Những ngày qua, thông tin xoay quanh thị trường vàng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, có những câu hỏi căn bản như: vàng là gì? được hình thành như thế nào? tuổi vàng?… thì không phải ai cũng biết. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vàng.
Vàng là gì?
Vàng thực chất là một kim loại quý hiếm, màu vàng sẫm, ánh đỏ có tên
la tinh là Aurum (ký hiệu AU). Vàng nguyên chất là một kim loại tương
đối mềm, dễ kéo dài, dát mỏng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Vàng còn là một
chất có tính phản xạ tuyệt vời nếu phủ lên bề mặt vật thể một lớp vàng
mỏng nó có thể phản xạ tới 90% sự phóng xạ có mật độ cao hoặc bức xạ
nhiệt.
Vàng được sử dụng trong cuộc sống với nhiều mục đích khác nhau trên
các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Trong đời sống xã hội, vàng được coi là
tài sản có giá trị cao thường được lưu giữ làm nguồn tài chính dự trữ,
dùng làm phương tiện thanh toán trong mua bán tài sản có giá trị lớn và
một phần được dùng làm đồ trang sức. Đeo đồ trang sức bằng vàng có khả
năng phòng chống các tác động của thời tiết đến sức khỏe con người.
Vàng trắng
Vàng trắng (xin đừng nhầm lẫn với bạch kim) là hợp kim của vàng và có
ít nhất một kim loại có màu trắng, được tạo ra bằng công nghệ luyện kim
đặc biệt, trong đó có vàng là nguyên tố chính (chiếm hàm lượng lớn
trong hợp kim, thường là 58,3% Au (14k) đến 75% Au(18k)).
Người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy
đều cùng với vàng, sau khi kết tinh thu được một hợp chất có màu trắng,
sản phẩm này được gọi là vàng trắng. Thành phần của nó gồm có vàng và
các kim loại quý hiếm như nicken, mangan, hoặc paladium… Do tính chất
đặc biệt của hợp kim nên màu vàng của vàng đã mất trong vàng trắng.
Giống như vàng, tuổi của vàng trắng cũng được tính bằng carat. Đặc
tính của vàng trắng phụ thuộc vào các kim loại được đưa vào và tỷ lệ %
của chúng. Hợp kim vàng trắng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau: hợp kim của vàng trắng với niken sẽ cứng và bền, thích hợp cho chế
tác nhẫn, các chốt; hợp kim vàng trắng – palladium rất mềm, dễ uốn,
thích hợp với trang sức đính đá quý, đôi khi nó cũng được kết hợp với
các kim loại khác như đồng, bạc, bạch kim nhằm tăng khối lượng và độ
bền.
Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Ustralia) đã công bố công trình
nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất. Động đất gây
ra hiện tượng đứt gãy địa chất, tạo nên vô số các khe hở. Nước nhanh
chóng lấp đầy những khe hở này. Điều đặc biệt xảy ra ở khoảng 10 km dưới
lòng đất, nơi có áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao. Điều kiện môi trường
cộng với việc nước mang nồng độ cao các chất carbon đioxít, silic đioxit
cùng một số chất cần thiết khác sẽ giúp tạo ra vàng. Sau đó, dư chấn
hoặc các trận động đất khác khiến những khe hở mở rộng hơn làm áp suất
giảm đột ngột, nước nhanh chóng bay hơi và bất cứ hạt vàng nào tồn tại
trong chất lỏng đều kết tủa gần như ngay lập tức. Quá trình kiến tạo
trong vỏ trái đất khiến động đất lặp đi lặp lại giúp hình thành lớp vàng
trầm tích. Để trả lời câu hỏi về nguồn gốc của vàng, làm thế nào mà
vàng có thể biến đổi từ trạng thái nóng chảy sang trạng thái rắn để khai
thác được? Các nhà khoa học đã mô phỏng lại quá trình giảm áp tại các
khe hở chứa đầy chất lỏng trong một trận động đất. Với cách làm này, họ
đã có đáp án. Vàng bị nóng chảy từ trong lòng đất đã được đẩy lên theo
sự vận động của vỏ trái đất. Vàng có dạng thỏi do các khoáng chất kèm
theo bị oxi hóa bởi thời tiết và việc rửa trôi bụi vào các con suối,
dòng sông nơi vàng tích tụ. Nghiên cứu cũng cho biết chấn động duy nhất
sẽ không tạo ra vàng có giá trị kinh tế. Để tạo thành một mạch chứa 100
tấn vàng sẽ phải mất 100.000 năm.
Ở Việt Nam, quặng vàng phân bố rải rác ở nhiều nơi với quy mô nhỏ,
tổng tài nguyên tính được khoảng vài nghìn tấn và trữ lượng chỉ đạt vài
trăm tấn. Đến nay đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng gốc. Trong
đó có gần 30 nơi đã được tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng với số
lượng khoảng 300 tấn vàng.
Các đơn vị đo lường của vàng
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo
đơn vị là cây (lượng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một chỉ
vàng 1/10 bằng cây vàng. Trên thị trường thế giới, vàng thường được
tính theo đơn vị là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương 31.103476
gram.
Tuổi vàng
Tuổi vàng (hàm lượng vàng) được tính theo thang độ K (karat). 1 Karat
tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi
người ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng
trong mẫu xấp xỉ 75%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn
gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
Vàng 18K (75%) thường được gọi là vàng 7 tuổi rưỡi.
Vàng 18K (70%) thường được gọi là vàng 7 tuổi.
Vàng 14K (58,3%) thường được gọi là vàng 6 tuổi.
Vàng 24K (99,99%) thường được gọi là vàng 10 tuổi.
Vàng 24K (90%) thường được gọi là vàng 9 tuổi.
Phương pháp tính tuổi vàng
Tính tuổi theo Cara (viết 24 Cara hay 24K): Đây là phương pháp tính độ tinh khiết.
Đó là: (Tỷ số giữ khối lượng vàng trong hợp kim)/ (Tổng khối lượng hợp kim) = 24 K . Trong đó 1 cara = 1/24 = 0,0417.
Tính tuổi theo đơn vị%: 99,99 tuổi = 24K hay 10 tuổi (vàng 10). Tương ứng 98 = 23,5K = 9,8 tuổi,…
Vì sao giá vàng biến động?
Giá vàng tăng giảm mạnh là do một số yếu tố cơ bản sau:
Yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới: Sự biến động
của giá đô la Mỹ – lãi suất tiền gửi của Mỹ; Sự biến động của giá dầu;
Mức độ lạm phát của nền kinh tế Mỹ; Một số chỉ số của nền kinh tế Mỹ.
Yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước: Giá vàng
thế giới; Cung cầu của các nhà đầu tư và thị trường trang sức; Chính
sách về vàng của các ngân hàng, công ty vàng bạc đá quý lớn.
Thảo Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét