Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ gia đình có công

 

Hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ gia đình có công



3:26 PM, 02/05/2013

Ảnh minh họa
Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013.
Hộ gia đình được hỗ trợ phải có đủ 2 điều kiện: 1- Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận; 2- Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ: Phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hoặc phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

 XEM THÊM THÔNG TIN


Hai mức hỗ trợ
Ngân sách Nhà nước (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) sẽ hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo "3 cứng" (nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng).
Về phương thức thực hiện hỗ trợ, Quyết định nêu rõ, UBND cấp xã sẽ đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
UBND cấp xã sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định và vận động các hộ tự xây dựng nhà ở. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn như già cả, neo đơn, tàn tật... mà không thể tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.
2013 cơ bản xong việc hỗ trợ khoảng 71.000 hộ
Quyết định nêu rõ, trong năm 2013, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng theo đúng quy định đối với khoảng 71.000 hộ.
Trong năm 2014, các địa phương tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng các địa phương mới rà soát, thống kê, báo cáo năm 2013.
Hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
c) Thân nhân liệt sĩ
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng
đ) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
h) Bệnh binh
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
(Chinhphu.vn) - Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15/6/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở.

Đối tượng nào được hỗ trợ cải thiện nhà ở?



8:36 AM, 07/05/2013

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, có hiệu lực từ ngày 15/6. Một trong vướng mắc được nhiều đối tượng quan tâm là nếu thời điểm này đang tiến hành xây, sửa nhà thì có được hưởng chính sách hỗ trợ này không?

Theo phản ánh của ông Nguyễn Đức Quý (email: nguyenducquy308@...), thương binh hạng 2/4, hiện gia đình ông đang tiến hành sửa chữa nhà ở do bị hư hỏng nặng. Ông vừa được biết đến chính sách hỗ trợ người có công xây, sửa nhà ở. Tuy nhiên, chính sách mới này đến ngày 15/6/2013 mới có hiệu lực thi hành. Ông Quý băn khoăn liệu trường hợp này gia đình ông có được hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Tương tự, bà Võ Thị Kim Quy (email: nhanvothanh@...) là con liệt sỹ. Gia đình bà cũng đang chuẩn bị xây nhà mới bởi nhà ở hiện tại đã dột nát không ở được trong mùa mưa tới.
“Tôi đã được tham khảo quy định mới về việc hỗ trợ xây sửa nhà ở cho hộ gia đình có công. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ 40.000.000 đ như quy định để xây nhà vì gia đình chúng tôi đang phải vay mượn tiền để làm nhà”.
Tuy nhiên, theo bà Quy được biết, đến ngày 15/6, chính sách này mới có hiệu lực, đồng thời phải chờ hướng dẫn của các đơn vị chức năng. Bà Quy hỏi, nếu bà tiếp tục xây nhà như dự kiến, thì sau này bà có được hỗ trợ nữa không?
Gia đình ông Đỗ Văn Ngân (email: ngandv@...) đang thờ cúng bác ruột là liệt sỹ. Ông Ngân muốn được biết gia đình có được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Trung Chính (email: trungchinhva@...), bố ông thuộc đội quân tình nguyện Việt Nam sang giúp nước bạn Lào từ năm 1971 - 1979. Khi phục viên do nhà cháy mất hết giấy tờ gốc, bố ông có đề nghị và đã được cấp lại quyết định phục viên, nhưng chỉ còn bản sao.
Vừa qua, được biết có chính sách hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở, ông có tham khảo ý kiến của đơn vị thực hiện chính sách tại địa phương về trường hợp của bố ông nhưng được cán bộ trả lời, bản sao quyết định phục viên không có hiệu lực, nên gia đình ông không thuộc đối tượng được hỗ trợ xây sửa nhà. Ông Chính thắc mắc, cán bộ trả lời như vậy có đúng không?
Theo phản ánh của bà Hồ Ngọc Thu (email: hoadao5982@...) bố bà là người có công với cách mạng, được trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Hiện nay bố bà đã chết, mẹ bà không có lương, chỉ có khoản tiền tuất hàng tháng. Vậy, gia đình bà có được hỗ trợ sửa chữa nhà ở theo chính sách mới ban hành không?
Còn bà Vũ Phương (email: phuongmocaynam@...) muốn được biết trường hợp một gia đình có chồng và con là liệt sỹ, chưa được hỗ trợ về nhà ở. Nay, người thờ cúng đã qua đời, các con còn lại tiếp tục thờ cúng liệt sỹ. Vậy, người thờ cúng liệt sỹ hiện nay đang gặp khó khăn về nhà ở thì có được hỗ trợ theo chính sách mới này không?
Dự kiến tháng 6 sẽ có hướng dẫn thực hiện
Theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, người có công được hỗ trợ 2 mức 20 và 40 triệu đồng theo tiêu chí là xây mới và sửa chữa nâng cấp từ ngân sách nhà nước cấp ngoài ra còn được hỗ trợ thêm từ các nguồn khác ở địa phương.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, từ chủ trương này cho thấy trong điều kiện nền kinh tế đất nước thời kỳ đổi mới còn gặp rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước ta luôn thống nhất quan điểm trước sau như một dành sự quan tâm chăm lo và cải thiện đời sống đối với người có công và các gia đình chính sách ngày càng tốt hơn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Sự quan tâm đặc biệt này phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, với mức hỗ trợ như trên của Nhà nước và sự hỗ trợ đóng góp từ nhiều nguồn lực khác thì đây là một cơ hội lớn, niềm vui lớn đối với người có công và các gia đình chính sách đang thực sự khó khăn về nhà ở.
Bởi, với số kinh phí xây mới cho một căn nhà tình nghĩa đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng cùng với 30 triệu đồng từ các nguồn lực khác thì việc tổ chức thực hiện sẽ giúp đối tượng người có công có nhà ở ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Qua trao đổi với Bộ Xây dựng được biết, dự kiến trong tháng 6 Bộ sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức của công dân
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Doi-tuong-nao-duoc-ho-tro-cai-thien-nha-o/20135/167886.vgp


Thêm chuyện lạ về nhà vệ sinh “khủng” trong trường học


 

Đó là Trường tiểu học Long Sơn (huyện Minh Long) có tới hai nhà vệ sinh được tài trợ xây dựng và một nhà vệ sinh cũ của trường.
Chẳng hiểu tại sao sở lại “ấn” xuống
"Trường cũng báo với sở đã có một khu nhà vệ sinh rồi, nhưng chẳng hiểu tại sao sở vẫn “ấn” tiếp cái nữa"
Thầy Võ Chí Tư (phó hiệu trưởng Trường tiểu học Long Sơn)
"Số tiền ấy đủ để làm nhà tầng và các hạng mục vệ sinh khang trang trong căn nhà ấy"
Cô Đỗ Thị Lan (hiệu trưởng Trường tiểu học Hành Thịnh)
Một cái có số vốn gần 600 triệu đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ NN&PTNT). Một cái do nước ngoài viện trợ (chương trình SEQAP) vốn gần 1 tỉ đồng gồm một nhà vệ sinh và một phòng học. Điều lạ là cả hai dự án này dù nguồn vốn khác nhau nhưng cũng do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi làm chủ đầu tư và được bàn giao đưa vào sử dụng cách nhau chỉ hai tháng.
Thầy Võ Chí Tư - hiệu phó nhà trường - cho biết: “Việc thiết kế, xây dựng, giám sát thi công, trường không được tham gia. Mọi công tác phê duyệt, chọn nhà thầu đều do Sở GD-ĐT trực tiếp làm. Trường chỉ nhận chìa khóa trao tay”. Thầy Tư kể trước khi xây nhà vệ sinh mới (cái sau), nhà trường cũng báo với Sở GD-ĐT, UBND huyện và Phòng GD-ĐT là trường đã có một khu nhà vệ sinh rồi nên xin được đầu tư máy móc thiết bị, phòng học nhưng chẳng hiểu sao sở vẫn “ấn” tiếp cái nữa, chẳng lẽ trường không nhận. Vậy là Trường Long Sơn có đến ba nhà vệ sinh (hai mới, một cũ).
Tại Trường tiểu học Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), bên cạnh nhà vệ sinh cũ là nhà vệ sinh mới được xây dựng hơn 593 triệu đồng, được bàn giao cho trường sử dụng đầu năm học 2012. Cô Đỗ Thị Lan - hiệu trưởng nhà trường - cho biết dù mới sử dụng nhưng máy bơm nước thường xuyên bị trục trặc nên nước bữa có bữa không. “Quá trình thi công Sở GD-ĐT cũng cơ cấu hiệu trưởng vào ban giám sát, nhưng bản vẽ thiết kế mình đâu biết gì, vào ban giám sát cho vui, thấy không hợp lý thì có ý kiến đề nghị cho có” - cô Lan kể. Dù chuyên môn là quản lý giáo dục, khi so sánh công trình với số vốn đầu tư, cô Lan cho rằng thiết kế như vậy nhỏ so với kinh phí, thực tế làm chắc cũng không bao nhiêu.
Cô Lan kể thêm trường đang thiếu nhà vệ sinh, nhưng cũng đâu cần mức quy mô như vậy. Cái cần thiết nhất của trường hiện nay là lớp học, bàn ghế đầu tư hơn 20 năm rồi, hư hỏng mất 60%, xuống cấp nghiêm trọng vẫn chưa có kinh phí thay mới. Mỗi khi đến hè, các trường khác được nghỉ ngơi thì Trường Hành Thịnh lại bắt tay vào sửa chữa để phục vụ các em học sinh năm học mới. Nhìn những bàn ghế chắp vá, cũ kỹ mà xót. “Nếu nhà vệ sinh làm khoảng 100 triệu thôi, còn lại gần 500 triệu đồng dành mua bàn ghế với mức 1 triệu đồng/bộ như hiện nay sẽ đảm bảo cơ sở vật chất cho các em” - cô Lan chia sẻ.
http://tuoitre.vn/Giao-duc/553015/them-chuyen-la-ve-nha-ve-sinh-khung-trong-truong-hoc.html#ad-image-0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét