Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Niềm tin nào cho thị trường vàng?

Niềm tin nào cho thị trường vàng?
TP - Tròn một năm kể từ ngày Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng đi vào cuộc sống, tác động của chính sách hiện thế nào? Nghị định 24 có thực sự đạt được những mục tiêu bình ổn thị trường, bình ổn giá, khơi thông nguồn lực vàng như cơ quan quản lý mong đợi? Số này, chuyên trang Tài chính ngân hàng Tiền Phong tập trung làm rõ.
Từ đầu năm nay, thị trường vàng hấp dẫn người dân nhất trong ngày Thần tài.
Từ đầu năm nay, thị trường vàng hấp dẫn người dân nhất trong ngày Thần tài..  


Những hoài nghi
Ngay từ khi Nghị định 24 bắt đầu phôi thai, với thông tin sẽ chỉ tồn tại một loại vàng duy nhất là SJC, từng có lúc người dân rơi vào tâm trạng hoang mang, thậm chí có người lập tức đem vàng thương hiệu vàng khác đi bán bằng mọi giá.
Để trấn an dư luận, NHNN phải nhanh chóng lên tiếng khẳng định: “Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật” (khoản 2 điều 4). Dù vậy, “vẫn có tiếng bấc tiếng chì”, nhiều ý kiến cho rằng việc độc quyền SJC chỉ có lợi cho một số đối tượng.
Lúc đó, trước sức ép thị trường, để giải tỏa áp lực tâm lý người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu chuyển đổi vàng miếng khác sang vàng miếng SJC, NHNN phải yêu cầu Công ty SJC gia công vàng miếng từ vàng miếng SJC móp méo, vàng miếng thương hiệu khác.
Đi kèm, quá trình gia công được thực hiện công khai, diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi vàng phi SJC thành vàng SJC đáp ứng nhu cầu chi trả vàng SJC cho người dân của các TCTD, NHNN tổ chức thực hiện phương án tạm xuất vàng phi SJC, tái nhập vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế.
Đây cũng là lúc câu chuyện tạm xuất tái nhập lại rộ lên hoài nghi? Làm thế để làm gì, ai được lợi. Cùng với đó sau 12 phiên đấu thầu và hơn 13 tấn vàng cung ra thị trường, giá vàng trong nước và thế giới thay vì thu hẹp khoảng cách lại doãng xa có lúc lên tới gần 7 triệu đồng/lượng mà vẫn bị các ngân hàng phải tất toán trước thời điểm 30/6 “thun thút” mua hết.
Rồi khi vàng thế giới bất ngờ quay đầu oánh xuống, giá vàng trong nước phản ứng chậm, khiến những ai quan tâm đến vàng không khỏi bất bình.
Tất cả tích tụ như phủ một làn sương lên câu chuyện thị trường vàng khiến từng có lúc người dân, dư luận hoang mang không biết đặt niềm tin vào đâu?
Nghị định 24: Mục tiêu và diễn biến
Theo dõi Nghị định 24 từ ngày mới phôi thai, quan sát diễn biến thị trường qua các mốc thời gian cộng với thu nhận toàn bộ các luồng thông tin có thể nhận ra một điều cốt lõi: thị trường vàng quá phức tạp. Lẽ tất yếu đụng đến nó quả đến nhiều lợi ích.
Điểm căn cốt, từ lâu, người Việt có thói quen cất giữ vàng, vừa như một cách tích cóp của cải, vừa có thể đem ra sử dụng ngay khi có nhu cầu. Hơn 10 năm qua, con số ước đoán từ Hội đồng vàng thế giới, có khoảng 400 - 500 tấn vàng đang được cất trong dân.
Trong khi đó, với việc phải liên tục chạy theo nhu cầu nhập khẩu vàng để phục vụ thị trường hàng năm làm một lượng tiền đồng không nhỏ chảy vào vàng. Bắt đầu với Nghị định 24, NHNN lại quyết tâm đặt mục tiêu quản chặt thị trường với một lộ trình để vàng không còn hấp dẫn và bị xem như một đồng tiền (cùng với VND, USD).
Thay vì đồng ý với các quota nhập khẩu hàng chục tấn vàng của các DN hàng năm trước đây, 2 năm qua, NHNN đã nói “không” với nhập khẩu vàng.
 “Nhiều NHTM đã cho vay vàng dài hạn cộng với bán vàng huy động vượt mức. Nếu cứ để tình trạng này trượt mãi, chắn chắn sẽ đẩy hệ thống ngân hàng “ngập” trong đống nợ vàng. Đó là lý do chúng tôi quyết làm cho sạch thị trường huy động - cho vay vàng”. 
Đại diện NHNN
Tuy nhiên, như TS Phạm Đỗ Chí, người từng có kinh nghiệm chinh chiến làm việc lâu năm trong các tổ chức quốc tế từng lên tiếng về bản vị của vàng và cảnh báo “đừng có động đến vàng”, thị trường đã có phản ứng tức thì nhất là khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự đóng băng của hai thị trường chứng khoán và bất động sản khiến dòng tiền nhàn rỗi trong một bộ phận dân cư tách làm hai hướng: hoặc gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vàng.
Sau 7 phiên đấu thầu, giá vàng thế giới đột nhiên có cú sốc giảm mạnh nhất trong vòng hơn 30 năm trở lại đây trong khi giá trong nước vẫn bình chân ở mức cao, một thành viên trong Hội đồng đấu thầu vàng nhìn thị trường mà không khỏi e ngại: “Sức cầu về vàng trong nước nhiều khả năng còn rất lớn”.
Thị trường - Được, mất gì?
Quay trở lại Nghị định 24, ai là người mất đầu tiên và nhiều nhất từ chính sách này? Trong rất nhiều lần trò chuyện một đại diện NHNN đã chứng minh: người thiệt đầu tiên chính là các ngân hàng thương mại đã huy động cho vay vượt trạng thái nay bị buộc phải mua vàng giá cao bằng mọi giá, thậm chí gánh phần lỗ nặng.
“Hơn 10 năm qua, nhiều ngân hàng đã lạm dụng việc huy động vàng rồi khi giá lên lại chạy theo lợi nhuận đem bán. Nguy hiểm hơn, đợt giá vàng trong nước vọt lên 42 triệu đồng/lượng rất nhiều ngân hàng đã vung tay bán vàng.
Ngay khi “sờ” đến và rà soát lại trạng thái của các NHTM, có những thời điểm chúng tôi phát hoảng. Nếu cứ để tình trạng này trượt mãi, chắn chắn sẽ đẩy hệ thống ngân hàng “ngập” trong đống nợ vàng. Đó là lý do chúng tôi quyết làm cho sạch thị trường huy động – cho vay vàng”.
Việc giá vàng chênh lớn trong suốt năm qua, theo ông đến từ lẽ không có thêm nguồn cung vàng từ bên ngoài vào. Nhưng chủ yếu hơn cả, do sức ép buộc phải tất toán trước thời điểm 30/6, mà các NHTM phải vắt chân lên cổ mua vàng bằng mọi giá.
“NHTM là người thiệt, còn những ai bán vàng thời gian qua là người được lợi. Cụ thể hơn ở đây, chính là người dân có vàng muốn bán và một phần là NHNN từ các phiên đấu thầu vừa rồi. Nhưng tiền đó, chúng tôi không cho vào túi mình mà nó thuộc về ngân sách quốc gia. Điều này, chúng tôi sẵn sàng làm rõ” - vị này nói.
Còn ai nữa sẽ bị ảnh hưởng từ Nghị định 24? “Thiệt” tiếp nữa chính là giới tay to chuyên “đánh” vàng. Cơ quan quản lý khẳng định đã không ít lần chịu sức ép thậm chí nhận được sự đe dọa từ giới buôn này.
“Từ lâu, vàng trở thành một miếng mồi kiếm lời béo bở. Giới này khẳng định thế giới của vàng, thực sự lung linh huyền ảo, và họ không muốn một thị trường bình lặng nên việc chúng tôi làm đã thực sự đụng vào tổ kiến”- vẫn vị đại diện trên nói.
Đem ý này hỏi chuyện một tay có truyền thống gia đình kinh doanh từ vài đời ở trên phố cổ Hà Nội, vị này cho hay: chuyện của giới tay to chủ yếu tập trung tại thị trường TPHCM. Còn hiện tại, với dân buôn Hà Nội, nhìn thấy nhất là kinh doang vàng đang bi đát.
Thị trường gần như không có sóng, sức mua của dân cư giảm hẳn cộng với sự ngặt nghèo từ phía nhà quản lý, khiến doanh thu và lợi nhuận rớt thảm.
Giám đốc một DN lớn về vàng thì hồi tưởng vẻ tiếc nuối: vài năm trước mỗi đợt sóng vàng dâng mạnh, có ngày chúng tôi nhận đến vài đơn hàng vài ba trăm lượng mang trực tiếp đến cho khách hàng cá nhân, thậm chí đợt TPHCM sốt vàng hơn Hà Nội, còn phải thuê vệ sỹ xách va ly vàng chạy xe vào trong đó. Tuy nhiên, những điều này giờ đã không còn.
“Trong những năm trước đây, Việt Nam nhập khẩu khoảng từ 50 đến 100 tấn vàng; (cụ thể lượng vàng vào Việt Nam xấp xỉ 100 tấn, năm cao 150 tấn, năm vừa là 60 tấn).
Năm nào cũng đều tăm tắp như thế. Phần lớn đều rơi vào các đợt có sóng. Còn bây giờ nhờ không nhập, cái được lập tức, giảm sức ép cầu ngoại tệ cả trên thị trường lẫn chợ đen để mua vào, tỷ giá VND/USD giữ được một phần ổn định. Còn về câu chuyện tạm xuất, tái nhập xin khẳng định chính sách của NHNN hoàn toàn minh bạch, vì lợi ích chung của người dân và thị trường” - Đại diện NHNN cho biết.
Khánh Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét