còn hoạt động tính tới đầu năm 2013 chỉ còn khoảng 300.000, tức khoảng một nửa đã "ra đi".

Đó là chưa kể tới một số lượng lớn doanh nghiệp đã chết nhưng đang vật vã sống một cách lay lắt khi NH treo khoản nợ ngàn tỷ. Tập đoàn Thái Hòa (THV) của ông Nguyễn Văn An là một trường hợp tồn tại mong manh như vậy. Trong mấy năm gần đây, THV luôn ở trong tình trạng kém thanh khoản, thiếu hụt vốn lưu động (gần đây lên tới trên 700 tỷ đồng) và đã rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, có thể sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trong thời gian tới.

Trong hơn một năm qua, theo đại diện THV, doanh nghiệp này liên tục làm việc với các NH để tái cơ cấu nợ, chuyển từ nợ ngắn hạn sang dài hạn cùng với các kế hoạch phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi...

Đại gia Phương
Đại gia Phương Nam bỏ trốn, biệt thự bị siết nợ làm khách sạn.

Tuy nhiên, cho tới nay DN vẫn đang ngụp lặn trong bùn lầy, chưa thoát lên được. Các kế hoạch hợp tác với đầu tư Haverstock Master Fund để tăng vốn; kế hoạch bán cho đối tác chiến lược với giá thấp hơn mệnh giá... đều đã chìm vào quên lãng.

Điều mà nhiều nhà đầu tư nhìn thấy bây giờ là THV đã âm vốn chủ sở hữu, giá cố phiếu xuống dưới 1.000 đồng và mọi hoạt động gần như ngưng trệ.

Trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội - Hanic (SHN) cũng vậy. Doanh nghiệp này gần tê liệt khi BĐS đóng băng và SHN "ăn quả lừa" vài trăm tỷ đồng, cho tới giờ vẫn chưa đòi hết được.

Gần đây, Hanic cho biết đã dừng triển khai dự án Khu công nghiệp Điềm Thụy và đang có kế hoạch thoái hết phần vốn góp tại dự án này và một số dự án khác (như mỏ chì kẽm tại Thanh Hóa, dự án Thủy điện ĐăkPru Hanic...) do khó khăn về tài chính. Trong năm 2012, SHN luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn lưu động và lỗ hơn 127 tỷ đồng.

Có thể thấy, trong vài năm gần đây, hàng loạt các DN trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn một phần là do kinh tế suy thoái khiến các thị trường trong và ngoài nước co lại, một phần do thiếu vốn khi ngân hàng thắt chặt tín dụng, một phần do lãi suất cao khiến doanh nghiệp thua lỗ...

Rất nhiều doanh nghiệp trong cả những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế đã chết yểu, thua lỗ, hoạt động cầm chừng... Có nhiều DN có thương hiệu lớn, lịch sử hoạt động lâu đời cũng đã không thoát khỏi cơn hoạn nạn. Tuy nhiên, thị trường đôi khi cũng cần sự chấp nhận, sự đánh đổi và trả giá của những hành động sai lầm.
 
Theo Mạnh Hà
VEF
Gốc 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét