Dân có quyền đuổi những công bộc hư hỏng
“Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.* * Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr.60.
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013
Bụt chùa nhà không thiêng viết về Nick Vujicic: 'Đốt đền để nổi tiếng'
Bụt chùa nhà không thiêng viết về Nick Vujicic: 'Đốt đền để nổi tiếng'
Thứ sáu 24/05/2013 08:20
(GDVN) - "Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" viết về
Nick Vujicic chẳn khác nào hành động “đốt đền" để được nổi tiếng, để có
thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội. Nó đã chà đạp lên
những giá trị cốt lỗi của cuộc sống. Hàng mấy chục ngàn like tương tự
như việc sinh viên khen giảng viên chửi tục là giảng bài hay...."
LTS: Đúng
2h sáng 23/5, tức chưa đầy 6 giờ sau khi buổi diễn thuyết được truyền
hình trực tiếp của Nick Vujicic tại Khách sạn White Palace, TP.HCM kết
thúc, một cư dân mạng đã đăng tải bài viết 1500 từ với tựa đề: “Bụt chùa nhà không thiêng”.
Bài viết đặt ra câu hỏi: Tại sao
lại là Nick mà không phải là những nghị lực sống của Việt Nam như Nguyễn
Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (biên dịch sách của Nick),
“Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh…? Tại sao những doanh nhân người Việt
giàu có lại bỏ ra một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick
đến Việt Nam (xem chi tiết tại đây),
nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn - những điều
mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có
thừa?
Bài viết nhận được sự đồng tình của không ít người và ghi nhận trên 40.000 lượt like của cộng đồng cư dân mạng.
Tuy nhiên đứng trên khía cạnh
khác, ông Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN lại cho rằng: Bài viết
đã chà đạp lên những giá trị cốt lỗi của cuộc sống.
Báo Giáo dục VN xin đăng tải nguyên văn bài phản biện 'Bụt chùa nhà không thiêng' liên quan tới hình ảnh nhân vật Nick Vujicic đang được bạn trẻ VN yêu mến và hâm mộ.
Tại sao lại là Nick mà không phải ai khác?
Lắng Nghe,xem, một bài học xương và máu không tốn tiền..của "nick" việt nam
“Nick Vujicic tới Việt Nam, đối với cá
nhân tôi trong ngành đào tạo và phát triển nhân lực 20 năm, những giá
trị bài viết của Nick đã đăng tải trên youtube và qua các quyển sách
được ấn bản do First News không có gì là mới lạ. Phần thứ hai cũng do
công việc nhiều nên tôi không định tham gia sự kiện Nick mặc dù có thể
lấy vé được dễ dàng. Tuy nhiên vào giờ phút cuối tôi thay đổi và quyết
định tham dự hai buổi tối thứ tư và sáng thứ năm tại White Place sau khi
hoãn các công việc với khách hàng. Cho tới bây giờ tôi cảm thấy may mắn
vì đã quyết định tham gia và chứng kiến những gì Nick nói.
Giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là
người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho
dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác.
Các cụ đã nói “Trăm Nghe Không Bằng
Một Thấy”. Theo quan điểm của tôi, giá trị lớn nhất Nick mang lại đó
chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người
chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những
người khác. Giá trị đó thật lớn và thật trùng hợp, những giá trị đó hoàn
toàn trùng khớp với những giá trị mà ông bà tổ tiên chúng ta - người
Việt Nam đã truyền dạy qua nhiều thế hệ.
Điều thứ hai tôi cảm nhận được khi
Nick nói hai lần trong hai hội thảo đó chính là sự khác biệt về tôn giáo
giữa Nick và CEO Tôn Hoa Sen - đơn vị tài trợ chương trình này. Điều đó
hoàn toàn đúng khi các tôn giáo đều muốn con người sống tốt hơn, yêu
thương nhau. Đó là sự đồng cảm giữa những cá nhân trong nhân loại cùng
chia sẻ một hàm giá trị. Tất nhiên còn nhiều điều nữa chia sẻ trong hai
buổi nói chuyện của Nick. Nếu sự việc có vậy thì chắc không có bài báo
này.
Sau khi tham dự về tôi có được một người bạn gửi cho bài trên Facebook
của một tác giả. Trong bài báo có rất nhiều những điểm chỉ trích việc đưa Nick tới Việt Nam và các ý đồ của các đơn vị tài trợ v.v.
Nếu chỉ có một bài báo thì không thành
vấn đề vì trong 84 triệu dân Việt Nam nếu có một người suy nghĩ “khác
biệt “ cũng không ngạc nhiên. Tuy vậy bài báo đã có hơn 40 ngàn like
trên facebook. Con số này lại thể hiện một chuyện khác khi một tập thể
thể hiện suy nghĩ chưa sâu sắc.
Truyền thông VN có “nhẹ dạ”?
Hãy khoan bình luận tới chủ ý của tác giả bài viết trên facebook, chúng ta hãy tuần tự xem các điểm phản biện của tác giả.
Chẳng qua chỉ là để bán sách:
Đúng nhưng bán sách có phải là tội không. Rõ ràng sách là một sản phẩm
tri thức tốt cho người đọc và xã hội. Trong xã hội Việt Nam khi văn hóa
đọc thể hiện qua con số thống kê trung bình người Việt đọc không quá 1
quyển sách Việt Nam (1), có gì là sai trái khi First New ước muốn mỗi
người Việt Nam hãy đọc thêm những quyển sách để sống tốt hơn, yêu thương
mọi người hơn và giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Hơn thế nữa, các tập sách
này nằm trong chương trình Hạt Giống Tâm Hồn – một chương trình tâm
huyết của First New giúp thế hệ trẻ sống tốt hơn. Chẳng một ai kinh
doanh chỉ vì lợi nhuận lại hoạt động trong một ngành mà một người tiêu
dùng chỉ sử dụng ít hơn 1 sản phẩm một năm. Các bạn thử suy nghĩ với số
lượng chai bia tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam thì sẽ
hiểu như thế nào.
Tôn Hoa Sen hãy bỏ 32 tỷ ra từ thiện: Thật
nực cười khi tác giả bài viết lại đi dạy bảo cho Tôn Hoa Sen về cách
làm từ thiện. Chắc anh ta không biết Tôn Hoa Sen đã thực hiện rất nhiều
chương trình từ thiện và hảo tâm trên cả nước từ rất nhiều năm nay. Chi
phí để Tôn Hoa Sen mời một diễn giả để truyền đạt thông điệp sống tốt
hơn, yêu thương hơn tới hơn 84 triệu dân Việt Nam cũng là quá rẻ khi so
với chi phí marketing cho người mẫu và ca sĩ tại Việt Nam. Tại sao tác
giả không suy nghĩ nếu như Tôn Hoa Sen thật sự muốn marketing hiệu quả
có thể tài trợ cho những ca sĩ nổi tiếng hoặc show diễn chân dài hàng
ngày nhan nhản trên mặt báo. Hãy lắng nghe cái tâm của những người trong
ban tổ chức.
Tác giả có vẻ tán đồng và bảo vệ cho những người khuyết tật Việt Nam:
Theo tôi đây là một sự mạo danh không thể chấp nhận được. Các anh chị
khuyết tật đều có đủ tri thức và kiến thức để nhận lời tham gia vào
chương trình của Tôn Hoa Sen và First News. Tác giả không phải là họ và
càng không có quyền mạo danh họ để nói thay cho cộng đồng khuyết tật.
Những anh chị khuyết tật trong cả nước sẽ cảm thấy vui vì một lý do đơn
giản họ cũng như Nick rất yêu thương và trân trọng những giá trị cao đẹp
trong cuộc sống.
Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng
đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và
sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi
dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn
phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái
gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người
và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào
cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật,
tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu
trong bài báo trên facebook.
Truyền thông nhẹ dạ: Nick
đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói
truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và
các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 –
kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những
người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương
không thể nào "nhẹ dạ" như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như
đúng "nhẹ dạ" nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương
nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng
ra.
Tác giả hỏi rằng tại sao không phải là một người khuyết tật Việt Nam lại là Nick: Câu trả lời rất đơn giản, Nick có chia sẻ anh
đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ lúc nhỏ tới lúc trưởng
thành. Chính anh đã truyền cảm hứng “Người Việt hãy giúp Người Việt”.
Một câu hỏi đặt ra tác giả viết bài và 40 ngàn người bấm like trên
facebook trong năm 2013 có bao giờ nghĩ tới người khuyết tật, đã bao giờ
thực hiện một lần từ thiện, đã bao giờ thử cố gắng giúp những người
khuyết tật Việt Nam mà chính bài báo nêu lên làm ví dụ. Nếu như họ thật
sự giúp thì có thể họ có quyền nói và chỉ trích như vậy. Nhưng theo suy
nghĩ chủ quan của tác giả, phần lớn trong số họ chắc chẳng giúp gì những
người tàn tật nêu trong bài báo. Vì đơn giản, nếu họ có thật sự giúp
thì họ sẽ hiểu nghĩa của từ yêu thương và không bao giờ viết hoặc bấm
like cho một bài báo như trên. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng cùng
với hiệu ứng Nick, các năm sau nữa sẽ có những gương vinh danh nỗ lực
của người tàn tận một cách hệ thống và có chiều sâu như các đơn vị tổ
chức tâm huyết và đã thực hiện một phần nào.
Chúng ta cần có những cái nhìn nhiều
chiều và phản biện. Tuy nhiên những chân giá trị căn bản như tình yêu
đồng loại, chia sẻ... không thể đem ra thí nghiệm nhiều chiều.
Tác giả viết bài trên có dụng ích gì –
bảo vệ người khuyết tật chăng, giúp mọi người sống tốt hơn chăng, tạo
lòng thương yêu giữa con người và con người chăng?
Tất cả những cái đó không hiện rõ và
chỉ một dòng thể hiện đó chính là hành động "đốt đền" để có thể được nổi
tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội.
Để kết thúc bài viết tôi xin trích dẫn
lời nói của anh Thái Hòa - FPT: “FPT cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ
của xã hội Việt Nam. Qua một số lớp học khác mà tôi đã từng giảng dạy,
tôi nhận thấy rằng thiếu hụt lớn nhất của giới trẻ hiện nay không phải
vấn đề nhận thức, mà là vấn đề niềm tin. Thực tế đau lòng là ở Việt Nam
bây giờ ít có người còn niềm tin vào những điều tử tế. Đây thực sự là
một nguy cơ lớn”.
Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN
Ý kiến bạn đọc (21 ý kiến)
Sắp xếp theo:
1.
vũ hùng -
24/05/2013 15:18
Khi con người có tầm nhìn hẹp thì có tư duy nông cạn. Bài viết "Bụt chùa
nhà không thiêng" viết về Nick Vujicic là tư duy ao hồ chứ không phải
là tư duy biển lớn bởi vì nhiều vấn đề khi chỉ nhìn ở góc độ tiền bạc
đều bị móp méo nếu Nick Vujicic không đem lại hiệu qủa là truyền cảm
hứng sống và vươn lên của người khuyết tật và kể cả những người bình
thường thì hảy bàn về chuyện tiền bạc ...nhưng qua hai ngay xem Vujicic
tôi cảm thấy 32 tỉ là chuyện nhỏ bởi vì từ nay sẽ có sự khác biệt ... ở
Việt Nam.
Ai Phê phán hay khen sự kiện "Nick" đến VN đều có lý của họ . Quan trọng
là Bộ GDĐT và BỘ VH-TT nên dưa vào sự kiện này để giúp đỡ & nhân
rộng cái triết lý & ý thức sống của người VN chúng ta , hảy mỡ rộng
vòng tay yêu thương đồng bào khuyết tật trên quê hương còn nghèo khổ của
mình . Những người giàu có của VN nên học tập và chia sẽ với người dân
nghèo , bởi vì anh trở nên giàu có là nhờ dân nghèo đấy .nhờ họ đóng góp
công sức lao động làm ra san phẩm cho anh, và chính họ là người tiêu
thụ hàng hóa của anh . Chứ Có nhiều đại gia cứ nghĩ rằng mình giàu có là
do công sức tài giỏi của mình làm nên giàu có thì đó là một quan điểm
thiển cận . Do đó người giàu hảy nên đóng góp xã hội nhiều hơn để giúp
đỡ người nghèo cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn , chứ đừng để người
nghèo họ bất mãn nghĩ rằng người giàu có luôn là kẻ bất lương thì oan
đấy
Ở 1 khía cạnh nào đó, bài báo "bụt chùa nhà không thiêng" hoàn toàn có
lý. Việc Nick sang Việt Nam để tuyên truyền về nghị lực sống của 01
người khuyết tật, điều đó cũng có lý, việc THS bỏ ra 32 tỷ để mời Nick
sang tuyên truyền nghị lực sống cũng không phải là 01 số tiền vô ích hay
ít ra nó bổ ích hơn nhiều việc bỏ ra số tiền đó để mời 01 ngôi sao ca
nhạc, nhưng điều đọng lại ở đây là sau những buổi tuyên truyền đó chúng
ta còn đọc lại những gì? Ở những xã hội văn minh như Mỹ, Thụy Sỹ, hay
quê hương của Nick,khi chính phủ đã quan tâm đầy đủ đến những mảnh đời
bất hạnh hay nói 01 cách khác là những người đó không lo về miếng ăn,
cái mặc thì việc nghe Nick diễn thuyết sẽ tạo thêm những động lực cho họ
chấp cánh vươn lên. Còn ở Việt Nam ta, khi cái đói, cái nghèo vẫn còn
đó thì việc nghe xong, hay không nghe Nick diễn thuyết họ vẫn phải lặn
lội kiếm sống mưu sinh hằng ngày. Đơn cử như gần chỗ tôi làm có 01 chị
liệt cả 02 chân lẫn tay (hình dạng không khác Nick là bao nhiêu) vẫn
hằng ngày lê la trên những con đường đi bán vé số, với khả năng tôi, tôi
chỉ có thể giúp chị mua 1-2 vé/ ngày, nhưng điều đó cũng không giúp gì
nhiều cho cuộc sống của chị. Thử hỏi, nếu có 01 nhà hảo tâm nào đó giúp
cho chị 01 đại lý vé số thì có lẽ cuộc sống của chị sẽ đỡ vất vả hơn.
Trên đất nước chúng ta có hàng ngàn đến hàng vạn những mảnh đời bất
hạnh, hàng trăm tấm gương vượt khó như Nick và vẫn hằng ngày mưu sinh
kiếm sống bằng các ngành nghề khác nhau, nhưng họ chỉ nghĩ rằng họ sống
để mà sống chứ không ai hiểu rằng đó là nghị lực phi thường mà người
thường không bao giờ có được. Cũng như giới truyền thông Việt Nam cũng
chưa bao giờ dành sự quan tâm đúng mức cho những nghị lực phi thường đó.
Thực sự tôi rất khâm phục Nick! Nhưng để có Nick đến Việt Nam cộng với
sự quảng bá rầm rộ cùng với những nhận định quá mức về Nick, tôi thấy
chạnh lòng. Chúng ta phải công nhận rằng, ở Việt Nam vẫn có những người
khuyết tật tài giỏi. nhưng xã hội, truyền thông thông chúng ta chưa dành
cho họ một chỗ đứng một cách trọng thị như Nick, có thể họ chưa bằng
Nick. Hiệp sĩ công nghệ thông tin của chúng ta không tài giỏi ư? Còn bao
nhiêu người khuyết tật nữa...họ không phải có có những biệt tài, nhưng
đất nước ta còn nghèo và quá khó để họ phát huy hết tài năng. Nhưng qua
câu chuyện của Nick biết đâu được xã hội, các nhà tài trợ sẽ dành cho họ
những cơ hội để họ có đất ươm mầm. Dù sao cũng cám ơn Nick!
Đây là ý kiến của tôi với người đã viết bài "Bụt chùa nhà không thiêng".
Thời gian qua, truyền thông đã đăng tải nhiều thông tin về việc Nick đến
nước ta. Do đó, tối qua tôi đã theo dõi phần truyền hình trực tiếp cuộc
giao lưu của Nick và sau đó là phần trao quà của HSG cho 34 tấm gương
của người khuyết tật và của các nhà hảo tâm Việt Nam. Tôi chỉ biết HSG
bỏ ra gần 32 tỷ cho chuyến đi này của Nick sau khi đọc bài này. Tác giả
tỏ ý tiếc với số tiền 32 tỷ ấy. Vâng, đó là một số tiền rất lớn, có lẽ
bán cả gia tài của tôi đi cũng không được bằng như thế. Nhưng nếu lấy số
tiền ấy để chia cho - ví dụ - 50.000 người khuyết tật VN được xem, nghe
và biết đến Nick qua chuyến thăm nước ta này của Nick, thì mỗi người sẽ
được chỉ 640.000 đồng mà thôi. 640.000 đồng ấy liệu có giúp thay đổi
cuộc đời họ được không? Theo tôi hay những điều mà họ thâu nhận được qua
các câu chuyện của Nick đáng giá hơn rất nhiều so với số tiền ấy. Tôi
chưa tính đến tác động mà Nick đã tạo ra đối với những người không
khuyết tật. Tôi biết ở nước ta có rất nhiều người khuyết tật tài giỏi
không kém gì Nick, đặc biệt là khi so sánh những điều kiện sống của họ
với của Nick. Nhưng liệu đã có ai có thể tạo ra một hiệu ứng truyền
thông mạnh mẽ như Nick được không? Đã có ai truyền cảm hứng, động viên
sự vươn lên được như Nick chưa? Có thể sau sự kiện này của Nick, sẽ xuất
hiện những nhà hùng biện khuyết tật làm được những điều như Nick đã
làm, tôi hy vọng vậy, nhưng giờ phút này thì chưa. Vậy thì số tiền HSG
bỏ ra để đưa Nick đến nước ta có là lãng phí không? Xin thưa rằng KHÔNG.
Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN
Anh ấy có phải là người nghèo, người khuyết tật hay là người đang
gặp khó khăn của Việt Nam không???? Chúng tôi LIKE không phải là chúng
tôi thiếu sâu sắc mà chúng tôi thấy và biết cảm thông và muốn chia sẻ
với những người khó khăn. Chúng tôi có thể chạm vào nỗi đâu và nỗi khổ
của những người còn nhiều đau khổ.
7. lê minh - 24/05/2013 11:09
Tôi đồng ý với bài viết trên ! Tôi rất khâm phục ý chí của nick,những
tài năng mà nhiều người người khuyết tật không làm được như Nick .Nick
là tấm gương động viên những người khuyết tật trên thế giới vững tin vào
cuộc sống và tương lai của mình nếu như mình có nghi lực vươn lên .
Nhưng, điều tôi khó chấp nhận như Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN
đặt vấn đề "bụt chủ nhà không thiệng" Không những doanh nghiệp bỏ ra
hàng chục tỷ đồng cộng thêm ĐTHHVN huy động một bộ máy khổng lồ để tuyên
truyền chuyển tải .Theo tôi hữu ích thì có nhưng ý nghĩa chưa cao ,thậm
chí tinh thần nhân văn chưa được trọn vẹn … ? Cần phải có nghiên cứu
sâu hơn trong cách tổ chức của mình ? Đất nước VN đâu hiếm những con
người như Nick, trên tất cả các mặt trận . Nhìn những tắm gương của
người khuyết tật Việt nam ,Thành công của họ đâu có thua Nick...? Bởi
vậy, không phải tôi không tôn trọng Nick ,nhưng hai buổi truyền hình
trực tiếp về diễn thuyết của Nick tôi không xem là vì tôi cảm giác chạnh
lòng với những người khuyết tật đầy nghị lực Việt nam ! lê minh 24/5/2013 nghệ an
Tôi nghĩ Nick không chỉ truyền lửa cho người khuyết tật mà cả chính
những người lành lặn đấy đủ chân tay nhưng sống thiếu niềm tin và mục
đích sống cũng được anh làm thay đổi. Những người làm gương cho chúng ta
ở VN không thiếu nhưng những người có ảnh hưởng tích cực đến chúng ta
như Nick thì cực hiếm. Cơm và rau thì chúng ta vẫn được ăn thường ngày
rồi và không phải lúc nào chúng ta cũng thấy bỏ tiền ra ăn đặc sản là
không bõ. Đặc sản ngon thì mất tiền mà được thưởng thức cũng đã.
Tôi đã ở vào cái tuổi mà người ta nói là " xưa nay hiếm " xin được cảm
ơn Ông chủ doanh nghiệp Tôn Hoa sen cùng các cơ quan, đoàn thể khác đã
mời Nick tới Việt nam truyền thêm nghị lực sống ,ý chí vươn lên và phấn
đấu bằng được mơ ước cao cả của mình cho hầu hết người Việt nam chúng
ta, mặc dù chính chúng ta cũng có nhiều tấm gương tương tự Nick , hơn
nữa , chúng ta cũng rất trân trọng và đã từng nêu những tâm gương ấy để
học tập. Và vì vậy, tôi hoàn toàn tán thành ý kiến tác giả Vũ Tuấn Anh
trong bài viết đăng trên Báo Giáo Dục Việt nam này. Tôi trộm nghĩ, có
thể bài viết chưa thể hiện được tất cả, nhưng cơ bản đúng ý nguyện của
tuyệt đại đa số nhân dân ta, bất kể già trẻ, gái trai , người khỏe mạnh
hay không may bị khiếm khuyết một phần cơ thể và bất kể ai đó nói ngả
nói nghiêng. Xin một lần nữa được vô cùng cảm ơn !
Trước khi con đọc bài của chú Vũ Tuấn Anh, con đã hẹp hòi, ghen ghet
khi thấy người khác hơn mình...Sau khi đọc bài này con đã cảm nhận được
cách nhiền nhân một vấn đề như thế nào. Con xin chân thành cảm ơn tác
giả Vũ Tuấn Anh.
Tôi đồng ý với anh Tuấn Anh.
Sức mạnh của Nick chính là sự truyền "lửa". Dẫu bạn có đọc rất nhiều
sách về kỹ năng và giá trị sống, dẫu bạn có cái tâm từ thiện giúp người;
tuy nhiên, bạn vẫn mãi suy nghĩ và chưa có những hành động cụ thể.
Chính khi được nhìn thấy trực tiếp Nick, khi cảm nhận được nét thư thái
tỏa sáng trên gương mặt, khi được nghe giọng nói sắc sảo đầy bản lĩnh và
cách ứng xử khéo léo thông minh, bạn sẽ tìm thấy "lửa". Ngọn lửa ấy sẽ
giúp bạn tiến đến một hành động đúng. Tôi là người truyền lửa cho
các sinh viên trường khi giúp các em vững tin vào bản thân để bước vào
công sở nên hiểu được rõ được sự thay đổi về tư duy, thái độ ảnh hưởng
như thế nào đến các quyết định để đi đến thành công của thế hệ trẻ. Dẫu
chúng ta có mạnh mẽ đến đâu đi nữa thì cũng có đôi lúc chùn chân, thất
vọng và nản lòng gục ngã. Chính những ngọn lửa được truyền sẽ giúp chúng
ta nhanh chóng đứng dậy và đi tiếp... Tôi quý nhất là lời Nick nói:
hãy tha thứ cho những người đang làm “đau lòng” bạn. Câu nói này có lẽ
chúng ta đã nghe và đọc ở nhiều sách báo. Tuy nhiên, khi nhìn cơ thể
không tay, không chân của Nick, ta có thể cảm nhận được ngay những “ nỗi
đau” mà anh đã gánh chịu để luôn nở một nụ cười tỏa sáng. Cũng có
lúc tôi gần như sụp đổ bởi những sự vu khống, bởi sự ganh tị và hiểu
nhầm và dường như muốn buông xuôi tất cả. Tuy nhiên, ngồi nghe anh nói
chuyện trong buổi tọa đàm cùng Doanh nhân, nhìn vào ánh mắt sáng ngời
ấy, tôi biết mình cần phải tha thứ và không thể gục ngã để có thể làm
nên sự khác biệt trên từng cá nhân của những học trò tôi. Giá trị mà
Nick mang đến sẽ khó lòng mà cân đo đong đếm được. Tôi tin là những
người đã từng đến tham dự hay như hàng triệu người đang theo dõi trên
truyền hình phát sóng những ngày này sẽ cảm nhận được sự thay đổi từng
chút trong tâm hồn mình. Tôi biết những người tâm huyết tài trợ và
tổ chức sự kiện này tại Vietnam sẽ không khỏi chạnh lòng khi đọc những
lời viết của các bài báo/ truyền thông phản cảm. Tôi mong rằng ngay lúc
này đây hãy “ mở lòng ra với những người đang cố sức “ hurting” bạn. Hãy
tin rằng đang có hàng triệu người đang thầm cảm ơn trong lòng và đang
thay đổi. Đó cũng chính là giá trị mà các nhà tài trợ, ban tổ chức phải
đáng tự hào. Kim Hà – Đại học Kinh tế Tài chính UEF
Sao không có biểu tượng dislike nhỉ, phản biện thật hời hợt.
13. Ahuy - 24/05/2013 10:25
"Bụt chùa nhà không thiêng" là câu nói châm biếm cho những người hùa
theo phong trào và thương cho những thân phận tật nguyền ở VN. Nick xứng
đáng là tấm gương nghị lực nhưng tại sao phải là Nick? tại sao phải tốn
kém như vậy! Tại sao phải ở trời tây? Việt Nam đâu có thiếu những người
như Nick. phải chăng họ không nổi tiếng như Nick,và những kẻ biết làm
ăn không thấy được giá trị thương mại ở họ. Việt Nam còn nghèo lắm! Ban
tổ chức quá hời hợt hay vì đồng tiền mà nhắm mắt, bịt tai!
Cám ơn tác giả Vũ Tuấn Anh đã có một bài viết thật xuất sắc và ý nghĩa
qua sự kiện Nik. Gần đây, giáo sư Nguyễn Lân Dũng có bài viết phê phán
một số tật xấu của người Việt Nam. Trong bài viết đó, theo tôi, còn một
tật rất, rất xấu nữa mà GS NLD chưa nói tới, đó là óc hẹp hòi, nhỏ nhen
và ghen ghét khi thấy người khác hơn mình. Theo tôi, tác giả bài Bụt
chùa nhà không thiêng, cũng là người mang tư tưởng nhỏ nhe, hẹp hoi,
ganh ghét mà thôi.Giả sử nhà nước bỏ tiền ngân sách ra để mời Nik về
diễn thuyết, mà mang lại kết quả tốt đẹp như mấy buổi vừa qua, cũng xứng
đáng đồng tiền bát gạo. Nhưng, đây là của tư nhân. Anh không thể buộc
người ta dùng tiền làm việc nọ việc kia theo ý anh được. Đó là chưa nói
đến những phần quà mà Tôn Hoa Sen bỏ ra cho những gương mặt tiêu biểu
vừa qua.Những thông điệp mà Nik gửi tới chúng ta, rất bình dị mà thực
tế, ai cũng hấp thụ được. Chúng tôi tin rằng, hiệu ứng mà Nik mang lại
cho người VN, đặc biệt là những người khuyết tật, và những người có hoàn
cảnh khó khăn, sẽ vô cùng to lớn.
Tôi lại đồng ý với ý kiến của Phan Anh, cách xài tiền của đại gia Việt
quá hoang phí. Trong khi số tiền đó có thể giúp bao nhiêu người khó
khăn, khốn khổ ở đất nước VN còn nghèo này. Ở VN cũng có rất
nhiều tấm gương vượt khó, nhưng có ai được trả tiền khủng để làm show
như thế chưa? Người Việt xính ngoại là 1 thói xấu đáng lên tiếng. Thật
tiếc vì 1 bộ phận lại suy nghĩ theo hướng khác.
Thế nhờ anh bạn tìm xem trong vô số người khuyết tật ở Việt Nam có tài
diễn thuyết, truyền cảm hứng mạnh mẽ vượt lên số phận như Nick không?
Hãy xem Tôn Hoa Sen làm từ thiện là biết họ tiêu tiền cho những việc rất
ý nghĩa.
Qua bài nói chuyện của Nick. Đúng ra đứng ở góc độ người lành lặn, thì
phải thấy và thắc mắc. Tại sao Nick được như vậy, mà những người tàn
tật, cũng có nghị lực tương tự ở VN lại ko được?? Sức mạnh của nghị lực
phải chăng có sự khác biệt ở mỗi quốc gia khác nhau?? Ở nước của anh ấy,
gia đình, tất cả mọi người xung quanh đều hết lòng giúp đỡ người tàn
tật, tạo mọi ưu tiên cho họ để họ có thể vươn lên sống tốt hơn những
người lành lặn ko có nghị lực. Thế mà ở VN, tình trạng kỳ thị xảy ra ở khắp mọi nơi, đến đường đi cho xe lăn, có mấy nơi công công để tâm đến? Có lẽ tác giả của bài viết "Bụt nhà không thiêng" chưa xem buổi nói chuyện của nick mà chỉ ngồi nhà phóng bút.
Tôi chấp nhận ý này của tác giả Facebook:Truyền thông VN bấy lâu nay
không tích cực tuyên truyền cho những tấm gương giàu nghị lực,giàu niềm
tin của giới trẻ VN.Ta không thấy hoặc rất ít thấy trên truyền hình
những gương mặt đáng ra phải được coi là anh hùng như em bé ở miền Trung
hy sinh cứu bạn khỏi đuối nước,hay những Nguyễn Công Hùng,những bà mẹ
Lý Sơn...Thay vào những gương mặt anh hùng đáng ra phải có ấy là những
"nghệ sỹ",những người "của công chúng" như Lê Hoàng,cùng các bạn gái của
anh...Họ đùa bỡn nhau,"dí dỏm" với nhau,cười cợt với nhau,nói với nhau
những chuyện phù phiếm như mua sắm ,ăn chơi sành điệu trên VTV1 với
chương trình MỖI TUẦN MỘT CHUYỆN.Đáng thở dài...Hèn gì mà nhiều thanh
niên ngày càng xa rời mục đích sống cao đẹp.
Đọc xong bài này em thấy lòng mình nhẹ nhàng quá. Hôm qua đọc qua title
của Phan Anh em chợt buột miệng "Đến cả người khuyết tật mà nó cũng
không tha, thì là cái gì trong cuộc sống?". Hôm nay thấy bài phản biện,
ưng quá, ưng quá :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét