Hoang phế Hải Vân Quan
Là
một di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận, nhưng Hải Vân Quan lại
có một “số phận” hẩm hiu nhất là kể từ khi khai thông hầm đèo Hải Vân.
Sự hoang vắng giữa chốn sương mờ ảo, sự ứng xử vô tình của con người và
sự bào mòn của thiên nhiên đã làm Hải Vân Quan bị biến dạng…
Dấu xưa huy hoàng
Sử
sách chép rằng, năm Bính Tuất (1826), vua Minh Mạng thứ 7 đã cho xây
đắp cửa Hải Vân ở đỉnh núi Hải Vân trong cảnh núi đèo hoang vu. Trước
đó, vào khoảng năm 1470, khi đi ngang qua đèo Hải Vân, vua Lê Thánh Tông
thấy cảnh đẹp và địa hình núi non hiểm trở nên đã đặt cho nơi đây là
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Về sau, trải qua nhiều đời vua, chúa của
triều Nguyễn và thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hải Vân Quan vẫn luôn
được xem trọng với vị trí chiến lược về chính trị, an ninh và quốc
phòng. Dấu tích xưa của Hải Vân Quan vẫn được lưu lại trong các thư tịch
cổ nước nhà. Biết bao tấm gương của tổ tiên người Việt đã băng rừng,
trèo đèo, lội suối với bao hiểm nguy để dựng xây nên một vùng đất phương
Nam màu mỡ và trù phú như ngày hôm nay. Tên tuổi của Lê Đại Hành, Lý
Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Tri Phương... vẫn được người đời sau hết lời ca tụng.
Từ
xưa, Hải Vân Quan vừa là trạm trung chuyển, điểm dừng chân, trên con
đường thiên lý Bắc-Nam, vừa là vùng cửa ngõ của nước Đại Nam, đồng thời
trở thành cột mốc ranh giới phân định giữa Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng
bây giờ.
Không
những thế, Hải Vân Quan còn nằm trên một địa thế khá lý tưởng. Địa hình
cheo leo, khúc khuỷu, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đó là chốn “thiên cảnh
bồng lai” nằm giữa hai bãi biển đẹp (Lăng Cô và Nam Ô), một bên là núi
với sương trắng bao phủ quanh năm, một bên là biển hiền hòa soi mình
trong ánh nắng vàng, từng làm lay động tâm hồn biết bao người. Từ trên
Hải Vân Quan nhìn về hai phía, du khách sẽ chiêm ngưỡng cảnh sắc trời
mây kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng với những chứng tích của nhiều thời
kỳ lịch sử huy hoàng, là niềm tự hào về quá khứ vàng son của khúc ca
khải hoàn “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Chạnh lòng cho di tích!
Dấu
xưa huy hoàng là vậy, con đường thiên lý Bắc- Nam quanh co, trắc trở là
thế nhưng từ năm 2000, khi hầm đèo Hải Vân- công trình thế kỷ XXI được
thông xe, Hải Vân Quan càng vắng người qua lại. Hơn 10 năm trôi qua, mặc
dù đã được xếp hạng là một di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, song di
tích này vẫn chưa được trùng tu, tôn tạo (?).
Men
theo con đường nhỏ dốc và lởm chởm đá để lên cổng Hải Vân Quan, chúng
tôi thấy cổng vòm cao bám đầy rêu xanh mang dấu ấn thời gian. Cổng Hải
Vân giờ rất ít người qua lại, cũng chẳng còn người đứng gác hay bảo vệ.
Quang cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là nham nhở dây leo, cỏ cây
hoang dại xen lẫn trong những hầm hố, bám níu trên cổng thành. Dấu tích
thời gian của sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” vang danh một thời
cũng dần mờ theo năm tháng.
Lên
đến Hải Vân Quan, thoả sức nhìn cảnh trời mây, chúng tôi còn nhìn thấy
nhiều lô cốt sụt bể nắp nằm nghiêng ngả. Gần các lô cốt này là những lỗ
châu mai “bám” nhiều cỏ lau, cây dại. Lân la cùng đoàn cựu chiến binh
viếng thăm Hải Vân Quan, một cựu chiến binh đến từ Thái Bình cho chúng
tôi biết, những lô cốt này được người Pháp xây dựng vì mục đích quân sự
với nhiều hình dạng, quay về các hướng khác nhau để kiểm soát tuyến
đường huyết mạch nối liền đất nước, Quốc lộ 1A, nhưng giờ chổng chơ
chẳng khác gì phế tích (!?). Nằm liền kề là một ngôi nhà, vốn xưa kia là
trụ sở của những người trông coi Hải Vân Quan, giờ cũng bị bỏ hoang.
Nhìn
cổng Hải Vân Quan cùng với những lô cốt, lỗ châu mai đang “gồng mình”
chống chọi lại sức tàn phá của thiên nhiên, chúng tôi cảm thấy xót xa
cho di tích. Không biết đến bao giờ Hải Vân Quan mới được được đối xử
bình đẳng như những di tích đã được công nhận là di sản lịch sử văn hóa
của tỉnh?n
Là một di tích lịch sử văn hóa
đã được công nhận, nhưng Hải Vân Quan lại có một “số phận” hẩm hiu nhất
là kể từ khi khai thông hầm đèo Hải Vân. Sự hoang vắng giữa chốn sương
mờ ảo, sự ứng xử vô tình của con người và sự bào mòn của thiên nhiên đã
làm Hải Vân Quan bị biến dạng…
Dấu xưa huy hoàng
Sử sách chép rằng, năm Bính Tuất
(1826), vua Minh Mạng thứ 7 đã cho xây đắp cửa Hải Vân ở đỉnh núi Hải
Vân trong cảnh núi đèo hoang vu. Trước đó, vào khoảng năm 1470, khi đi
ngang qua đèo Hải Vân, vua Lê Thánh Tông thấy cảnh đẹp và địa hình núi
non hiểm trở nên đã đặt cho nơi đây là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Về
sau, trải qua nhiều đời vua, chúa của triều Nguyễn và thời kỳ kháng
chiến chống Pháp, Hải Vân Quan vẫn luôn được xem trọng với vị trí chiến
lược về chính trị, an ninh và quốc phòng. Dấu tích xưa của Hải Vân Quan
vẫn được lưu lại trong các thư tịch cổ nước nhà. Biết bao tấm gương của
tổ tiên người Việt đã băng rừng, trèo đèo, lội suối với bao hiểm nguy để
dựng xây nên một vùng đất phương Nam màu mỡ và trù phú như ngày hôm
nay. Tên tuổi của Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Lê Thánh
Tông, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tri Phương... vẫn được
người đời sau hết lời ca tụng.Từ xưa, Hải Vân Quan vừa là trạm trung
chuyển, điểm dừng chân, trên con đường thiên lý Bắc-Nam, vừa là vùng cửa
ngõ của nước Đại Nam, đồng thời trở thành cột mốc ranh giới phân định
giữa Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng bây giờ.Không những thế, Hải Vân Quan
còn nằm trên một địa thế khá lý tưởng. Địa hình cheo leo, khúc khuỷu,
khí hậu mát mẻ quanh năm. Đó là chốn “thiên cảnh bồng lai” nằm giữa hai
bãi biển đẹp (Lăng Cô và Nam Ô), một bên là núi với sương trắng bao phủ
quanh năm, một bên là biển hiền hòa soi mình trong ánh nắng vàng, từng
làm lay động tâm hồn biết bao người. Từ trên Hải Vân Quan nhìn về hai
phía, du khách sẽ chiêm ngưỡng cảnh sắc trời mây kỳ vĩ của thiên nhiên
ban tặng với những chứng tích của nhiều thời kỳ lịch sử huy hoàng, là
niềm tự hào về quá khứ vàng son của khúc ca khải hoàn “Thiên hạ đệ nhất
hùng quan”.
Chạnh lòng cho di tích!
Dấu xưa huy hoàng là vậy, con đường
thiên lý Bắc- Nam quanh co, trắc trở là thế nhưng từ năm 2000, khi hầm
đèo Hải Vân- công trình thế kỷ XXI được thông xe, Hải Vân Quan càng vắng
người qua lại. Hơn 10 năm trôi qua, mặc dù đã được xếp hạng là một di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, song di tích này vẫn chưa được trùng tu,
tôn tạo (?).Men theo con đường nhỏ dốc và lởm chởm đá để lên cổng Hải
Vân Quan, chúng tôi thấy cổng vòm cao bám đầy rêu xanh mang dấu ấn thời
gian. Cổng Hải Vân giờ rất ít người qua lại, cũng chẳng còn người đứng
gác hay bảo vệ. Quang cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là nham nhở
dây leo, cỏ cây hoang dại xen lẫn trong những hầm hố, bám níu trên cổng
thành. Dấu tích thời gian của sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” vang
danh một thời cũng dần mờ theo năm tháng. Lên đến Hải Vân Quan, thoả sức
nhìn cảnh trời mây, chúng tôi còn nhìn thấy nhiều lô cốt sụt bể nắp nằm
nghiêng ngả. Gần các lô cốt này là những lỗ châu mai “bám” nhiều cỏ
lau, cây dại. Lân la cùng đoàn cựu chiến binh viếng thăm Hải Vân Quan,
một cựu chiến binh đến từ Thái Bình cho chúng tôi biết, những lô cốt này
được người Pháp xây dựng vì mục đích quân sự với nhiều hình dạng, quay
về các hướng khác nhau để kiểm soát tuyến đường huyết mạch nối liền đất
nước, Quốc lộ 1A, nhưng giờ chổng chơ chẳng khác gì phế tích (!?). Nằm
liền kề là một ngôi nhà, vốn xưa kia là trụ sở của những người trông coi
Hải Vân Quan, giờ cũng bị bỏ hoang.Nhìn cổng Hải Vân Quan cùng với
những lô cốt, lỗ châu mai đang “gồng mình” chống chọi lại sức tàn phá
của thiên nhiên, chúng tôi cảm thấy xót xa cho di tích. Không biết đến
bao giờ Hải Vân Quan mới được được đối xử bình đẳng như những di tích đã
được công nhận là di sản lịch sử văn hóa của tỉnh?
Bài và ảnh: Dương Văn Út
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét