Gia cảnh khốn khó của dũng sĩ đội phá bom ngã ba Đồng Lộc
Vợ chồng ông Chương trong ngôi nhà của mình. (Ảnh: K. Long).
|
Những năm chiến tranh ác liệt, ông là thành viên
trong đội quân rà phá bom mìn lừng danh đất Hà Tĩnh, góp phần mở đường
cho những chuyến xe chở hàng hoá vào chiến trường miền Nam. Hòa bình lập
lại, di chứng một thời khói lửa khiến ông bị ảnh hưởng thần kinh nặng
nề.
Lập gia đình, nhưng người “dũng sĩ” một thời ấy chưa bao giờ biết đến một ngày vui. Để nuôi sống tổ ấm của mình, hàng ngày ông chống gậy, bước khập khiễng đi khắp nơi làm kẻ hành khất. Giấc mơ được hưởng chế độ của ông, dù được chính quyền hết lòng tạo điều kiện cũng chẳng cách gì thực hiện được, khi hầu hết các giấy tờ chứng minh liên quan đều đã thất lạc.
Lập gia đình, nhưng người “dũng sĩ” một thời ấy chưa bao giờ biết đến một ngày vui. Để nuôi sống tổ ấm của mình, hàng ngày ông chống gậy, bước khập khiễng đi khắp nơi làm kẻ hành khất. Giấc mơ được hưởng chế độ của ông, dù được chính quyền hết lòng tạo điều kiện cũng chẳng cách gì thực hiện được, khi hầu hết các giấy tờ chứng minh liên quan đều đã thất lạc.
Đời long đong cùng “bữa đói, bữa no”
Quá khứ của ông rất đỗi hào hùng. Nhớ thời trai trẻ,
ông Nguyễn Thế Chương (xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) tình
nguyện hy sinh tuổi thanh xuân để cầm vô lăng lái xe đường dài phục vụ
cho công tác vận chuyển lương thực, đạn dược cho tuyền tuyến. Chính
những tháng ngày công tác ở Hạt 4 của Phòng giao thông huyện Can Lộc đã
rèn cho ông bản tính gan dạ, cương trực. Nhưng khoảng thời gian đáng nhớ
hơn cả trong cuộc đời của chàng trai đặc biệt này là khi tham gia lớp
rà phá, vô hiệu hóa bom mìn do công ty Giao thông Hà Tĩnh tổ chức. Nhờ
sự thông minh, cộng với bàn tay huấn luyện đầy tài hoa của thầy giáo
Vương Đình Nhỏ, ông Chương nhanh chóng gia nhập vào đội quân rà phá bom
mìn nổi tiếng đất Hà Tĩnh, góp phần làm nên những chiến công lừng lẫy
như ở bến đò Hạ Vàng, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Năm 1966, ông
được cấp trên điều về Ngã ba Đồng Lộc tiếp tục sứ mệnh quan trọng của
mình. Đây là chiến trường ác liệt nhất nhưng cũng là khoảng thời gian
đáng nhớ nhất đối với ông.
Vì phải chịu áp lực lớn của những lần rà phá bom mìn,
nên ông bị ảnh hưởng nặng về hệ thần kinh. Chính bởi ảnh hưởng nặng nề
này, nên dù được bố trí công tác tại Ban quản lý đường bộ Hà Tĩnh khi
hòa bình lập lại, ông đã không có đủ sức khỏe để làm việc. Lo sợ sức
khỏe của mình trở thành gánh nặng cho mọi người, một đêm mưa gió năm
1979, ông đột ngột bỏ đi mà không nói với bất kỳ ai. Từ đây, hành trình
lưu lạc gian khổ của người đàn ông từng hiên ngang đối mặt với mưa bom
bão đạn bắt đầu.
Thời gian đầu sau khi rời Ban quản lý đường bộ Hà
Tĩnh, nơi ông đặt chân đến là thành phố Đà Nẵng. Không giấy tờ, không
người quen thân thích, không đồng tiền lẻ trên người, ông đã chọn nghề
nhặt ve chai để kiếm sống. Hàng ngày với chiếc bao trên tay, ông đi bộ
khắp nơi từ ngoài đường cho đến những chiếc cống ẩm ướt hay những bãi
rác hôi thối để nhặt ve chai. Đêm xuống, ông lại tìm đến những hầm cầu
để tìm cho mình giấc ngủ. Cuộc sống như vậy cứ trôi qua cho đến một ngày
ông gặp cô gái “đồng nghiệp” Nguyễn Thị Nguyện (SN 1955, quê Thanh Hóa -
PV). Lúc đầu, tình cảm của họ chỉ đơn thuần là sự cảm thông của những
con người đồng cảnh ngộ phải lam lũ kiếm sống nơi đất khách quê người.
Dần về sau này, cô gái thương hoàn cảnh đã dọn đến ở với ông Chương dưới
mái nhà… hầm cầu. Trong khoảng thời gian sống ở đó, họ đã kịp có với
nhau mấy đứa con”.
Đến năm 2001, cả gia đình chuyển về thành phố Đông Hà
(Quảng Trị) mưu sinh. Tại thành phố đầy nắng và gió này, họ vẫn chỉ
biết tiếp tục “nghề gia truyền” của mình là đi nhặt ve chai. Với ông,
những ngày mưa to gió rét phải nằm gầm cầu, xó chợ, những ngày đói phải
ăn lá cây cầm hơi, sự xa lánh, hắt hủi của người đời... khi lang thang ở
Quảng Trị sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên.
Năm 2004, sau 3 năm vất vưởng, ông quyết định trở lại
quê nhà Thượng Lộc. Những người dân xã, sau hơn 20 năm tưởng ông đã
chết nơi đất khách, nay quá đỗi kinh ngạc, bởi ông Chương không những
trở về một mình mà còn “đèo bòng” thêm vợ cùng con. Không có tấc đất cắm
dùi, gia đình ông được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp cho
300m2 đất để làm chỗ nương thân. Khổ nỗi khi có đất rồi, họ cũng không
có tiền để xây nhà. Cả gia đình cứ thế sống “màn trời chiếu đất” suốt
hai tháng, cho đến lúc được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật quản lý bay (Sân
bay Gia Lâm, Hà Nội) và chính quyền địa phương, bà con lối xóm đã đóng
góp tiền, vật liệu, xây cho một ngôi nhà tình thương trên mảnh đất đó.
Cuộc sống từ đây không còn lưu lạc. Nhưng “bám rễ” trên quê hương, không
có nghĩa là ông Chương bớt cơ cực.
Hơn 10 năm sau khi trở về, gia đình ông vẫn thuộc
diện khó khăn nhất của xã. Hàng ngày, ông Chương chống gậy đi bộ khắp
nơi làm nghề hành khất. Ngày gặp may mắn, ông được người ta cho vài chục
nghìn hay mớ rau, con cá, miếng thịt lợn mỡ về cho gia đình ăn. Nhưng
có ngày, ông ra về với hai bàn tay trắng. Nhà không có đất sản xuất nông
nghiệp, hàng ngày bà Nguyện đi bộ khắp nơi để đào rau má về bán kiếm
tiền mua chút gạo. Ba đứa con của ông bà lớn lên, đứa nào đứa nấy đều
phải bươn chải khắp nơi để tự nuôi sống mình mà vẫn chật vật.
Huyền thoại Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: K. Long).
|
Hành trình dài mòn mỏi đi xin chế độ
Tự hào đã góp sức làm nên huyền thoại Ngã ba Đồng Lộc
Trong ngôi nhà nền đất sụt lở, khách đến chơi tìm đỏ
mắt cùng chẳng thấy gì đáng giá ngoài bộ bàn ghế người vợ ông mua cách
đây 10 năm với giá 300 nghìn đồng. Thấy phóng viên đến nhà, ông lê từng
bước nhọc nhằn rời khỏi chiếc giường ọp ẹp rồi nhanh miệng nói: “Nhìn
tôi thế này chứ lúc trước phá biết bao quả bom ở ngã ba Đồng Lộc đó cô
à. Cái thời khổ cực, nhưng oanh liệt lắm. Có sống thời đó mới biết quý
giá cuộc sống hiện tại. Giờ, mọi người thường gọi tôi là “lão Chương ăn
xin”, nhưng tôi không màng để ý vì tôi đã góp một phần nhỏ xương máu của
mình làm nên huyền thoại Ngã ba Đồng Lộc”.
|
Được biết, cách đây hơn 10 năm nhân dịp Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân La Thị Tám có mặt tại địa phương, ông Lương đã
đưa cho bà một bộ hồ sơ có đầy đủ giấy tờ để xét duyệt chế độ cho người
anh trai, vậy nhưng đợi mãi họ vẫn không thấy hồi âm. Sau đó, ông Lương
mới nghe mọi người nói bà Tám thuộc bên thanh niên xung phong, trong khi
đó ông Chương lại ở đội giao thông vận tải vì vậy hồ sơ đó đã nộp sai
đơn vị. Sau lần đó, không hiểu vì lý do gì, đại diện gia đình ông Chương
cũng không đi làm lại giấy tờ để xét chế độ. Mấy năm gần đây, người em
trai lại đổ bệnh nặng khiến mọi công việc đành phải gác lại. “Ông ấy sức
khỏe yếu lắm, lỡ chẳng may ông ra đi thì không biết ai sẽ làm tiếp công
việc xin chế độ cho bác Chương đây”, bà vợ thở dài nói.
Cũng theo những thông tin từ phía gia đình, thì ngoài
những giấy tờ nói trên, trong hai năm 1967 - 1968, ông Chương còn được
phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, nhận hai huân chương
chiến công, một bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả đều giữ tại
nhà em trai, thế nhưng sau một trận cháy bất ngờ, toàn bộ giấy tờ, bằng
khen đó hiện không còn nữa. Bà Nguyện (vợ ông Chương – PV) thở dài bảo:
“Những chuyện về quá khứ của ông ấy, tôi không hiểu rõ. Hỏi chuyện,
nhưng nhiều lúc ông không được tỉnh táo nên chẳng biết đâu mà lần. Hàng
xóm láng giếng cũng bảo tôi nên xin chế độ cho ông, nhưng khổ nỗi, giấy
tờ quan trọng giờ không còn nên đành chấp nhận vậy”.
Trao đổi chúng tôi về trường hợp ông Nguyễn Thế
Chương, ông Võ Xuân Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho hay: “Gia
đình ông Chương thuộc dạng khó khăn của xã, cả gia đình không có nghề
gì ngoài đi ăn xin và làm thuê, chúng tôi rất muốn ông được hưởng các
chế độ của Nhà nước. Nhưng cho đến hiện tại, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên
quan đến quy trình xét duyệt để hưởng các chế độ ông ấy không có đầy
đủ, nên chính quyền xã cũng đành bất lực”.
Đã nhiều năm qua, anh em họ hàng, người thân trong
gia đình đã cầu cứu khắp nơi chỉ mong ông nhận được sự trợ cấp ít ỏi của
xã hội. Vậy nhưng, xem ra điều đó lại chỉ là giấc mơ xa vời khi ông
không có đủ giấy tờ để làm hồ sơ (?).
Kim Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét