Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012


Khát vọng sống


Dân có quyền đuổi những công bộc hư hỏng
“Chính phủ cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.*
* Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 5. NXBCTQG. Hà Nội 1995, tr.60.




Khát vọng sống

 

Dũng Công an đồn số 1 mễ trì từ liêm Hà nội

Quyết Phó chủ tịch xã mễ trì Từ liêm Hà nội

Nhà Long Chưa bị phá.

Bọn chúng đã dùng công cụ ,công vụ của chính quyền nhân dân kết hợp với một số thành phần xã hội đen Tạo thành Một hệ thống quyền lực, xã hội đen, xã hội đỏ, (chằng chịt như thiên la địa võng ).

Bọn chúng đã nhảy vào khu vực của Huỳnh xuân Long là khu ao đang nuôi thả cá ,Đổ đất lấp ao, phá quán bán hàng của gia đình (khu vực này là đất Huỳnh Long sử dụng từ năm 1996 ),Được sự bảo trợ của Dũng đồn số một bọn chúng tiếp tục chiếm đất xây nhà …tổ chức phá nhà của Huỳnh long  bằng công cụ là chính quyền UBND xã do Quyết phó Chủ tịch chỉ đạo ,không thủ tục hành chính không giấy tờ ,bằng cách dở vờ dán giấy phá những nhà xây trái phép ,nhưng thực tế không phá những nhà đó mà ,nhẩy vào phá nhà của Huỳnh Long  để cho Huỳnh Long phải im mồm về hành vi lấn, chiếm cướp của, phá hủy tài sản của bọn chúng   đã gây ra..  Tiếp tục bọn chúng dở trò dùng chính quyền đứng ra giúp đỡ..Xin đất… , thỏa thuận  không xong .bọn chúng tổ chức đông người đến gây hấn chửu bới bịa chuyện…đòi cướp đòi phá ,đòi ăn chia .. thành quả lao động của Huỳnh Long đã xây dựng trên 12 năm…


Huỳnh Xuân Long ĐT 0902155428/ 0923896175


Nhân dân là biển cả. Khi đại dương nổi sóng đều có căn nguyên.
Câu chuyện cổ tích về Huỳnh Long Xương Xồng cách đây 10 năm Và giờ đây đang..,và sẽ trở thành (Đoàn văn Vươn ...) ngay giữa thủ đô Hà Nội
Trong hành trình đi tìm cuộc sống đầy gian nan bây giờ tuổi đã ngoài 50 Huỳnh Long lại gặp đầy trắc trở trong việc chống lại cái ác.
Hành trình đi tìm cuộc sống của một Thương binh mất 81 % sức khỏe để chống lại những khó khăn của đời thường như ( Đường Tăng đi lấy kinh)
Huỳnh Long Xương Rồng .Ví như cây xương rồng sống trên sa mạc luôn luôn phải vươn ra đầy gai góc để chống lại bão... trời..?
Tham gia chống tham nhũng nhiều khi còn nguy hiểm hơn là tham gia những tổ chức phản đối chính phủ nữa
Khi tham gia tổ chức đấu tranh...chống Chính phủ  thì còn được những tổ chức Quốc tế giám sát và can thiệp.., nhiều trường hợp muốn bắt bỏ tù mà chưa làm được... Còn chống tham nhũng thì tụi nó sẽ tìm mọi cách bức hại để bảo vệ lẫn nhau...
Thôi...? nên nhắm mắt làm ngơ ,nếu muốn yên thân ,kệ chúng ,để ông Trời trị chúng như câu ác nhân..ác giả.. ác báo ..,trồng cây nào hưởng quả ấy ,nghiệp chướng càng cao ,hậu quả càng kinh hoàng....chính vì vậy mà Huỳnh Long đã chọn....
Và giờ đây những ngày đầu năm 2012 bọn lưu manh (đỏ ..đen.. gì đấy.. )đang tổ chức lắm mưu.. nhiều kế.. đến để ăn cướp thành quả lao động của Huỳnh Long đã gây dựng trên 12 năm mới  có được. Liệu Hà nội Có Đoàn Văn Vươn nữa không ??

Một hệ thống quyền lực, xã hội đen, xã hội đỏ, chằng chịt như thiên la địa võng
Tùy tiện cưỡng chế, đập phá nhà nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên ,thương binh ,chúng cũng không tha ! Nay lại đập phá, thậm chí nhà của thương binh ! Ăn cướp giữa ban ngày! Tệ hơn là vừa ăn cướp, vừa la làng ! Vừa vu vạ.. lừa vi phạm để truy tố bắt người bỏ tù hợp pháp kẻ phá nhà cướp của ,hủy hoại tài sản của thương binh Huỳnh xuân Long là chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức". là ai ..xin thưa lại chính là 2 kẻ đang đương chức trong chính quyền ,là Dũng Công an đồn số 1 Từ liêm Hà nội.còn người thứ 2 là Quyết phó Chủ tịch xã mễ trì ,Huyện Từ liêm Hà nội
họ đang tiếp tục chuyển từ các vụ việc từ dân sự sang hình sự để áp đặt vào nông dân ..Họ đang hình sự hóa các vụ việc dân sự ... nhằm che đậy hành vi cướp của phá hủy thài sản của công dân do chúng gây ra

Nhà Long và quán bán hàng chưa bị phá bên dưới là ao cá 
Sau khi 2 lần bị phá giờ đây toàn bộ ngôi nhà đã bị tan hoang ..
trong khi đó nhà của lưu manh đen ...đỏ vẫn còn ...nguyên ..




hình trên là tên Hùng nhà ở trong mễ trì ngày ...tên này vào phá,cướp,đã bị gia đình  bắt sau đó thằng công an này giải thoát cho hắn 
Huỳnh Xuân Long DT 0902155428 /0933896175

Từ vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) – Cần sớm sửa Luật Đất đai

02/02/2012
Go to commentsĐể lại phản hồi

PHÁP LUẬT
Từ vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) – Cần sớm sửa Luật Đất đai
Thứ tư, 01/02/2012, 00:57 (GMT+7)
Sau vụ cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) còn nảy sinh một vấn đề gay cấn nữa là trong thời gian sắp tới sẽ có hàng loạt trang trại khác trong cả nước cũng hết thời hạn giao đất 20 năm, phải thu hồi… liệu có tránh được sai sót như ở Tiên Lãng?
Bộ NN – PTNT vào cuộc
Liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, trong những ngày tới, lãnh đạo Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản và các cơ quan liên quan cử đoàn công tác đến xã Vinh Quang và TP Hải Phòng để làm việc. Sau khi đoàn công tác của Bộ NN-PTNT nắm lại toàn bộ tình hình, thu thập thông tin khách quan, độc lập từ phía người dân và các cơ quan chức năng rồi có báo cáo cụ thể thì Bộ NN-PTNT sẽ có ý kiến chính thức.
Chiều 31-1, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định, để làm rõ đúng sai đối với vụ việc ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến quy trình giao đất, thu hồi đất, đền bù thiệt hại… thì trách nhiệm chính thuộc Bộ TN-MT, còn Bộ NN-PTNT chỉ tham gia trong các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, tài sản là nông sản, vật nuôi… nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.
Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT cũng khẳng định diện tích đầm bãi mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã có công khai hoang, sử dụng nhiều năm nay là đất nông nghiệp chứ không phải đất bãi bồi, đất lưu không như chính quyền huyện Tiên Lãng đưa ra. Bởi theo quy định thì đất giao cho người dân khai hoang, đưa vào sản xuất ở 4 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nghề muối thì đó là đất nông nghiệp và việc thu hồi phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đất đai.
Không thể thu hồi tùy tiện
Tuy nhiên, theo TS Lê Đức Thịnh, Trưởng bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn thì sau vụ việc ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), điều đáng lo ngại là trong thời gian sắp tới, thời hạn giao đất nông nghiệp cho hàng triệu chủ trang trại trong cả nước theo Luật Đất đai năm 1993 sẽ đồng loạt hết hiệu lực, vậy sẽ xử lý như thế nào để tránh xảy ra những chuyện “nhạy cảm” như ở Tiên Lãng? Cụ thể là từ ngày 15-10-2013, sẽ có hàng loạt trường hợp đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi do hết thời hạn giao đất. Điều này cũng khiến các chủ trang trại hoang mang, lo lắng bởi họ không biết sau khi thu hồi vì hết hiệu lực giao đất thì có tiếp tục được giao đất để sản xuất nữa không, tài sản đã đầu tư có được đền bù.
Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, mặc dù Luật Đất đai đã quy định rõ, khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và đã chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì vẫn được Nhà nước tiếp tục giao đất đó để sử dụng và sản xuất. Dẫu vậy, các quy định của chúng ta vẫn còn khá mù mờ và chồng chéo. Lợi dụng quy định luật cho phép thu hồi đất vì các lợi ích quốc gia, mục tiêu an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế nên chính quyền nhiều nơi đã “vin” vào đó để ra quyết định thu hồi hàng loạt khu đất cho các dự án kinh tế, bất chấp cả những việc “nhạy cảm”.
TS Lê Đức Thịnh cho rằng, rõ ràng là theo quy định, sau khi hết hạn giao đất 20 năm, các địa phương vẫn phải tiếp tục bàn giao cho chủ trang trại nếu họ vẫn có nhu cầu sử dụng. Còn nếu họ không có nhu cầu, trả lại thì địa phương mới được lấy lại đất. Không thể có chuyện, người dân vẫn có nhu cầu mà lại thu hồi đất của họ, để giao cho người khác. Trường hợp địa phương muốn cắt hợp đồng của các hộ dân đã được giao đất thì phải tính toán như một hợp đồng giao đất và phải bồi thường những tài sản trên đất của họ.
Song để giúp người dân yên tâm hơn, cần phải có một tuyên bố chính thức của các cơ quan chức năng, để tránh tình trạng các chủ trang trại thi nhau chuyển nhượng, mua bán trao tay đất cho người khác khi thời hạn giao đất sắp kết thúc, vì không chắc rằng, sau năm 2013 có được giao đất để sản xuất tiếp nữa không.
Do đó, cần phải nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp và nên hoàn thành sớm trước ngày 15-10-2013. Trong đó, nên hướng tới việc giao đất với thời hạn lâu dài, ổn định cho chủ trang trại hoặc ít nhất là 50 năm để giúp nông dân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất cũng như tránh các hậu quả bất ổn về mặt kinh tế – xã hội có thể xảy ra như vụ việc ở Tiên Lãng.
Trước vụ việc cưỡng chế đất ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng cũng cho biết, Hội Nông dân Việt Nam sẽ giao cho Trung tâm Tư vấn pháp luật của hội xuống Hải Phòng tiếp xúc, tìm hiểu người dân, chính quyền để tư vấn và sau đó sẽ có những đánh giá chính xác hơn.
Ông khẳng định, hiện nay nhiều người dân, chủ trang trại sắp hết hạn giao đất mà chưa có hướng dẫn nên người dân rất băn khoăn, không biết có còn được giao đất lại hay không. Trong khi đó các địa phương lại tự tiến hành thu hồi theo cách riêng của địa phương, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ở Tiên Lãng vừa qua. Ông cho rằng, địa phương nào tự ý thu hồi đất, khi chưa có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là sai. Hiện nay, Chính phủ đã giao cho Bộ TN-MT chuẩn bị tờ trình trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993 trong năm 2013. Sau khi có luật, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ. Người dân có thể yên tâm, vì theo dự thảo, ý kiến của các chuyên gia đề xuất thì thời hạn giao đất có thể từ 50 – 90 năm chứ không chỉ là 20 năm như hiện nay.
Văn Nguyễn
Dân bất bình với cách hành xử của chính quyền địa phương
Ngày 31-1, đoàn cán bộ của Bộ TN-MT do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Văn Lịch làm trưởng đoàn, Chánh Thanh tra Bộ TN-MT Lê Quốc Trung làm phó trưởng đoàn đã có ngày làm việc đầu tiên với Sở TN-MT thành phố Hải Phòng để nắm tình hình về vụ cưỡng chế, thu hồi đất đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng. Nội dung làm việc của đoàn nhằm xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các quyết định giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất… của UBND huyện Tiên Lãng. Do bận công tác đột xuất, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển không tham dự cuộc làm việc này, song ông cho biết, khi có báo cáo của đoàn thanh tra, lãnh đạo bộ sẽ sớm làm việc với lãnh đạo và các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng.
Cũng liên quan tới vụ việc này, luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của đoàn giám sát về vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, cho biết: “Qua việc gặp gỡ trao đổi với nhiều người dân ở Tiên Lãng và thu thập các tài liệu cho thấy, chính quyền cơ sở ở đây làm việc không căn cứ vào pháp luật. Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì. Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây…”. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường.
Ng.Quốc – A.Thư

THỨ TƯ, NGÀY 08 THÁNG HAI NĂM 2012



Sửa Luật Đất đai để tránh những vụ Tiên Lãng

Nam Nguyên, RFA  2012-02-07

Hạn điền và thời hạn giao đất là những vấn đề mấu chốt của Luật pháp về đất đai mà Quốc hội Việt Nam sẽ phải sớm sửa đổi theo nhu cầu bức thiết.
AFP photo
Đồi trà Việt Nam

Hàng triệu hộ bị ảnh hưởng

Vụ Tiên Lãng gây chấn động cả nước được cho là hệ quả của vấn đề sở hữu đất đai mà Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Luật Đất đai 2003 qui định rõ điều này.

Vấn đề sở hữu toàn dân và do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã trao vào tay Nhà nước thẩm quyền quá lớn và người dân không thực sự sở hữu đất đai ruộng đất. Do quyền quá lớn nên dễ dẫn tới lạm quyền ở các địa phương. Người dân chỉ có quyền sử dụng đất có thời hạn và còn bị ràng buộc bởi hạn mức giao đất.  

họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương
nhà giáo Đỗ Việt Khoa
Lúa chín, mùa thu hoạch trên ĐBSCL- AFP photo
Lúa chín, mùa thu hoạch trên ĐBSCL- AFP photo
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người bị nhiều trù dập vì đòi hỏi sự minh bạch công khai và chống lại tham ô nhận định: 
“Tình hình cưỡng chế đất xảy ra ở khắp nơi trên cả nước không chỉ riêng Huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Tôi xin khẳng định như thế, tôi chỉ là một giáo viên bình thường thôi mà bà con gởi về hàng chục hồ sơ tố cáo nạn cướp đất ở các địa phương. Có thể nói cá nhân tôi thấy riêng năm 2011 vừa rồi các vụ việc liên quan đến chính quyền nó phơi bày sự thật chính trị của các lãnh đạo địa phương giả danh là người cộng sản, họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương”
Vụ Tiên Lãng không phải là sự kiện đầu tiên về việc chính quyền địa phương áp bức người dân để cưỡng chế thu hồi đất, áp dụng sai luật hoặc tìm kẽ hở luật pháp để mưu lợi bất chính. Nó cho thấy nhu cầu cải cách luật pháp mà ở đây là Luật Đất Đai 2003.

Luật không đáp ứng thực tế

Không những vậy Luật đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 kế thừa, qui định thời hạn giao đất nông nghiệp là 20 năm, trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất được tính từ ngày 15/10/1993. Điều này sẽ ảnh hưởng hàng triệu hộ nông dân khi sang năm 2013 là lúc kết thúc thời hạn 20 năm sử dụng đất. Nhà nước Việt Nam   
Luật vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm  lợi ích họ tác động vào
Đại biểu QH Dương Trung Quốc
Khi nhận định về vụ Tiên Lãng, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam đơn vị Đồng Nai cho rằng cần sửa đổi luật đất đai 2003, vì luật nay sau thời gian phát huy được tác dụng tích cực, đến nay đã tỏ ra không đáp ứng thực tế. Ông nói:    
“Quan điểm của tôi là phải tìm tận gốc, tình hình phức tạp liên quan đến đất đai đã xuất hiện không ít. Luật đất đai đã đưa đến tình hình phải xem xét thật nghiêm túc, từ lâu nay đã nói rất nhiều về chuyện lợi ích của người dân không được bảo đảm và đồng thời luật đã bất cập so với tình hình thực tế rồi mà vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm  lợi ích họ tác động vào”    
Nhiều chuyên gia cho rằng, xác định quyền tư hữu đất đai một cách rạch ròi là điều Việt Nam chưa thể có được trong một tương lai gần. Ngay cả vấn đề hạn mức giao đất nông
Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet
Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet
nghiệp tức hạn điền, thời hạn giao đất cũng chỉ có thể thay đổi một cách chừng mực và cũng còn tùy thuộc sự sửa đổi hiến pháp. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quan niệm phân chia ruộng đất đồng đều là thực hiện công bằng xã hội, nhưng sự kiện này về lâu dài đã là lực cản sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp sản xuất lớn hiệu quả và hiện đại.
Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Thường vụ Trung ương hội nghề cá phát biểu với tư cách cá nhân:
 “Trước đây cách chia ruộng cho dân căn cứ vào diện tích đất của vùng dân cư cụ thể và số lao động hay số nhân khẩu, việc chia này theo chất lượng đất từng vùng đất một mà người ta chia ra. Do vậy mỗi gia đình  có khi diện tích đất thì nhỏ nhưng lại tách ra ở các vùng khác nhau mỗi nơi chỉ có một miếng bé xíu. Đây là một vấn đề lớn mà cả người dân lẫn chính quyền đều nghiên cứu một phương án làm sao đó để có thể tập trung diện tích đất lớn hơn, thông qua đó tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa và trong quá trình canh tác có thể đầu tư thiết bị, cơ khí hóa, tự động hóa.”

Phài mở rộng hạn điền

Đó là những lý do để giải thích tại sao Việt Nam có 14 triệu hộ nông dân mà có tới 70 triệu thửa đất trên tổng diện tích 10 triệu héc-ta đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Tử Cương ủng hộ các ý kiến không những mở rộng hạn mức đất sử dụng trong nông nghiệp mà còn kéo dài thời hạn  sử dụng đất của nông dân. Ông nói:
“Thời gian sử dụng đất…quyền sử dụng đất nên kéo dài hơn, để giúp cho người ta yên tâm đầu tư cho tiến bộ kỹ thuật, cho chất đất, dinh dưỡng của đất nó phát triển cao và người ta đầu tư như vậy thì phải có đủ thời gian để thu hồi số vốn đã bỏ ra” 
Nông dân Tám Cước ở Đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, người giàu có vẫn có thể vượt hạn điền mà chính quyền không biết hoặc biết mà làm ngơ.
được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt đi
ông Tám Cước, nông dân miền Cửu Long
Người nông dân này ủng hộ những ý kiến mở rộng hạn điền và thời hạn giao đất hoặc thời hạn về quyền sử dụng đất:
“Nông dân không đất thì không sống được, nông dân bám đất giữ đất mà sống. Công ty nước ngoài đầu tư ở Việt Nam có hợp đồng đất ít nhất 50 năm, quyền sử dụng đất của nông dân mình 20 năm thật ra là quá ít. Thành thử được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt đi"  
Phó chủ tịch Lê Văn Hiền: hết thời hạn thuê mà không trả thì cưỡng chế!- Dantri-online
Họp báo về vụ Tiên Lãng-Source: VietnamNet
Khi cả nước rộ lên câu chuyện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng Hải Phòng cũng là lúc dư luận đặt vấn đề phải cấp bách sửa đổi Luật đất đai 2003. Nội dung chính cần sửa đổi là hạn mức giao đất nông nghiệp hay hạn điền và thời gian sử dụng đất. Nhưng dù thay đổi thế nào thì cũng vẫn còn một vướng mắc lớn nhất đó quyền sở hữu tư nhân về đất đai thay cho sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét