Từ Liêm chuẩn bị cưỡng chế hộ dân không chịu nhận bồi thường GPMB
Liên quan việc dự án công ty Nguyễn Hoàng bị “đắp chiếu” vì vướng khâu giải phóng mặt bằng (GPMB), ông Nguyễn Công Trình, Phó Ban GPMB huyện Từ Liêm cho biết sẽ thực hiện các biện pháp để giải quyết dứt điểm trong tháng 5.2013.
Đã hơn một lần huyện Từ Liêm nói với báo giới sẽ cương quyết cưỡng chế đối với hộ dân không chấp thuận đền bù GPMB một cách hợp tình, hợp lý và tự nguyện di dời.
Ngày 18.12.2012 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Từ Liêm đã nhận định đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt và dự kiến việc cưỡng chế sẽ được tiến hành trong tháng 1.2013.
Trước đó nữa, UBND huyện Từ Liêm từng ra “tối hậu thư”: Sau ngày 15/11/2012, hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt vẫn không hợp tác, cố tình không nhận tiền và bàn giao mặt bằng thì UBND huyện sẽ báo cáo Thường vụ huyện ủy, UBND thành phố chấp thuận thi hành biện pháp hành chính thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo huyện Từ Liêm đã khẳng định: Nhất định sẽ bàn giao mặt
bằng cho chủ đầu tư trong năm 2012 để chủ đầu tư triển khai Dự án đã bị
đắp chiếu gần 10 năm nay.
Sau gần 10 năm kiên trì GPMB, dự án mới chỉ xây được một bức tường bao chưa trọn vẹn như thế này!
Những lý do trên thực sự thiếu thuyết phục, lý do chính yếu theo điều tra của PLVN và chính ông Nguyễn Công Trình, phó ban GPMB huyện Từ Liêm cũng phải thừa nhận thì rõ ràng là có sự “chần chừ” vì hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt là hộ gia đình chính sách, không có chỗ ở nào khác.
Tuy nhiên, nếu nói vì lý do này thì chính UBND huyện Từ Liêm trong
nhiều báo cáo cũng đã nhận định: Những chính sách đền bù đối với hộ gia
đình ông Vũ Quang Suốt, rõ ràng đã đủ lý, tình. Ngược lại, theo như
nhận xét của ông Nguyễn Công Trình, Phó Ban Giải phóng mặt bằng huyện Từ
Liêm thì chính hộ gia đình ông Suốt đã không hợp tác với doanh nghiệp
và chính quyền địa phương.
Quyết định số 2662/QĐ-UBND của UBND huyện Từ Liêm về việc giải quyết khiếu nại của ông Vũ Quang Suốt
Hồ sơ cũng cho thấy đối với hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt, ngoài tiền
hỗ trợ, Cty Nguyễn Hoàng đã bố trí căn hộ tái định cư tại KĐT Mỹ Đình 1
trị giá hơn 2,7 tỷ đồng song gia đình ông Suốt vẫn không nhận tiền bồi
thường cũng như căn hộ tái định cư. Thậm chí khi Cty Nguyễn Hoàng chấp
thuận mua thêm 01 kiot tại chợ Mỹ Đình để hộ gia đình ông Suốt kinh
doanh theo đề xuất của chính quyền địa phương nhưng ông vẫn không chấp
thuận và yêu cầu được tái định cư bằng đất. Đòi hỏi này của hộ gia đình
ông Suốt được các cấp chính quyền từ chối vì không đủ cơ sở xem xét bố
trí tái định cư bằng đất ở.Trước tình trạng này, ngày 16/8/2011, UBND huyện Từ Liêm đã ban hành quyết định số 7537/QĐ-UBND cưỡng chế thu hồi đất của hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt. Sau đó, ngày 2/10/2012, ông Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch UBND TP đã ký công văn số 7576/UBND - TNMT đề nghị UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, chủ đầu tư tập trung tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân hiêu, đồng thuận, sớm bàn giao mặt bằng và di chuyển về chỗ ở đã được bố trí tái định cư.
Trong quyết định trả lời mới nhất về việc giải quyết khiếu nại của ông Vũ Quang Suốt của UBND huyện Từ Liêm ngày 15/5/2013, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thị Huệ tiếp tục khẳng định giữ nguyên Quyết định 13378/QĐ-UBND ngày 30/9/2010, trong đó tính bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp cho gia đình ông Suốt là 201.600 đồng/m2. Do gia đình ông Suốt không có nơi ăn ở nào khác ngoài vị trí đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Vì vậy, ngày 10/6/2011, UBND huyện Từ Liêm đã có quyết định số 5032/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bổ sung đối với hộ gia đình ông Suốt, trong đó xét giao tái định cư căn hộ P403 nhà B6, diện tích 70,6m2 tại khu đô thị mới Mỹ Đình 1, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.
Quyết định này cũng nêu rõ: Nếu không đồng ý với quyết định này, ông Vũ Quang Suốt có quyền khiếu nại đến UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện tại TAND huyện Từ Liêm.
“Chúng tôi mới có cuộc họp về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thị Huệ phó chủ tịch huyện phụ trách công tác GPMB đã giao cho trưởng ban GPMB huyện thực hiện các biện pháp để tiến hành cưỡng chế, chậm nhất sẽ giải quyết dứt điểm vào 30/05/2013”, ông Nguyễn Công Trình khẳng định.
Công luận đang trông chờ sự “cương quyết” của huyện Từ Liêm lần này trở thành hiện thực chứ không còn “cương quyết trên giấy” như thời gian qua bởi sự chần chừ của các cấp chính quyền thực tế đã nảy sinh những tiền lệ “khó chữa”. Tại xã Mỹ Đình, không chỉ công trình của doanh nghiệp bị “đắp chiếu” mà bản thân dự án xây trường Tiểu học Mỹ Đình là dự án dân sinh nhưng cũng đang nằm trong tình trạng “đắp chiếu” vì vướng một vài hộ dân không chấp thuận đền bù GPMB.
Theo Pháp luật Việt Nam
Thứ năm, 24 Tháng tư 2003, 08:54 GMT+7
Doanh nghiệp vẫn nhức đầu về chuyện đất đai
Khát vọng sống của một thương phế binh Hà nội Việt nam
Trong khi hầu hết các loại tư
liệu sản xuất đều đã trở thành hàng hóa và mọi doanh nghiệp đều có thể
dễ dàng tiếp cận, thì đất đai vẫn luôn làm họ ""nhức đầu"" vì tính chất
""tế nhị"" của nó. Có cách nào gỡ khó cho họ không?
Có thể gọi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNN&V) là những ""người nghèo"" trong giới kinh doanh.
Thiếu vốn, thiếu thông tin, lời nói thiếu trọng lượng..., họ thường gặp
muôn vàn khó khăn khi tìm đất để sản xuất, kinh doanh. Ông Lê Tuấn Hải,
Tổng Giám đốc Công ty Kỹ nghệ và Hạ tầng tâm sự: ""Những doanh nghiệp
(DN) nhỏ như chúng tôi gần như không biết thông tin gì về đất đai, nếu
biết thì cũng đã muộn, đất đã về tay người khác. Đất của các dự án thì
Chính phủ đều giao cho các DN lớn, các Tổng Công ty 90-91, có thể nói đó
là đặc quyền đặc lợi cho một số ít DN may mắn"".
Khi được hỏi, vì sao các DNN&V không
thuê đất trong các KCN, KCX, ông Hải cho biết, không mấy DN nhỏ đủ điều
kiện tài chính để ""kham"" tiền thuê đất, vốn không rẻ chút nào. ""Mà đã
thuê đất của KCN thì phải thuê 5-7ha, trong khi DN nhỏ chỉ có nhu cầu
1-2ha mà thôi"".Một nguyên nhân khác khiến DNN&V khó tìm đất sản xuất, theo ông Nguyễn Hoàng Lưu, Tổng thư ký Hiệp hội các DNN&V Hà Nội, là do cơ chế thực hiện việc cho thuê, trao quyền sử dụng đất cho DN chưa tốt. Vẫn còn nhiều cán bộ, công chức lợi dụng ""miếng bánh màu mỡ"" này để trục lợi. ""Thiếu đất, chúng tôi khổ sở vô cùng""
Ông Huỳnh Xuân Long, Giám đốc
Công ty Xương rồng Huỳnh Long tâm sự như vậy. ""Chủ trương Nhà nước thì
đúng, nhưng cấp xã, huyện lại làm sai. Để có mặt bằng sản xuất, DN phải
chịu trăm đường khổ ải. Nào phải xin xã, huyện, nào những rào cản giấy
tờ và thủ tục hành chính, đến mức chúng tôi cảm thấy cái mặt bằng như
những hố chôn chân DN. Vốn của DNN&V rất hạn hẹp, cứ đổ vào mặt
bằng, cơ sở hạ tầng, đến khi cần vốn để làm ăn thì chúng tôi lại không
vay được ai"", ông Long bức xúc.
Cơ sở của ông Long tập hợp được
khá nhiều giống xương rồng ngoại nhập, sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu
thụ rất nhanh chóng. Ông lập kế hoạch trồng cây trong nhà kính, năng
suất dự kiến rất cao, nhưng mấy năm rồi chưa xin được đất. ""Đi tư vấn,
họ cho biết, phải nộp khoảng 550 triệu mới có được mặt bằng trên 1ha
đất. Làm sao một DN như chúng tôi kham nổi số tiền đó"", ông Long than
phiền.
Ông cho biết, ở các nước, làm
nhà kính là việc rất bình thường, không có gì rắc rối. ""Trong khi đó, ở
Việt Nam, chúng tôi phải xin đủ thứ giấy phép, lắm đường lắm lối đến độ
chúng tôi cảm thấy càng ngày càng rắc rối thêm. Đến lúc này, tôi nghĩ
rằng không thể theo đuổi dự án này được nữa"", ông Long nói.
DN của ông Long cũng không thể
vào KCN, bởi ""chỉ một số ngành nghề nhất định mới được vào KCN, chủ yếu
là sản xuất công nghiệp. DN chúng tôi trồng cây trong nhà kính, làm sao
vào đấy được? Muốn thuê đất ở ngoài cũng dở, bởi Luật Đất đai quy định
giao đất cho cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Chúng
tôi ở Hà Nội, rất khó đi thuê đất ở các tỉnh. Một đối tác Pháp của chúng
tôi, chuyên nhập khẩu xương rồng vào Pháp, khi nghe tôi kể những ""đoạn
trường"" ấy, tỏ ra rất buồn cười vì họ không hiểu tại sao ở Việt Nam
làm ăn khó thế"".
Đấu giá quyền sử dụng đất - cơ hội cho DNN&V
Những cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất
vừa rồi ở TP.HCM và Hà Nội được giới doanh nhân coi là sự kiện lớn. Ông
Huỳnh Xuân Long cho rằng, bán đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức rất
phù hợp để đất đai được sử dụng một cách hiệu quả hơn. ""Vấn đề là phải
các thông tin về cuộc đấu giá phải được công bố công khai, minh bạch
trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các DN được cạnh tranh bình
đẳng với nhau. Hiện việc đấu giá được tiến hành ngầm tại các địa
phương, muốn tham gia thì chúng tôi phải, nói thẳng ra là hối lộ chính
quyền xã, huyện..."", ông Long cho biết. Ông cũng khẳng định, Hà Nội có
nhiều lô đất vừa và nhỏ, UBND có thể tổ chức đấu giá theo từng mức 1-2-3
ha... để DN lựa chọn.
|
||
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét