Nữ Phó chủ tịch phường bỏ trốn hơn một tháng
Không còn khả năng trả nợ, bị khủng bố tinh thần, một phó chủ tịch phường ở Đà Nẵng đã bỏ nhiệm sở từ đầu tháng 4, đưa 2 con đi khỏi nơi cư trú.
Ngày 28/5, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu (TP
Đà Nẵng) cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác bà Lê Thị Cẩm
Lệ, Phó chủ tịch UBND phường Hòa Thuận Tây vì không đến làm việc và đi
khỏi nơi cư trú không báo cáo từ giữa tháng 4.
Vợ chồng ông Sanh đang ở trong căn nhà đi thuê. Ảnh: NLĐ. |
Theo ông Lê Đình Sanh (cha bà Lệ), bà này lập gia đình
và có 2 con nhưng do chồng rượu chè cờ bạc nên năm 1999 hai người ly
hôn. Gần đây, bà Lệ buôn bán thêm mỹ phẩm, quần áo nhưng thua lỗ, đồng
thời vay tiền lãi suất để kinh doanh nên nợ nần ngày càng chồng chất.
Tháng 9/2012, vợ chồng ông Sanh bán nhà để cho con gái
trả một phần nợ. Phần còn lại ông mua ngôi nhà số 24 Nguyễn Duy và cho
bà Lệ đứng tên sở hữu. Đầu tháng 3 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cán
bộ phường Hòa Thuận Tây đồng thời là chủ nợ của bà Lệ, đề nghị mua căn
nhà trên với giá 1,6 tỷ đồng và hứa sẽ đưa đủ tiền để bà Lệ trả nợ ngân
hàng và nuôi con. Tuy nhiên, khi bà Lệ làm xong các thủ tục sang tên, bà
Cúc trừ số tiền còn lại vào tiền nợ.
Căn nhà bà Lệ bán cho bà Cúc đang được bà Cúc để biển rao bán. Ảnh: NLĐ. |
Bực tức vì bị bội tín, bà Lệ không chịu giao nhà nên
bị nhiều người lạ mặt đến uy hiếp, hành hung, đe dọa hai mẹ con. Bị
khủng bố về tinh thần và sợ ảnh hưởng đến hai con, ngày 8/4, bà Lệ đưa
con gái học lớp 12 và con trai học lớp 9 đi khỏi nơi cư trú. Vợ chồng
ông Sanh cũng không thể liên lạc được với con và đang phải thuê một căn
nhà nhỏ để ở tạm.
Ông Lê Anh cho biết thêm, ngoài bà Lệ, UBND quận Hải
Châu còn tạm đình chỉ công tác đối với hai cán bộ khác là bà Nguyễn Thị
Kim Cúc và bà Nguyễn Thị Bích Thảo do liên quan đến việc nợ nần của bà
Lệ và đã giao vụ việc sang công an quận Hải Châu điều tra.
Theo Người Lao động
Người dân được trực tiếp khiếu nại với lãnh đạo thành phố
Với những vụ việc đã được thủ trưởng các ban, ngành hoặc lãnh đạo quận, huyện tiếp nhận nhưng người dân chưa thỏa mãn vẫn có thể đăng ký gặp Chủ tịch, hoặc Phó chủ tịch UBND thành phố để được giải quyết.
UBND TP HCM vừa ban hành Quy chế tiếp công dân của Chủ
tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhân
dân với người đứng đầu chính quyền. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong
công tác chỉ đạo và điều hành, bảo đảm thực thi pháp luật, kịp thời chỉ
đạo giải quyết nhanh những vướng mắc trong công tác tiếp công dân, cơ
quan, tổ chức trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND TP HCM tại kỳ họp HĐND TP. Ảnh: H.C.
Theo quy chế này, hàng tháng các lãnh đạo thành phố sẽ
tiếp công dân ít nhất một ngày, không kể trường hợp tiếp công dân đột
xuất tại Văn phòng Tiếp công dân thành phố (15 Nguyễn Gia Thiều, phường
6, quận 3). Văn phòng sẽ nhận đơn đăng ký gặp Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
UBND thành phố khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố; hoặc với
những vụ việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị nếu không giải
quyết kịp thời có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà
nước, của tập thể và cá nhân hay gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh
chính trị và an toàn xã hội.
Đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài đã được thủ
trưởng các ban ngành hoặc Chủ tịch UBND quận huyện tiếp nhưng công dân
vẫn tiếp tục khiếu nại cũng được đăng ký gặp Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
UBND thành phố. Ngoài ra, người dân cũng có quyền đăng ký gặp lãnh đạo
thành phố với những vụ việc đã quá hạn giải quyết theo quy định của pháp
luật do lỗi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của cán bộ, công chức
khi thi hành công vụ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp công
dân, Văn phòng Tiếp công dân sẽ có bản dự thảo thông báo kết luận trình
lãnh đạo thành phố. Sau khi được phê duyệt, Văn phòng phát hành thông
báo truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND thành
phố đến các cơ quan dự họp và gửi giấy báo tin cho công dân…
Trung Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét